5+ Điều mẹ cần chú ý khi trẻ chảy nước dãi
Trẻ chảy nước dãi (hay tăng tiết nước bọt) là tình trạng thường gặp nhất là trẻ trong giai đoạn 3 tháng tuổi. Một số bé nước dãi chảy không nhiều, trong khi một số khác thì ngược lại khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chảy dãi nhiều? Hãy cùng H&H Nutrition chúng tôi giải đáp thắc mắc về vấn đề trẻ chảy nước dãi qua bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu về hiện tượng trẻ chảy nước dãi
Chảy nước dãi chính là hiện tượng nước bọt trong miệng được sản xuất dư thừa, cộng thêm việc khoang miệng không ngăn được dòng chảy khiến nước bọt trào ra một cách ngẫu nhiên.
Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng, bởi đây chính là một phần trong quá trình phát triển của trẻ.
Trẻ chảy nước dãi – Vấn đề thường gặp?
Trẻ nhỏ thường bị chảy nước dãi trong hai năm đầu đời. Bởi khi đó bé chưa kiểm soát được việc nuốt, thậm chí trẻ chảy nước dãi ngay cả khi ngủ.
Theo các chuyên gia, tình trạng này kéo dài liên tục cho đến thời điểm bé được 18 đến 24 tháng tuổi và phổ biến nhất là trong thời kỳ trẻ mọc răng.
Cha mẹ có thể cho trẻ đeo yếm nhằm ngăn ngừa tình trạng nước rãi chảy ra làm ướt ngực áo và luôn chuẩn bị quần áo dự phòng để thay cho trẻ.
Trường hợp trẻ trên 2 tuổi mà vẫn còn tình trạng chảy nước dãi thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó có hướng khắc phục kịp thời.
Hiện tượng trẻ chảy nước dãi từ 1 đến 24 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh bị chảy nước dãi là điều hết sức bình thường và nó còn hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Ở một đứa trẻ, mức độ chảy nước dãi có thể biểu hiện từ nhẹ đến quá mức trong các giai đoạn khác nhau.
Trẻ từ 1-3 tháng tuổi
Trẻ 1 tháng tuổi, trẻ 2 tháng tuổi hay thậm chí là trẻ 3 tháng tuổi chảy nước dãi là hiện tượng không phổ biến. Đôi khi cha mẹ có thể không quan sát thấy bé chảy nước dãi. Tuy nhiên, vẫn có những trẻ bắt đầu chảy nước dãi khi được 3 tháng tuổi.
Giai đoạn 6 tháng tuổi
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, việc tiết nước bọt ở trẻ đã được kiểm soát nhiều hơn. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp diễn khi bé bắt đầu bập bẹ hoặc biết cho đồ chơi vào miệng. Việc trẻ bắt đầu mọc răng cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dãi nhiều hơn vào giai đoạn này.
Trẻ 9 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ bắt đầu biết trườn và bò. Hiện tượng chảy nước dãi vẫn tiếp tục xảy ra khi quá trình mọc răng vẫn đang diễn ra.
Trẻ được 15 tháng tuổi
Khi được 15 tháng tuổi, hầu hết các trẻ đều bắt đầu biết đi, biết chạy và quá trình chảy nước dãi có thể xảy ra khi trẻ đang đi hoặc chạy. Bên cạnh đó, khi trẻ có các hoạt động tập trung thì lúc này vẫn có thể khiến trẻ chảy nước dãi.
Trẻ 18 tháng tuổi
Trẻ đã không còn tiết nước bọt nhiều khi đang sinh hoạt hoặc tham gia các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể chảy nước dãi khi được ăn hoặc đang mặc quần áo.
Trẻ 24 tháng
Vào thời điểm này, hiện tượng nhỏ dãi giảm đi rất nhiều hoặc thậm chí là không còn thấy ở trẻ.
Tại sao trẻ chảy nước dãi?
Bất kỳ điều kiện nào dưới đây đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ chảy dãi nhiều:
Mọc răng
Đây là nguyên nhân đầu tiên mà cha mẹ nên nghĩ đến khi trẻ chảy nước dãi nhiều. Dù đa phần trẻ nhỏ mọc răng trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, với một số trẻ, quá trình mọc răng cũng diễn ra khá sớm, đó là lý do lý giải việc trẻ 3 tháng tuổi chảy nước dãi.
