5 bí quyết nuôi con thông minh
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Là cha mẹ, chúng ta đều mong muốn những đứa trẻ hạnh phúc và khỏe mạnh. Không chỉ vậy, trong thời đại cạnh tranh này, các bậc cha mẹ thường lo lắng về việc liệu con mình có đủ thông minh hay không và tự hỏi liệu họ có thể làm bất cứ điều gì để giúp trí thông minh của con mình phát triển.
Nghiên cứu đang phát triển về sự phát triển trí não sớm cho thấy có một số điều cơ bản bạn có thể làm ngay bây giờ để bắt đầu nuôi dạy một đứa trẻ tò mò về thế giới và sẵn sàng học hỏi.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị các bậc cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa về cách tạo ra một môi trường hỗ trợ, kích thích cho con của họ – bắt đầu từ khi mới sinh thúc đẩy sự phát triển trí não lành mạnh và xây dựng các kỹ năng xã hội và cảm xúc cần thiết cho sự sẵn sàng đến trường.
Mục Lục
1. Tạo mối liên kết và sự an tâm cho trẻ
Theo Tracy Crutchlow, biên tập viên của cuốn sách “Quy tắc não cho bé”, nếu bộ não cảm thấy không an toàn thì nó sẽ không thể học được. Đó là lý do tại sao việc thiết lập cảm giác an toàn cho bé là rất quan trọng.
Tiếp xúc da kề da là một trong những phương pháp giúp xây dựng cảm giác an toàn, cùng với đó thời gian gặp mặt, mát-xa cho em bé, nói chuyện với em bé và mặc quần áo cho em bé.
>>> Vì sao sau khi sinh nên cho trẻ tiếp xúc da kề da ngay?
Việc tạo ra cảm giác an toàn có thể khó khăn đối với những cặp vợ chồng lần đầu làm cha mẹ bởi họ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu ngủ, cô lập xã hội và những nhiệm vụ mới đầy khó khăn và thử thách. Nhưng giữ một mối quan hệ bền chặt với bạn đời là một trong những cách tốt nhất để khiến bé cảm thấy yên tâm.
Crutchlow cũng khuyên các bậc cha mẹ nên viết ra những công việc nhà, đi đến thỏa thuận với người vợ/hoặc chồng của mình về cách phân chia công việc và hỗ trợ nhau trong “những khoảnh khắc mang tính cảm xúc”. Cô ấy nói: “Nếu cha mẹ có những hành vi không đúng mực trước mặt con mình, đừng lo lắng, chỉ cần đảm bảo khôi phục cảm giác an toàn cho trẻ bằng cách làm lành trước mặt con. Trẻ sơ sinh không hiểu lời nói, nhưng chúng bị ảnh hưởng bởi cảm xúc cha mẹ của chúng”.
2. Thường xuyên nói chuyện với trẻ
Các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ nên nói chuyện với bé nhiều. Jill Stamm, một chuyên gia về phát triển trí não sớm và là tác giả của cuốn sách “Bright From the Start” cho biết: “Bộ não là một cơ quan tìm kiếm khuôn mẫu. Nó càng nghe được nhiều từ từ bố mẹ hoặc những người xung quanh thì việc học ngôn ngữ càng trở nên dễ dàng hơn.” Tracy Crutchlow, biên tập viên của “Quy tắc não bộ cho bé” gợi ý các bậc cha mẹ nên kể lại cho trẻ về những gì đã xảy ra trong ngày của họ.
Crutchlow nói: “Những suy nghĩ liên tục xuất hiện trong đầu chúng ta cả ngày. Và mặc dù thông thường chúng ta sẽ không chia sẻ thành tiếng mọi suy nghĩ, những việc truyền đạt dòng thông tin ổn định này thực sự có thể giúp tăng cường trí não của bé.”
Theo nhiều nghiên cứu đã được tiến hành, khi lên 3 tuổi, những đứa trẻ được nói chuyện thường xuyên hơn có chỉ số IQ cao hơn 1,5 lần so với những đứa trẻ không được nói chuyện. Khi học tiểu học, chúng cũng có các kỹ năng đọc, đánh vần và viết tốt hơn nhiều.
Vậy làm thế nào để cha mẹ của trẻ có thể gieo mầm cho sự phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ như vậy? Có ba chìa khóa: số lượng từ, sự đa dạng và phức tạp của từ và cách cha mẹ trẻ sử dụng chúng. Bằng cách thuật lại cho trẻ nghe một ngày của mình, cha mẹ sẽ sử dụng tất cả các loại từ một cách tự nhiên. Và bằng cách sử dụng các từ để mô tả như “một chiếc xe hơi màu đỏ” và “cà phê cực mạnh”, đó có thể sẽ là cách hoàn hảo để bổ sung thêm vào vốn từ của trẻ.
Ngoài từ vựng giọng điệu và cách phát âm của cha mẹ cũng rất quan trọng. Ngữ điệu là một cách tuyệt vời để giúp não của trẻ học ngôn ngữ vì mỗi nguyên âm phát ra âm thanh khác biệt hơn. Âm sắc giúp trẻ sơ sinh tách âm thanh thành các loại và âm vực cao để trẻ dễ bắt chước hơn. Stamm cảnh báo rằng ngày nay các bậc cha mẹ có xu hướng nói ít hơn nếu con họ chưa bắt đầu bập bẹ biết nói. Nhưng đừng để sự im lặng của trẻ ngăn cản mình. Hãy chủ động trò chuyện với bé ngay cả khi bé chưa thể nói được bởi đó là một trong những cách phát triển ngôn ngữ tuyệt vời nhất dành cho bé.
3. Giao tiếp với trẻ bằng nét mặt
Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh bắt đầu nhận ra nét mặt của cha mẹ chúng khi bé được 3 hoặc 4 tháng tuổi, và chúng không dừng lại ở đó. Khoảng 5 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể hiểu được cảm xúc trên khuôn mặt của một người lạ và từ 7 đến 9 tháng tuổi, trẻ cũng có thể đọc được những biểu cảm trên khuôn mặt của một số loại động vật như chó và khỉ.
Ross Flom, phó giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Brigham Young ở Provo, Utah, cho biết cảm xúc là một trong những cách đầu tiên trẻ giao tiếp với chúng ta. Và khả năng đọc được các biểu hiện trên khuôn mặt là nền tảng của kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ mạnh mẽ, giúp những đứa trẻ hình thành và nâng tinh thần đồng đội, ít đánh nhau hơn và có mối quan hệ lâu dài bền chặt hơn khi chúng trưởng thành.
Tracy Crutchlow, biên tập viên của cuốn sách “Quy tắc trí não cho bé” cho biết, mặc dù cha mẹ thực sự không thể có quá nhiều thời gian, nhưng hãy để ý xem bé có những dấu hiệu bị kích thích quá mức hay không. Bà nói: “Bộ não, đặc biệt là não bộ của trẻ cần nghỉ ngơi. Cha mẹ nên cố gắng chú ý đến các dấu hiệu, chẳng hạn như trẻ khóc hoặc đang nhìn đi chỗ khác. Không nên ép buộc trẻ quá mức. Thay vào đó, hãy cho bé vài phút để xử lý những gì bé vừa học được”.
4. Giới hạn thời gian “hạn chế chuyển động” của bé
Jill Stamm, tác giả của cuốn sách “Bright From the Start” cho biết trẻ em dành quá nhiều thời gian cho một thứ gọi là “hạn chế chuyển động”. Và theo ông, khoảng thời gian “hạn chế chuyển động” chính là khoảng thời gian trẻ ngồi trên xe đẩy, ghế ô tô, và bất cứ thứ gì hạn chế chuyển động của bé.
Nhiều trẻ sơ sinh dành hàng giờ trên ghế ô tô mỗi ngày, ngay cả khi chúng không ngồi trong ô tô. Rõ ràng là an toàn là trên hết. Chúng ta đang nói về việc giới hạn thời gian ngồi trên ghế ô tô và các thùng khác bên ngoài ô tô.
Lý do là bởi trẻ sơ sinh cần được đáp ứng một cách thoải mái với những kích thích xung quanh. Để làm được điều đó, chúng cần có thể di chuyển tự do và nhìn ra phía trước, bên cạnh và phía sau lưng mình. Chúng cần theo dõi các tín hiệu từ mắt và tai của chúng cũng như theo dõi các tín hiệu cảnh báo mà bé đã học được. Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên trong hệ thống chú ý của trẻ, giai đoạn này “hình thành rất sớm”, Stamm nói. Nó tạo tiền đề cho khả năng tập trung và tập trung cao hơn nữa sau này.
5. Sử dụng ngón tay trong quá trình dạy trẻ
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ em học ngôn ngữ nhanh hơn nếu cha mẹ của bé chỉ vào một đồ vật trong khi nói từ đó. Lúc đầu, bé sẽ nhìn cha mẹ một cách chăm chú khi họ chỉ. Khi lớn hơn một chút, bé sẽ quan tâm nhiều hơn đến các đồ vật mà cha mẹ bé chỉ vào.
Giáo sư tâm lý học Ross Flom của BYU cho biết: Vào lúc 9 tháng tuổi, hầu hết trẻ bắt đầu nhìn theo đường chỉ tay của cha mẹ và chú ý đến những gì cha mẹ chúng đang chỉ. Vào khoảng 9 hoặc 10 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mang đồ vật đến cho cha mẹ xem. Tương tác được chia sẻ này được gọi là “sự chú ý chung”. Nó có nghĩa là trẻ đang phát triển khả năng liên hệ với cha mẹ về điều gì đó (và ai đó) ngoài hai người.
Cha mẹ có thể làm gì để xây dựng kỹ năng này? Tiếp tục chỉ tay vào đồ vật trong lúc gọi tên chúng. Bé có thể không hiểu những từ cha mẹ mình đang nói, nhưng cách giao tiếp của cha mẹ với bé sẽ dần trở nên phức tạp hơn. Ví dụ, các bậc cha mẹ có thể dẫn trẻ đến đến sở thú, nơi họ có thể cùng chú ý đến một con vật như gấu Bắc Cực chẳng hạn. Flom nói: “Chỉ vào nó, nói về nó, mô tả nó, để thúc đẩy sự phát triển xã hội, phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ”.
Những đứa trẻ thông minh không nhất thiết phải sinh ra cùng những bộ óc thiên tài sẵn có. Trẻ có thể khai phá tiềm năng trí tuệ lớn hơn thông qua sự yêu thương, quan tâm và cách nuôi dạy trẻ của cha mẹ. Tạo mối liên kết, thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt, hành động… là những bí quyết giúp các bậc cha mẹ nuôi con thông minh.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Các dấu hiệu bé thiếu kẽm
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: Babycenter.com