5 bước xây dựng CSR – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiệu quả

CSR (trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp) đang trở thành lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình xây dựng và phát triển công ty. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm cái nhìn chi tiết về hoạt động này.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ làm đẹp hình ảnh doanh nghiệp mà còn đem lại doanh thu bền vững không mất nhiều chi phí. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ làm đẹp hình ảnh doanh nghiệp mà còn đem lại doanh thu bền vững không mất nhiều chi phí.

1. CSR là gì?

CSR được viết tắt của cụm từ Corporate Social Responsibilities. Cụm từ này có nghĩa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hiện nay, CSR được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp. Đây là hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp và là mục tiêu lâu dài đáp ứng tốt những yêu cầu khách quan mà xã hội đặt ra cho doanh nghiệp.

Nguyên nhân bởi, CSR đóng vai trò như bản cam kết của doanh nghiệp với đạo đức kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển bền vững cho xã hội. Vì vậy, CSR thường được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự ưu tiên nhất định trong việc mang lại giá trị thiết thực cho xã hội.2.

2. CSR có những loại nào?

Trách nhiệm xã hội về môi trường

Đây được xem là một vấn đề muôn thuở của hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở các quy mô kinh doanh từ vừa và nhỏ đến các “ông lớn” trong ngành công nghiệp. Môi trường sống là điều kiện kiên quyết để nhân loại có thể tồn tại và phát triển. Một doanh nghiệp có thành công đến đâu nếu như không bảo vệ môi trường, dù sớm hay muộn cũng sẽ bị tước đi những đặc ân từ chính “mẹ thiên nhiên”.

Đây là một trách nhiệm dài lâu và cần nhiều nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp. Phải cùng nhau nghiêm túc chấp hành và hợp tác để giảm thiểu những thiệt hại đến môi trường. Các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này khi bị phát hiện đều bị người dân tẩy chay kịch liệt. Đó là hậu quả của việc không đảm bảo trách nhiệm xã hội về môi trường sống xung quanh.

Trách nhiệm xã hội về đạo đức kinh doanh

Đó là trách nhiệm về nộp thuế của doanh nghiệp. Nguồn thuế mà các doanh nghiệp đóng cho Nhà nước sẽ trở thành quỹ hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn. Thế nên, đây là trách nhiệm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo có một xã hội tốt đẹp.

Không chỉ dừng lại ở vấn đề thuế quan, đạo đức trong kinh doanh còn là chất lượng của sản phẩm, là uy tín của thương hiệu, là sức khỏe và sự hài lòng của khách hàng được đặt lên hàng đầu. Khi đó, bạn không chỉ đang thực hiện CSR mà còn đang giúp cho con người có nhiều niềm tin hơn về cuộc sống.

Trách nhiệm xã hội về vấn đề nhân công lao động

Ở cương vị là những người đứng đầu một doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo nhân viên của mình được làm việc và phát triển trong một môi trường an toàn, chất lượng. Đó còn là sự đối đãi tử tế giữa đồng nghiệp với nhau, sự tôn trọng giữa nhân viên dành cho sếp hay sự công bằng của sếp dành cho nhân viên.

Vấn đề chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp này đặc biệt là mối quan tâm lớn của các quốc gia cường thịnh, vì họ đặt yếu tố nhân quyền làm trọng tâm của chính sách phát triển.Thế nên, đôi khi CSR không phải là một trách nhiệm to tác, lớn lao nhưng lại vô cùng ý nghĩa và đáng thực hiện.

Trách nhiệm xã hội về sự tương trợ lẫn nhau

Khi nền kinh tế lâm nguy, nếu bạn là chủ doanh nghiệp lớn, bạn cần thể hiện vai trò và vị thế của một đàn anh trong nền công nghiệp. Đó có thể là sự giúp đỡ từ hiện kim cho đến hiện vật. Không những vậy, bạn có thể đóng góp thường niên vào các quỹ phúc lợi xã hội cho các mảnh đời khó khăn. Hoặc tổ chức giao lưu học hỏi phát triển về công nghệ, kỹ năng, hay đơn giản là các kiến thức về SEO, Affiliate,…giữa các doanh nghiệp với nhau. Đó cũng là một trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp nên có.

anh-tre-em-dung-nhan-qua

5. Quy định cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 

  • Về kinh tế: Các doanh nghiệp cần phải thỏa mãn nhu cầu xã hội, đảm bảo sự tồn tại, phát triển bền vững của mình
  • Về pháp lý: Các công ty cần thực hiện đầy đủ quy định về pháp luật đối với các bên liên quan
  • Về đạo đức: Đây là những hành vi, hoạt động mà xã hội mong đợi từ các tổ chức
  • Về tính nhân văn: Các công ty cần thực hiện hành vi thực chất của mình nhằm mong muốn đóng góp sức mình cho cộng đồng, xã hôi.

6. Các ví dụ về CSR ở Việt Nam

HSBC Việt Nam

HSBC Việt Nam đã thực hiện hàng trăm dự án về phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường tại khắp các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Trong đó tiêu biểu là những dự án như Future First, JA More Than Money, xây thư viện lưu động, khuyến khích nhân viên công ty tham gia hoạt động cộng đồng.

Honda Việt Nam

Từ năm 2008, Honda Việt Nam đã xây dựng nhiều chương trình giáo dục ý nghĩa như“An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, “Chương trình Tôi yêu Việt Nam”… nhằm phổ biến kiến thức về giao thông và hướng dẫn người dân lái xe an toàn.

Chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần thiết thực và hướng về cộng đồng, xã hội.