Ngoài việc chảy nước dãi, có một số triệu chứng khác mà cha mẹ có thể nhận biết khi trẻ mọc răng như: trẻ hay cho đồ chơi vào miệng, trẻ khó chịu, bồn chồn, thiếu ngủ và thậm chí trẻ bị sốt chảy nước dãi…
Tư thế mở miệng
Nếu bé nhà bạn có thói quen luôn mở miệng trong một thời gian dài, trẻ có thể bị chảy nước dãi. Nguyên nhân có thể là do trẻ bị ngạt mũi hoặc có thể do cấu tạo khuôn miệng hoặc quai hàm của bé khác biệt, dẫn đến khi ngủ trẻ không khép môi lại được nên cũng rất hay bị chảy nước dãi.
Trẻ quá tập trung
Trẻ nhỏ khi mới biết đi không thể nuốt nước bọt nếu chúng đang quá tập trung vào một hoạt động nào đó hoặc một đồ vật mà chúng thích thú. Điều này dẫn đến hiện tượng nước dãi chảy ra quá mức.
Thức ăn
Một số thực phẩm, nhất là những thực phẩm có tính axit trong tự nhiên, có tác dụng kích hoạt tuyến nước bọt tăng tiết quá mức. Nếu bạn cho trẻ tiêu thụ những thực phẩm này, trẻ có thể bị chảy nhiều nước dãi hơn.
Một số tình trạng bệnh lý
Dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng đầu, bại não,… là những tình trạng có thể khiến trẻ tiết nhiều nước dãi hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, một số bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm xoang mũi,… có đặc điểm chung đều gây nghẹt mũi, khó thở dẫn đến trẻ phải thở bằng miệng nhiều hơn. Và khi ngủ mà trẻ vẫn phải dùng miệng thở thì dòng nước bọt dễ trào ra ngoài hơn.
Vệ sinh răng miệng kém
Tiết nước bọt là phản xạ tự nhiên của cơ thể để rửa trôi các chất bẩn, thức ăn hay vi khuẩn vùng miệng. Chính vì thế, việc vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân khiến cơ thể tiết nước bọt nhiều hơn để làm sạch vùng miệng.
Cách chữa chảy nước dãi ở trẻ em
Nếu trẻ chảy nước dãi nhiều mà không liên quan đến các bệnh lý thì cha mẹ có thể giúp bé hạn chế tăng tiết nước bọt bằng một số biện pháp sau.
-
Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ vì ngủ nghiêng hay ngủ sấp đều là những tư thế dễ khiến trẻ chảy nước dãi nhiều. Không cho trẻ mút tay hoặc các đồ vật khác khi ngủ.
-
Cha mẹ nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ để ngăn vi khuẩn xâm nhập khoang miệng.
-
Cho trẻ uống đủ nước để tránh khô miệng. Bởi khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ tiết nước bọt nhiều hơn.
-
Cha mẹ nên massage nướu răng trẻ nhẹ nhàng bằng ngón tay để làm giảm bớt những khó chịu khi trẻ mọc răng. Cho trẻ đeo thêm yếm dãi và lau miệng cho trẻ thường xuyên bằng khăn sạch.
-
Cha mẹ cũng cần cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra các dấu hiệu bất thường.
Nhìn chung, trẻ chảy nước dãi là tình trạng khá phổ biến, thậm chí trong một vài trường hợp còn có lợi. Dù vậy, cha mẹ cũng cần quan sát để kịp thời nhận ra nếu bé có dấu hiệu lạ. Đồng thời cần giữ vệ sinh cẩn thận cho bé để tránh các viêm nhiễm. H&H Nutrition chúng tôi mong rằng qua bài viết các bậc cha mẹ sẽ nắm rõ hơn các thông tin về vấn đề trẻ chảy nước dãi và cách chữa chảy nước dãi ở trẻ em, giúp cha mẹ có phương cách xử trí đơn giản mà hiệu quả.
Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng dành cho trẻ em
Sản phẩm được chuyên gia H&H khuyên dùng
H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.
H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn
Địa chỉ:
- Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
- Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
- Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
- Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline: 0888.844.733
Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng
5/5 – (2 bình chọn)