5 cách chữa ho khan về đêm – Dứt nhanh cơn ho

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LANNội – Tiêu hóa

– Khoa

Giám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam

– Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi

Hiện tượng ho khan về đêm kéo dài khiến cho nhiều người mệt mỏi, mất ngủ, uể oải khi thức dậy vào buổi sáng. Đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý ở đường hô hấp. Hãy áp dụng ngay 5 cách chữa ho khan về đêm dưới đây để nhanh chóng cắt đứt cơn ho.

Triệu chứng ho khan về đêm

Hiện tượng ho khan về đêm là một vấn đề ở đường hô hấp nhiều người gặp phải. Cơn ho thường có khuynh hướng xuất hiện vào ban đêm trong khi người bệnh đang ngủ, đặc biệt là vào lúc gần sáng. Tiếng ho không có lẫn đờm. Trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ bị ho 1 hay 2 tiếng nhưng có những người bị ho từng cơn nhiều tiếng liên tục làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí không thể ngủ trở lại.

cách chữa ho khan về đêmcách chữa ho khan về đêm

Một số triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện kèm theo chứng ho khan về đêm, bao gồm:

  • Niêm mạc họng khô rát
  • Cổ họng thường xuyên bị ngứa gây kích thích phản xạ ho không ngừng
  • Họng sưng đau, viêm đỏ
  • Có thể nổi hạch dưới hàm
  • Khàn tiếng, mất tiếng, giọng nói thay đổi
  • Có thể sốt hoặc không sốt
  • Đau tức ngực
  • Nuốt vướng
  • Đau họng khi nói chuyện hoặc khi nuốt nước bọt
  • Mất cảm giác ăn uống ngon miệng, chán ăn
  • Ớn lạnh trong người

Những cơn ho khan về đêm diễn ra liên tục có thể khiến người bệnh mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, sáng dậy tinh thần uể oải, thiếu tỉnh táo và không thể tập trung làm việc, học tập. Nếu tình trạng này kéo dài, đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều vấn đề ở đường hô hấp. Bạn nên tìm đến bệnh viện thăm khám và tiến hành điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Ho khan về đêm là bệnh gì?

Khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng cổ họng, chẳng hạn như bụi bẩn, phấn hoa, mùi hóa chất hay khói thuốc lá bạn có thể bị ho khan về đêm. Ho là một phản xạ bình thường của cơ thể để tống khứ các tác nhân có hại trên ra khỏi đường thở.

Đôi khi việc la hét quá nhiều, thường xuyên sử dụng giọng nói trong suốt cả ngày hoặc uống nhiều nước đá cũng có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương và dẫn đến các cơn ho khan vào ban đêm. Một số trường hợp lại bị ho do cơ thể mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.

Tuy nhiên, nếu cơn ho khan về đêm xuất hiện liên tục, bạn nên thận trọng bởi đây, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý sau:

  • Cảm lạnh
  • Hen suyễn
  • Ho gà
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm họng
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Ung thư phổi

Những bệnh lý trên nếu điều trị chậm trễ đều có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm nguyên nhân gây ho khan về đêm là điều cần thiết.

5 cách chữa ho khan về đêm dễ thực hiện

Các phương pháp đang được áp dụng để cải thiện tình trạng ho khan về đêm bao gồm:

1. Day ấn huyệt dũng tuyền và mang vớ khi đi ngủ

Đây là một cách giảm ho khan về đêm đơn giản, có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Việc mát xa, day ấn huyệt dũng tuyền và mang vớ khi đi ngủ có thể giúp giữ ấm cơ thể suốt đêm, kích thích lưu thông máu đến cơ quan hô hấp, giảm ho và làm thư giãn thần kinh, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.

cách chữa ho khan về đêmcách chữa ho khan về đêm

Trước khi thực hiện, bạn cần xác định được chính xác vị trí của huyệt dũng tuyền. Huyệt này nằm dưới gan bàn chân và giữa chỗ hõm. Các bước day ấn huyệt dũng tuyền giảm ho khan về đêm như sau:

  • Trước tiên, thoa một ít dầu nóng vào ngay vị trí huyệt dũng tuyền ở cả hai bên chân
  • Dùng đầu ngón tay cái day ấn vào huyệt một lực vừa phải trong vài phút để làm nóng huyệt
  • Cuối cùng mang tất vào và đi ngủ

2. Gối cao đầu khi ngủ

Một số tư thế ngủ có thể khiến cơn ho khan về đêm trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nằm sấp làm không khí kém lưu thông hoặc đầu ngửa ra phía sau gây chảy dịch xuống cổ họng đều có thể kích thích cơn ho trong lúc ngủ.

Sử dụng một cái gối kê cao đầu hơn có thể giúp đường hô hấp được mở rộng và ngăn chặn các kích thích gây ho khan về đêm. Bạn nên sử dụng gối có chiều cao từ 15 – 20cm và chú ý kê gối bắt đầu từ phần vai trở lên để không bị gập cổ, mỏi cổ khi nằm.

Phương pháp này cũng cho hiệu quả tích cực trong việc giảm ho khan về đêm đối với các trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi gối cao đầu, dịch vị dạ dày sẽ được dồn về phía cuối của dạ dày, nơi tiếp giáp với ruột non nên sẽ tránh được tình trạng trào ngược lên trên thực quản, nhờ vậy mà các cơn ho khan về đêm cũng sẽ giảm bớt.

3. Cách trị ho khan về đêm bằng mật ong

Mật ong có tác dụng sát trùng, loại bỏ kích ứng trong cổ họng nên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ho khan về đêm, đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu khác như viêm họng, đau rát cổ họng. Chính vì vậy, người bệnh được khuyến cáo nên sử dụng nước mật ong ấm mỗi tối trước khi đi ngủ để cải thiện cơn ho một cách tự nhiên.

Cách trị ho khan về đêm bằng mật ongCách trị ho khan về đêm bằng mật ong

Cách làm:

  • Lấy 2 thìa mật ong pha với 50ml nước ấm
  • Uống từ từ cho nước mật ong đi qua cổ họng
  • Dùng hỗn hợp này trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Có thể dùng nước sạch súc miệng lại nhưng không được uống nước ngay
  • Với cách chữa ho khan về đêm này, niêm mạc họng sẽ được làm dịu và loại bỏ các kích ứng bên trong nên giúp hạn chế bị cơn ho quấy rầy trong giấc ngủ.

4. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý vào buổi tối

Thói quen ăn uống thiếu khoa học vào buổi tối có thể khiến bạn bị trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho khan về đêm. Điều chỉnh lại khẩu phần ăn tối cho hợp lý có thể giúp bạn ngăn ngừa chứng trào ngược axit vào ban đêm, qua đó tình trạng ho khan cũng được giải quyết.

Liên quan đến vấn đề này, bạn cần lưu ý:

  • Tránh ăn bữa tối quá muộn. Thời điểm sử dụng bữa tối nên cách lúc đi ngủ khoảng 3 tiếng để thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn.
  • Tránh ăn uống quá khuya. Nếu cảm thấy đói bụng, bạn chỉ nên uống một ly sữa ấm hoặc lót dạ bằng một ít đồ ăn nhẹ.
  • Không sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và các món lạnh vào buổi tối. Chúng gây khó tiêu, làm tăng tiết axit trong dạ dày và kích thích niêm mạc cổ họng khiến tình trạng ho khan về đêm càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng lượng thức ăn vừa phải, không ăn quá nhiều vào bữa tối.

5. Dùng thuốc trị ho khan về đêm

Nếu tình trạng ho khan về đêm kéo dài kèm theo các bệnh lý ở đường hô hấp, bạn cần sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn để kiểm soát được bệnh. Tùy theo vấn đề về sức khỏe và triệu chứng đang gặp phải, bạn có thể được chỉ định các loại thuốc như:

thuốc trị ho khan về đêm bằng mật ongthuốc trị ho khan về đêm bằng mật ong

  • Thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn
  • Thuốc kháng histamin giúp giảm ho khan về đêm do dị ứng
  • Thuốc kháng viêm, giảm đau họng
  • Thuốc hạ sốt cho người bị sốt từ 38 độ trở lên
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc chống co thắt phế quản…

Để nhanh hết ho khan về đêm và ngăn chặn tình trạng này tái phát trở lại, bạn cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ho. Trong sinh hoạt hàng ngày cần chú ý súc miệng thường xuyên với nước muối, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và các tác nhân gây kích thích khác, uống nhiều nước và siêng năng tập thể dục để cải thiện khả năng miễn dịch cho đường hô hấp.