Vinamilk

Vinamilk đã xây dựng quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam”, “Một triệu cây xanh”, phát triển sản phẩm sữa Organic không sử dụng nguyên liệu biến đổi Gene, không chứa Hormone tăng trưởng và rất nhiều hoạt động khác để giúp người dùng Việt Nam có được sản phẩm sữa tốt nhất, đảm bảo nhất.

7. Làm sao để xây dựng CSR hiệu quả?

Tích cực chuyển tải kiến thức chuyên môn đến xã hội

Chuyên môn chính là tài sản lớn nhất của mỗi doanh nghiệp, bởi đó là nền tảng để họ phát triển sản phẩm phục vụ người tiêu dùng và khách hàng. Doanh nghiệp có thể tận dụng tài sản giàu có này, chia sẻ những kiến thức hữu ích đến với người tiêu dùng rộng rãi chính là cách đóng góp cho xã hội: công ty dinh dưỡng hướng dẫn cách nhận biết thông tin trên nhãn hiệu, cách lựa chọn sản phẩm phù hợp với người bệnh; doanh nghiệp y tế hướng dẫn các bài tập sức khỏe và những nguyên tắc để giữ gìn sức khỏe, doanh nghiệp công nghệ khuyến khích và hỗ trợ hoạt động sáng tạo… Việc chia sẻ tri thức luôn được chào đón, bởi “cũ” với người này lại có thể hoàn toàn “mới” với người khác, luôn có giá trị.

Chính sách tốt cho nhân viên

Việc tích cực quảng bá việc chăm sóc nhân viên không chỉ tạo sự gắn kết đối với nhân viên mà còn tạo cảm tình với xã hội về doanh nghiệp đó. Như có câu nói, doanh nghiệp 10 người là doanh nghiệp của bạn, nhưng doanh nghiệp 1.000 người là của xã hội. Đây cũng là lý do mà chính quyền địa phương luôn hỗ trợ doanh nghiệp có những chính sách tốt với nhân viên khi tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, công đoàn chăm lo cho đội ngũ nhân viên.

Công ty bảo hiểm Manulife tạo được ấn tượng tốt khi mang tới cơ hội việc làm cho những vận động viên thể thao quá tuổi tham gia thi đấu… Trong xã hội mà truyền thông xã hội có tầm ảnh hưởng lớn, mỗi một chia sẻ của nhân viên về doanh nghiệp đó còn là cách truyền thông “mềm” hiệu quả cho doanh nghiệp.

Hướng tới môi trường

Theo nghiên cứu truyền thông về “hoạt động CSR được trông đợi nhất” của Công ty GSK trên toàn cầu năm 2015, hoạt động liên quan đến môi trường thuộc Top 3. Tình yêu với mẹ thiên nhiên luôn tạo nên nguồn cảm hứng vĩnh cửu đối với con người và trách nhiệm xã hội với môi trường chưa bao giờ thôi cảm kích con người. Đây là chủ đề thường xuyên, rộng lớn và trách nhiệm đối với môi trường cũng là khung trời sáng tạo của chính các nhà hoạt động xã hội tại doanh nghiệp.

Công ty bia Việt Nam nổi tiếng với chuỗi hoạt động về an ninh nước: “Một phút tiết kiệm”, “Đem nước sạch về vùng xa”… Các ý tưởng như góp phần giảm thiểu khí thải, làm sạch đường phố, tiết kiệm nước,… đều có thể trở thành CSR chạm đến trái tim.

Nhạy cảm đối với các vấn đề xã hội tại địa phương kinh doanh

Như từ “nhạy cảm” đã gợi ý, chính là hướng tiếp cận có ít lý thuyết để trình bày nhất mà phụ thuộc vào sự xoay xở của doanh nghiệp đối với tình hình thực tế.

Heineken nổi bật với chương trình “Uống có trách nhiệm”, trong bối cảnh nước ta xảy ra rất nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông do uống quá liều lượng vẫn điều khiển xe, đặc biệt trong dịp lễ tết. Hay “Use smart phone smartly” của Samsung khi khuyến khích mọi người sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh khi hiện tượng lạm dụng điện thoại thông minh ngày một cao.

Chương trình CSR “nhạy cảm” luôn mở ra một cánh cửa rộng cho bất cứ doanh nghiệp nào, có khi là sự việc nổi lên ở địa phương đó, xây cầu, giúp đỡ hoàn thiện ước nguyện của em bé, hay rộng hơn về sự công bằng xã hội, bình đẳng giới tính…

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên lấy nền tảng từ vấn đè địa phương

Xây dựng báo cáo phát triển bền vững (CSR Report)

Hoạt động công bố thường niên này nên được coi trọng gần như tương đương với báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dễ nhận thấy là các tập đoàn đa quốc gia luôn hướng tới CSR như một phần trong thành công kinh doanh của họ.

Các CSR Report của các tập đoàn thường được tìm kiếm, tạo được tầm ảnh hưởng rộng rãi và thúc đẩy hơn nữa tư duy kinh doanh có sự đóng góp cho cộng đồng. Đây chính là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp để duy trì tốt hơn nữa tình cảm và từ đó là lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

8. Những điều cần tránh khi xây dựng CSR

Lẫn lộn giữa CSR và quảng cáo, khuyến mại…

Nhân danh việc này để đánh bóng thương hiệu và giải quyết hàng tồn, hàng kém phẩm. 

Truyền thông sai thông điệp và không đúng đối tượng.

Làm chỉ để đánh bóng chứ thiếu cái Tâm và thiếu Viễn kiến, thiếu Chiến lược. 9.5 Liên tục thay đổi và thiếu kiên định cho mục tiêu chiến lược. 

Việc mình cần làm lại đi thuê, việc mình cần thuê lại giành làm…