5+ Bài tập chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả – ISMQ

Các bài tập chữa thoái hóa khớp háng có hiệu quả không?

Bên cạnh thuốc đặc trị, các bài tập cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của thoái hóa khớp háng hiệu quả. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số bài tập chữa thoái hóa khớp háng đơn giản, dễ thực hiện.

Các bài tập chữa thoái hóa khớp háng có hiệu quả không?

Thoái hóa khớp là tình trạng lớp sụn ở đầu khớp bị mài mòn, dẫn đến ma sát trong quá trình vận động, hình thành nên các gai xương, gây đau đớn, khó chịu. Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhiều khớp khác nhau, trong đó vị trí có nguy cơ mắc bệnh cao đó chính là khớp háng.

bài tập chữa thoái hóa khớp háng

Những cơn đau ở vùng khớp háng ảnh hưởng đến khả năng vận động linh hoạt thông thường của người bệnh dẫn đến việc hạn chế cử động. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến các triệu chứng của bệnh càng thêm nghiêm trọng, thậm chí là teo cơ, liệt chi, tàn phế vĩnh viễn.

Ngược lại, các chuyên gia xương khớp cũng chỉ ra rằng, việc thường xuyên tập thể dục có thể tăng cường cơ bắp, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và giúp khớp háng ổn định hơn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất và hạn chế những tác động của việc luyện tập sai cách, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn và có kế hoạch lâu dài.

Các bài tập chữa thoái hóa khớp háng đơn giản, hiệu quả

Dưới đây là một số bài tập đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện:

Tư thế cây cầu:

  • Người tập nằm ngửa trên sàn, co đầu gối và cánh tay ở hai bên cơ thể.

  • Siết chặt cơ mông và từ từ nâng cao mông lên khỏi sàn, cho đến khi cơ thể thẳng từ đầu gối đến vai.

  • Giữ yên tư thế trong 8 – 10 giây, sau đó từ từ hạ xuống vị trí bắt đầu.

  • Thực hiện bài tập từ 10 – 15 cho mỗi lần tập.

Plank:

  • Chuẩn bị ở tư thế đầu gối và bàn tay đặt trên sàn nhà, lưng giữ thẳng.

  • Từ từ nâng chân trái lên khỏi sàn nhà và đưa ra phía sau cơ thể. Đầu gối chân trái có thể hơi cong, nhưng lưng và cổ cần được giữ thẳng.

  • Giữ yên tư thế trong 4 – 6 giây, sau đó từ từ hạ xuống vị trí ban đầu.

  • Lặp lại tương tự với chân phải.

  • Người bệnh thực hiện bài tập 10 – 15 lần cho mỗi chân.

plank

Bài tập căng chân khi ngồi:

  • Để thực hiện bài tập này, người bệnh ngồi gập đầu gối và lòng bàn chân chạm nhau.

  • Hai tay giữ ống chân hoặc mắt cá chân, hơi cong ở phần trên của cơ thể.

  • Nhẹ nhàng ấn đầu gối bằng khuỷu tay, giữ yên trong 20 – 30 giây. Trong thời gian đầu, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau vì chưa quen, tuy nhiên sau 1 thời gian những cơn đau này sẽ biến mất.

  • Thực hiện động tác 10 – 15 lần.

Ngã người trên bóng tập:

  • Người tập ngồi trên quả bóng với bàn chân phẳng trên sàn nhà và khoanh tay trước ngực.

  • Từ từ ngả người ra sau một góc 45 độ, gập người bằng hông và nâng gót chân lên khỏi mặt đất.

  • Sử dụng cơ bụng để nâng người trở lại vị trí ngồi, đặt gót chân trở lại tư thế cân bằng.

  • Thực hiện động tác từ 5 – 10 lần liên tục, có thể tăng dần tần suất tập khi đã quen

Bên cạnh những bài tập kể trên, người bệnh thoái hóa khớp háng cũng có thể tham khảo một số động tác, bài tập sau:

  • Đi bộ: Bạn nên đi bộ với tốc độ vừa phải, thoải mái để tăng cường tính linh hoạt ở hông và giảm đau.

  • Đi xe đạp tĩnh: Việc luyện tập bằng xe đạp tĩnh có thể tăng cường sức mạnh ở khớp háng từ từ mà không gây áp lực đến hông.

  • Tập thể dục dưới nước: Bơi lội, đi bộ dưới nước cũng là một trong những môn thể thao mà người bệnh thoái hóa khớp háng không nên bỏ qua. Việc luyện tập với cường độ vừa phải sẽ giúp giảm tải trọng tác động lên các khớp, đồng thời cung cấp đủ lực cản để cơ bắp trở nên mạnh mẽ hơn.

  • Tập yoga: Các động tác yoga có khả năng cải thiện tính linh hoạt của khớp, tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

  • Thái cực quyền: Với tính chất động tác chuyển động chậm rãi, uyển chuyển của Thái cực quyền có thể hỗ trợ giảm đau thoái hóa khớp háng và hỗ trợ cải thiện khả năng thăng bằng.

Lưu ý khi thực hiện bài tập chữa thoái hóa khớp háng

bài tập chữa thoái hóa khớp háng

Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh thoái hóa khớp háng không nên bỏ qua khi thực hiện các bài tập:

  • Không nên luyện tập quá sức, tập với cường độ vừa phải

  • Cần có quãng nghỉ trong thời gian luyện tập để khớp được thư giãn

  • Trong quá trình luyện tập nếu cảm thấy đau, người bệnh cần dừng ngay lập tức, trong trường hợp nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

  • Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Kiểm soát cân nặng tốt để tránh gây áp lực lên các khớp trong quá trình luyện tập.

Trên đây là một số bài tập chữa thoái hóa khớp háng mà chúng tôi đã tổng hợp được, hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức thật sự hữu ích. Tuy nhiên việc luyện tập chỉ có tính chất hỗ trợ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Đánh giá bài viết