5 dấu hiệu cho thấy bạn mắc các bệnh tâm lý thường gặp

Tất cả mọi người đều có những ngày vui vẻ và buồn chán, những năm như ý hoặc bị hạn, nhưng những dấu hiệu về trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hay rối loạn lưỡng cực có thể khiến những hoạt động thường ngày trở nên khó khăn hơn. Cảm xúc cá nhân của bạn chịu tác động của rất nhiều tình huống, thử thách trong cuộc sống, từ công việc đến các mối quan hệ. Và chắc chắn bạn muốn phòng vệ bản thân trước khi chúng tác động nặng nề đến cuộc sống.

5 dấu hiệu của trầm cảm

“Bạn có thể xác định liệu mình có mắc trầm cảm hay không bằng hai thước đo: Thời gian và Tác động của nó lên cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn có những dấu hiệu rõ rệt kéo dài ít nhất hai tuần và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động đơn giản như ăn, ngủ, học tập, làm việc, khả năng cao trầm cảm đã chế ngự bên trong bạn” theo Giáo sư tâm lý Jill Rach Beisel từ Đại học Y Maryland ở Baltimore, Mỹ.

dấu hiệu của trầm cảm

Triệu chứng của trầm cảm có rất nhiều nhưng sau đây là một số thay đổi phổ biến, dễ nhận ra nhất

  • Khẩu vị:

    Mất hoàn toàn khẩu vị ăn uống, người bệnh không muốn ăn hoặc ăn rất ít.

  • Giấc ngủ:

    Khi trầm cảm chiếm lấy tâm trí, nó khiến bạn bị mất ngủ triền miên, hoàn toàn không thể ngủ được.

  • Sự tập trung:

    Một vài người sẽ không thể giữ sự tập trung trong các hoạt động vô cùng bình thường như xem TV hay đọc một mẩu báo. Đồng thời, các công việc đòi hỏi trí tuệ như làm việc, học tập cũng trở nên khó khăn do bạn không thể tập trung.

  • Năng lượng hoạt động:

    Trầm cảm khiến người mắc không đủ sức để nhấc người ra khỏi giường vào buổi sáng và chỉ muốn nằm đó cả ngày.

  • Mất hứng thú

    với các hoạt động đã từng rất yêu thích, bao gồm việc không còn quan tâm đến ngoại hình, tóc tai hay những công việc mà bạn cho là quan trọng nhất như chăm sóc con cái, thú cưng.

Nghiêm trọng nhất là khi người mắc có xu hướng muốn tự tử. Trong đầu họ nảy lên những suy nghĩ kiểu như “Những người xung quanh sẽ sống tốt hơn khi mình không còn nữa.”

5 dấu hiệu của rối loạn lo âu

Chúng ta đều cảm thấy lo lắng một chút khi bắt đầu làm một việc gì. Và đó là điều kiện cần để hoàn thành thật tốt công việc. Tuy nhiên nếu như bạn gặp những dấu hiệu sau đây thì khả năng cao đó không còn là lo âu đơn thuần nữa:

  • Bạn không thể bắt kịp các cuộc trò chuyện hay hoàn thành những công việc đơn giản

  • Bạn không thể làm việc bình thường như mọi người xung quanh. VD: sợ đi qua cầu, sợ qua đường đông.

  • Bạn trốn tránh các cuộc gặp gỡ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vì bị rối loạn lo âu xã hội.

  • Bạn e ngại ánh mắt của đám đông nhìn mình hay tưởng tượng những gì họ nói về bạn.

  • Bạn từ chối các công việc, dự án cần thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, nhiều người.

5 dấu hiệu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là đích đến cuối cùng của chuỗi rối loạn lo âu. Những người mắc OCD luôn thường trực cảm giác lo lắng. Dòng suy nghĩ của họ, dù chúng không hợp lý, logic chút nào nhưng liên tục quấy nhiễu, làm phiền tâm trí họ. Kết quả là tự bản thân họ hình thành các hành vi, thói quen để chống lại sự lo âu cực độ này. Những thói quen này khiến họ mất nhiều thời gian và không thể đi đâu đúng giờ. Một số hành vi phổ biến ở bệnh nhân OCD gồm:

  • Rửa tay từ 20 đến 30 lần một ngày

  • Đếm số xe trong bãi gửi trước khi có thể đỗ xe lại

  • Mất vài tiếng đồng hồ kiểm tra cửa ra vào hay cửa sổ đã được khoá chưa trước khi đi ngủ

  • Thời gian tắm kéo dài cả tiếng

  • Liên tục làm đi làm lại một việc nhiều lần cho đến khi chúng hoàn hảo

OCD rửa tay nhiều lần

5 dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực

Người mắc rối loạn lưỡng cực sẽ thay đổi tâm trạng cực kỳ nhanh và rõ rệt. Dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực gồm:

  • Cảm xúc thay đổi liên tục, có thể đang rất vui và sau đó chuyển ngay sang cơn phẫn nộ.

  • Tốc độ nói nhanh khiến người khác khó nghe rõ. Bạn sẽ phải yêu cầu người bị rối loạn lưỡng cực nói chậm lại.

  • Không có nhu cầu ngủ, họ có thể thức đêm vài ngày để làm việc, lau dọn nhà cửa.

  • Luôn yêu cầu quá mức với bản thân nên dễ bị quá tải, không thể làm hết tất cả mọi việc, khiến nó dở dang hoặc hỏng bét.

  • Làm ra các hành vi quá khích, phổ biến là tiêu pha phung phí, chơi bời hoặc quan hệ tình dục linh tinh.

Làm gì khi mình mắc các hội chứng, bệnh tâm lý?

Nếu bạn nghi ngờ mình có các dấu hiệu trên, các bác sĩ tâm lý khuyên bạn nên:

  • Liên hệ bác sĩ cá nhân của bạn, hoặc chuyên gia sức khoẻ gần bạn nhất để được chẩn đoán chính xác.

  • Tìm sự giúp đỡ của các tổ chức hỗ trợ tâm lý

Bằng việc bạn nhận ra những triệu chứng phổ biến trên, bạn sẽ dễ dàng chăm sóc bản thân hoặc hỗ trợ người thân, bạn bè.

Ứng dụng Doctor Anywhere nay đã có Chuyên khoa Tâm lý, giúp bạn tiếp cận đến các chuyên gia, bác sĩ tâm lý, tâm thần bất cứ khi nào bạn cần. Thăm khám tư vấn tâm lý trên Doctor Anywhere giúp bạn tiết kiệm thời gian, kín đáo và riêng tư, giúp bạn thoải mái chia sẻ và nhận hỗ trợ hơn.

Tải ứng dụng Doctor Anywhere ngay

Xem hướng dẫn sử dụng ứng dụng Doctor Anywhere

Xem thêm: