5 bài học từ cuốn sách “Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh”
Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh là quyển sách tâm đắc của Bill Gates và “huyền thoại đầu tư” Warren Buffett. Quyển sách nói về những câu chuyện kinh điển ở phố Wall là những bài học được đúc kết sau đó.
Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh (Tên tiếng Anh là Business Adventures) bao gồm 12 câu chuyện thú vị từ phố Wall lôi cuốn đọc giả từ trang đầu đến trang cuối. Dưới đây là những bài học kinh doanh đắt giá nhất được rút ra từ quyển sách này.
Mục Lục
1. Người đổi mới cần tiếp tục đổi mới
Tác giả đã ghi chép lại bài báo mang tựa đề “Xerox Xerox Xerox Xerox”. Nói về cách Xerox tuyển dụng nhà nghiên cứu để phát triển sản phẩm máy in Xerox thay thế cho máy in rônêô.
Năm 1960, Xerox được tung ra thị trường làm thay đổi cách làm việc của mọi văn phòng trên toàn thế giới. Năm năm sau ngày ra mặt, Xerox cán mốc doanh thu ngất ngưỡng 500 triệu USD.
Vào thập niên 70, nhiều đối thủ cạnh tranh đã bắt đầu tung ra máy photocopy. Trong khi các nhà lãnh đạo của Xerox lại ngủ quên trong chiến thắng. Thái độ này đã dẫn đến những khoảng lỗ khổng lồ cho Xerox về sau.
2. Không tung ra sản phẩm khi nó chưa sẵn sàng
Nhà sáng lập Xerox – Joseph C. Wilson thừa kế công ty The Haloid Photographic Company vào cuối những năm 1940. Sau phát minh của nhà vật lý Chester Carlson về máy in điện tử. Wilson hợp tác với Carlson và cùng đưa ra quyết định biến thí nghiệm này thành một công cụ văn phòng dễ sử dụng.
Mãi đến năm 1958, Wilson mới đổi tên công ty thành Haloid Xerox. Ông cũng đặt lại tên cho sản phẩm là xerography ý chỉ công cụ cho quá trình sao chép. Sản phẩm vẫn tiếp tục được hoàn thiện và phát triển.
Hội đồng quản trị của công ty nhiều lần lo lắng rằng họ không thể tạo ra một sản phẩm phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, Xerrox 914 trở thành lời giải đáp hoàn hảo cho mọi nghi ngờ trước đó. Xerrox 914 đã mang về 75 triệu USD, giúp Xerox trở thành cái tên lớn trong ngành công nghiệp thiết bị in ấn văn phòng.
3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng
Tại thời điểm những năm 1960, Wilson đã cho rằng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là rất quan trọng. Ông cho rằng mình phải có nhiệm vụ tặng tiền cho các tổ chức từ thiện và trường đại học đồng thời áp dụng chính sách nhân sự tiến bộ.
Điều này rất không phổ biến vào những năm 1960. Ý tưởng của Wilson vấp phải nhiều sự phản đối. Ngày nay, văn hóa doanh nghiệp “từ thiện” ngày càng được phổ biến rộng rãi. Ngoài mục đích giúp đỡ người khác, hình ảnh của doanh nghiệp cũng được cải thiện tốt hơn. Đây là cách PR quá tốt được nhiều công ty lựa chọn.
4. Đừng để cái tôi lấn át trong nghiên cứu
Một câu chuyện khác được nhắc đến trong quyển Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh là về dòng xe Ford Edsel. Mẫu xe được nhắc đến như sản phẩm tệ hại nhất trong lịch sử hãng Ford.
Trước khi cho ra mắt dòng xe này, Ford đã quyết định nghiên cứu kỹ càng phân khúc thị trường mục tiêu tầng lớp trung lưu Mỹ. Họ đã dành ra 2 năm để thu thập thông tin và lên ý tưởng thử nghiệm.
Tuy nhiên, cuối cùng Ford lại quyết định tung ra dòng Edsel với 18 biến thể hoàn toàn không nhắm đến một đối tượng cụ thể nào. Họ vẫn làm theo ý muốn của mình. Kết quả Edsel trở thành một thảm họa của hãng xe lừng danh.
5. Chấp nhận thất bại, học hỏi và tiến lên
Bất chấp những sai lầm của ban lãnh đạo liên quan đến dòng xe Edsel. Tác giả của Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh cho rằng không ai nhận trách nhiệm về thất bại này lại là chuyện hết sức đúng đắn.
Thậm chí, giám đốc tiếp thị của Edsel còn nói rằng: “Mọi người phản ứng thật kỳ lạ. Những gì họ liên tục mua trong những năm qua đã khuyến khích ngành ôtô tạo ra chính xác mẫu Edsel. Ford đã tung ra mẫu xe cho khách hàng và họ lại từ chối. Người tiêu dùng không nên hành động như vậy mới phải.”
Xem thêm: