5 giai đoạn xây dựng thương hiệu mà bạn cần nắm vững

5 giai đoạn xây dựng thương hiệu mà bạn cần nắm vững

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Blog công nghệ

blog thumbnail

Các thương hiệu hàng đầu như Disney, Starbucks, Apple… để có được thành công như ngày hôm nay vì họ luôn nổi trội trong từng giai đoạn hoạt động của mình. Vậy cần thiết lập những giai đoạn nào trong quá trình xây dựng thương hiệu để đạt được ngôi vị độc tôn trên thị trường hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xác lập 5 giai đoạn cần thiết trong quy trình xây dựng thương hiệu.

Vòng đời thương hiệu có thể được chia thành 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những ảnh hưởng nhất thời và lâu dài đối với cách nhìn của người tiêu dùng về thương hiệu. Trong từng giai đoạn, chỉ cần có bất kỳ một điều sơ suất nào cũng đến gây ra những hậu quả bất lợi cho thương hiệu.

Giai đoạn 1: Hình thành thương hiệu

Hình thành thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong quy trình xây dựng thương hiệu

Giai đoạn đầu tiên trong vòng đời thương hiệu chính là sự hình thành thương hiệu. Thương hiệu là sự tượng trưng cho lời cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng chứ không phải là một sản phẩm hay dịch vụ. Lời cam kết có thể mang tính thực tế (như một chiếc áo trắng sạch do sử dụng OMO) hoặc sự thể hiện về tình cảm (như sự thoải mái của người mua có được khi sắm một chiếc Volvo).

Làm thế nào để một doanh nghiệp có thể đặt ra một lời hứa thương hiệu? Điều này dựa vào 4 yếu tố sau:

• Who: ai là đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp bạn đang hướng tới. Nói cách khác thì đây chính là những cá nhân hoặc tập thể có thể sẽ sẵn sàng chi tiền để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn, là người trực tiếp trải nghiệm thương hiệu đầy đủ nhất
• What: Sản phẩm và các tính năng bạn sẽ mang đến cho khách hàng là gì? Đây chính là cơ sở, nền tảng giúp bạn thiết lập nên lời hứa thương hiệu
• Why: Lợi ích mà thương hiệu bạn mang đến cho khách hàng là gì? Yếu tố này nêu rõ những gì khách hàng mong muốn có được sau khi đã chi ra một khoản tiền cho sản/dịch vụ. Đó chính là giá trị do doanh nghiệp mang lại.
• How: Làm như thế nào để thực hiện lời cam kết với khách hàng. Đây là cách các công ty chuyển giao lời hứa, hay nói cách khác chính là cách giúp khách hàng kiểm nghiệm lời hứa thương hiệu.

Giai đoạn 2: Thiết lập sự nhận biết

Làm sao để thương hiệu tồn tại trong tâm trí của khách hàng? Các doanh nghiệp cần làm gì để giúp người tiêu dùng có được một ấn tượng tốt đẹp và khó phai về thương hiệu của mình? 

Có 2 con đường để thương hiệu có thể tìm được một vị trí trong lòng khách hàng đó là: lý trí hoặc tình cảm. 

• Về lý trí: khách hàng thường quan tâm đến lợi ích về tính năng của sản phẩm như màu sắc, kiểu dáng, giá cả, chất lượng và dịch vụ… 
• Về tình cảm: khách hàng sẽ quan tâm rằng sản phẩm đó có mang đến cảm giác mình hoàn hảo hơn, thành công hoặc vui vẻ hay không; hoặc nó có giúp cải thiện hình ảnh của bản thân trong mắt những người xung quanh không?

Cả hai cách thức trên đều có cùng một mục đích: thiết lập nhận thức thương hiệu ở các khách hàng mục tiêu chính. Và có rất nhiều phương tiện để phục vụ cho mục đích trên như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, quảng cáo thông qua tờ rơi, bảng hiệu, cửa hàng…

Giai đoạn 3: Trải nghiệm khi mua hàng

Thương hiệu giữ vai trò tượng trưng cho chất lượng và sự đảm bảo, giúp đơn giản hóa quyết định mua hàng của người tiêu dùng trước hàng loạt các sản phẩm cạnh tranh. Nếu người tiêu dùng nhận biết được thương hiệu của bạn thì họ có thể nắm bắt được những lời hứa, những lợi ích do thương hiệu này mang đến cho cuộc sống của họ.

Nên tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi mua hàng

Trải nghiệm mua hàng là yếu tố gây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm khi mua hàng ví dụ như màu sắc, hình dạng sản phẩm, giá cả hay là cách giao tiếp cũng như phục vụ của công ty bạn. Dù tiếp xúc với thương hiệu trên phương diện online hay offline thì trước khi quyết định chi trả cho việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn, thì họ cũng muốn có những trải nghiệm khiến mình cảm thấy dễ chịu và hài lòng.

Trong giai đoạn trải nghiệm mua, các doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, và khách hàng sẽ xem xét cũng như cân nhắc lời hứa thương hiệu có xứng đáng với số tiền mà họ chi trả hay không? Đây là ranh giới giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng thật sự. Thương hiệu cần phải vượt qua các đối thủ khác trong việc biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự, nếu không vòng đời thương hiệu sẽ sớm kết thúc tại đây.

Giai đoạn 4: Trải nghiệm khi sử dụng

Ở giai đoạn này, thương hiệu sẽ có thêm cơ hội khác để thực hiện lời cam kết của mình. Vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ luôn là những điều mà không ai trong bất kỳ chúng ta mong muốn xảy ra. Trước trải nghiệm mua hàng là cảm giác dễ chịu, thoải mái, nhưng sau là quá trình trải nghiệm sử dụng liệu chúng ta còn có thể giúp khách hàng luôn thấy hài lòng hay không? Và giai đoạn trải nghiệm dịch vụ sẽ trợ giúp cho thương hiệu thực hiện lời hứa của mình.

Thực hiện thành công dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng quan trọng không kém so với việc mang đến cho họ những trải nghiệm tuyệt vời khi mua hàng. Vì ở giai đoạn này, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mối liên hệ giữa sản phẩm/dịch vụ với khách hàng, sẽ liên quan trực tiếp đến việc khách hàng có muốn tiếp tục sử dụng thương hiệu và chia sẻ những giá trị thương hiệu đến những người xung quanh họ nữa hay không? Đây cũng trình là hành trình khiến khách hàng thật sự trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu.

Giai đoạn 5: Trải nghiệm khi là thành viên

Trải nghiệm khi là thành viên

Trải nghiệm khi là thành viên sẽ giúp khách hàng thêm tin yêu thương hiệu

Đây là giai đoạn mới khi thương hiệu đã được nhận biết trên thị trường, được nhiều người tin dùng và nhiều khách hàng muốn gắn bó với thương hiệu.

Lợi ích của việc trở thành một thành viên luôn được khách hàng đánh giá cao. Bởi vì, trong mắt họ, khi trở thành thành viên của thương hiệu sẽ không chỉ là được hưởng những ưu đãi cao hơn, trải nghiệm dịch vụ phục vụ tuyệt vời hơn mà còn là sự thể hiện giá trị bản thân khi họ chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thương hiệu với những người xung quanh.

Các tên tuổi như Apple, Polo, BMW… đều đã đạt đến giai đoạn này khi tất cả các khách hàng của họ luôn tự hào rằng họ là người sử dụng thương hiệu đó và họ không hề ngần ngại khi thể hiện điều này. Thương hiệu dường như đã trở thành một phần trong cuộc sống giúp họ khẳng định được giá trị của mình.

Khi thương hiệu đã tạo ra những cơ hội cho khách hàng thể hiện tình cảm, hình thành những cung cách ứng xử chung và làm cho khách hàng có cái nhìn chung về thế giới, khi ấy thương hiệu đã tạo ra được những trải nghiệm thành viên – một đặc quyền mà bất kỳ khách hàng nào cũng muốn có được.

Trong từng giai đoạn của một vòng đời thương hiệu, doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường thì cần phải dành phần nổi bật trong từng giai đoạn. Việc tạo dựng thương hiệu không chỉ dựa vào một ý tưởng độc đáo và các biện pháp truyền thông tiếp thị sáng tạo mà quan trọng hơn là phải mang đến một ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng.

 

Tin cùng danh mục

post thumb
Content chuẩn SEO là gì và những điều cần lưu …

31/07/2020

post thumb
5 Chiến lược dành cho Facebook Ads trong mùa dịch …

29/02/2020

post thumb
Facebook Update liên tục – Hãy tập quen với điều …

21/03/2020

post thumb
Nắm trọn 7 bước dẫn đến đỉnh cao Digital Marketing…

31/12/2019

post thumb
5 “siêu” quy luật bán hàng…

31/12/2019

Danh mục tin tức

  • Tin tức – Sự kiện
  • Blog công nghệ