5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 4): Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thuộc Chương trình phục hồi kinh tế | Thời sự

>> Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Được biết, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) là một trong số 3 dự án đường cao tốc do Bộ GT-VT chuẩn bị đầu tư đã được Chính phủ đưa vào danh mục các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội để sớm hoàn thành đưa vào khai thác phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu vận tải cấp bách của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) là một trong số 3 dự án đường cao tốc do Bộ GT-VT chuẩn bị đầu tư đã được Chính phủ đưa vào danh mục các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) là một trong số 3 dự án được Chính phủ đưa vào danh mục các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Trước đó, Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1602/QĐ-TTg ngày 23/9/2021 theo phương thức đối tác công tư (PPP). Bộ GT-VT cũng đã cơ bản hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án. Theo đề xuất của Bộ GT-VT, phạm vi, địa điểm đầu tư Dự án không thay đổi so với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1602.

Tổng mức đầu tư khoảng 17.837 tỷ đồng

Cụ thể, điểm đầu Dự án tại Km0+000 kết nối với tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại Km53+700 giao với Quốc lộ 56 thuộc TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng chiều dài Dự án là khoảng 53,7 km, trong đó đoạn qua TP. Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (34,2 km); thị xã Phú Mỹ, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (19,5km).

Căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4-6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h. 12.987 tỷ đồng. Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án (giai đoạn 1) khoảng 17.837 tỷ đồng, giảm khoảng 150 tỷ đồng so với Quyết định số 1602 do cắt giảm chi phí lãi vay (khi chuyển sang đầu tư công), cập nhật đơn giá và tiến độ thực hiện dự án, trong đó chi phí xây dựng, thiết bị là 8.306 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư là 6.629 tỷ đồng…

Tại tờ trình số 1251, Bộ GT-VT kiến nghị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương) để đầu tư, cơ bản hoàn thành dự án vào năm 2025, với nhu cầu sử dụng vốn ước tính khoảng 14.270 tỷ đồng (khoảng 80% tổng mức đầu tư).

Số vốn này đã dự kiến phân bổ khoảng 5.360 tỷ đồng trong tổng số Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GT-VT đã được Quốc hội thông qua; sử dụng khoảng 3.500 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và kiến nghị bố trí từ nguồn chưa phân bổ và nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của cả nước khoảng 5.410 tỷ đồng.

Theo Bộ GT-VT, các dự án đường bộ cao tốc có quy mô, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, tổng mức đầu tư lớn, thời gian chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật để khởi công dự án cần khoảng 3 năm (phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng…), thời gian thi công hoàn thành công trình tối thiểu từ 2-3 năm. Chính vì vậy, phần lớn các dự án đường bộ cao tốc khó có thể hoàn thành trong một kỳ trung hạn.

Trong trường hợp được áp dụng các cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022, Dự án dự kiến hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2022, hoàn thành giải phóng mặt bằng trong năm 2023, khởi công đầu năm 2023 và cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

>> Rà soát nội dung Dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

Dự kiến hoàn thành trong năm 2025

Để bảo đảm tiến độ triển khai công trình Bộ GT-VT dự kiến chia Dự án thành 3 dự án thành phần. Trong đó Dự án thành phần 1 (Km0-Km16) với chiều dài khoảng 16 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.828 tỷ đồng.

Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án (giai đoạn 1) khoảng 17.837 tỷ đồng.

Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án (giai đoạn 1) khoảng 17.837 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 (Km16-Km34+200) với chiều dài khoảng 18,2km (kết nối với đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành và tuyến kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.819 tỷ đồng. Dự án thành phần 3 (Km34+200-Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.190 tỷ đồng.

Theo Bộ GT-VT, 3 dự án thành phần được chuẩn bị và triển khai đầu tư cùng thời điểm, cùng được bố trí vốn để triển khai theo kế hoạch nên sẽ hoàn thành và khai thác đồng bộ toàn tuyến.

Cuối tháng 10/2020, UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức PPP và giao lại Bộ GT-VT triển khai dự án. Theo kiến nghị của UBND tỉnh, tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đi qua địa bàn 2 tỉnh với diện tích đất thu hồi, tái định cư lớn nên việc phối hợp thực hiện gặp nhiều khó khăn và dự báo kéo dài.

Hơn nữa, việc tổ chức thực hiện các dự án PPP, loại hợp đồng BOT đòi hỏi phải có bộ máy quản lý kinh nghiệm và chỉ đạo thống nhất. Bên cạnh đó, phần vốn hỗ trợ của Nhà nước tại dự án xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu lên tới 6.670 tỉ đồng, vượt quá khả năng cân đối ngân sách của hai tỉnh.

Sau khi tiếp nhận lại, Bộ GT-VT nhận thấy đây là dự án quan trọng kết nối với cảng nước sâu lớn nhất cả nước là Cái Mép – Thị Vải, kết nối với sân bay Long Thành, giảm áp lực lên tuyến Quốc lộ 51 hiện quá tải… nên cần được ưu tiên vốn trong Chương trình phục hồi kinh tế – xã hội để sớm khởi công. Vì vậy, Bộ GT-VT đưa ra đề xuất trên và đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2025.

Liên quan đến dự án, tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành giao thông vận tải, ông Trần Thượng Chí, Giám đốc Sở GT-VT cho biết, hiện Bộ GT-VT đã giao cho Ban Quản lý dự án 85 – Bộ GT-VT tổ chức lập báo cáo khả thi Dự án đầu tư đường cao tốc Hiên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sở GT-VT đang tích cực phối hợp với Ban Quản lý dự án 85 triển khai các công tác: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; đánh giá tác động môi trường; lập khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. “Ngày 23/11/2021, UBND tỉnh cũng đã có văn bản số 17799/UBND-VP gửi Bộ KH-ĐT xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển sang đầu tư công đối với dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu”, ông Trần Thượng Chí, Giám đốc Sở GT-VT thông tin thêm.

 

Đánh giá của bạn: