4.0 là gì? Những đặc trưng và đổi mới trong thời đại 4.0
Thực tế nhiều người vẫn nghe đến cụm từ như “thời đại 4.0”, “công nghiệp 4.0”, tuy nhiên để hiểu 4.0 là gì thì không phải ai cũng nắm được.
Mục lục bài viết
- 4.0 là gì?
- Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu từ khi nào?
- Các đặc trưng của thời đại 4.0 là gì?
- Công nghiệp 4.0 gồm những ngành nào?
- Những đổi mới trong thời đại 4.0
4.0 là gì?
Đối với cuộc sống con người, công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, hầu hết tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống đều có sự can thiệp của công nghệ.
4.0 còn gọi là thời đại 4.0 chính là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra tại hầu hết các nước phát triển trên thế giới.
Trước khi diễn ra cuộc cách mạng 4.0, thế giới những cuộc cách mạng như cách mạng nông nghiệp, cách mạng công nghiệp 1.0 – 3.0…
Thời đại 4.0 tập trung cao vào công nghệ nhằm nâng cao năng suất và sự tiện lợi tối đa trong cuộc sống con người trong mọi lĩnh vực.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo nhà sáng lập, đồng thời là chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới, ông Klaus Schwab như sau:
Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Và cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 4 nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Công nghiệp 4.0 đề cập đến giai đoạn mới trong Cuộc cách mạng công nghiệp tập trung chủ yếu vào kết nối, tự động hóa, máy học, dữ liệu .
Công nghiệp 4.0, đôi khi còn gọi được là IIoT hoặc sản xuất thông minh, kết hợp sản xuất, vận hành thực tế với công nghệ kỹ thuật số thông minh, máy học và dữ liệu lớn.
Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu từ khi nào?
Thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp.
– Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên
Diễn ra từ cuối những năm 1700 đến đầu những năm 1800. Trong khoảng thời gian này, sản xuất đã phát triển từ lao động thủ công (thực hiện bởi con người, hỗ trợ bởi động vật) lên hình thức lao động được tối ưu hóa hơn (thực hiện bởi con người thông qua việc sử dụng động cơ hơi nước, sau đó là sự cải thiện của kỹ thuật luyện kim khi sử dụng than cho động cơ hơi nước.
Các thành tựu nổi bật trong thời đại công nghệ 1.0 như:
Năm 1733: John Kay phát minh thoi bay giúp cho những người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay, năng suất lao động đã tăng gấp đôi.
1765: James Hargreaves phát minh chiếc máy kéo sợi, kéo được 8 cọc sợi cùng một lúc
Năm 1769: Richard Arkwright cải tiến máy kéo sợi sử dụng sức súc vật sau này là sức nước.
Năm 1784: James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Đây được xem là phát minh cơ giới hóa đầu tiên, mang ý nghĩa quan trọng trong nền công nghệ 1.0.
– Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 2
Diễn ra từ những năm 1870 cho đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp như nước Anh, Đức và Hoa Kỳ.
Đây là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật, chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ.
Sử dụng năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyên sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Những thành tựu to lớn được kể đến như Ô tô, máy bay, đèn sợi đốt, điện thoại, tua bin hơi,… Ngoài ra còn có sự phát triển của ngành vận tải, sản xuất thép, điện…
Cuộc cách mạng 2.0 là tiền đề và cơ sở để nền công nghiệp ngày càng phát triển hơn.
– Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 khởi động từ năm 1950 đến cuối những năm 1970. Còn được gọi là cách mạng kỹ thuật số (Digital Revolution) hay cách mạng 3.0. Cuộc cách mạng này là sự phát triển của công nghệ, từ các thiết bị điện tử, cơ khí đơn giản đến công nghệ kỹ thuật số hiện đại. Cuộc cách mạng 3.0 là sự khởi đầu của kỷ nguyên Thông tin.
Hệ thống máy tính và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số xuất hiện ở cuộc cách mạng này vẫn được áp dụng đến ngày nay.
Cuộc cách mạng 3.0 đặt trọng tâm là sản xuất và ứng dụng các công nghệ dẫn xuất, logic kỹ thuật số, IC (chip mạch tích hợp),… Các giải pháp công nghệ hình thành từ cách mạng công nghiệp lần thứ 3 như: Internet, máy tính, bộ vi xử lý, điện thoại di động kỹ thuật số,…
Cách mạng Kỹ thuật số tác động tích cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh truyền thống là tiền đề thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 hay còn gọi là Công nghiệp 4.0
Còn gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet of Things (IoT), quyền truy cập vào dữ liệu trong thời gian thực và giới thiệu các hệ thống mạng thực.
Công nghiệp 4.0 cung cấp phương pháp tổng thể, liên kết và toàn diện hơn cho ngành sản xuất, hỗ trợ các chủ sở hữu doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh của hoạt động, cho phép họ sử dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
Các đặc trưng của thời đại 4.0 là gì?
Bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
1. Sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.
2. Sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ
3. Công nghệ nano và vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực.
4. Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn, chính xác hơn.
Trong thời đại 4.0, con người đối mặt với nhiều sự biến động tích cực lẫn tiêu cực. Ảnh minh họa
Công nghiệp 4.0 gồm những ngành nào?
Theo nghiên cứu thì các ngành nghề dưới đây là xu hướng cho kỉ nguyên công nghệ này.
1. Phát triển Internet di động, điện toán đám mây và phân tích Dữ liệu lớn
Internet di động được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực thương mại. Với tốc độ và sự tiện lợi internet di động đã giúp con người tăng năng suất công việc. Với công nghệ điện toán đám mây giúp không cần đến những kho lưu trữ dữ liệu đầy rủi ro, phát triển được những mô hình dịch vụ trên internet một cách tiện dụng nhất.
2. Nghiên cứu cải tiến robot và xe hơi tự lái
Ứng dụng của robot cải tiến, phương tiện tự hành đã được đưa vào thử nghiệm.
Robot cải tiến có sự nhanh nhạy và thông minh thậm chí còn vượt trội hơn cả người lao động phổ thông trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp. Xe hơi tự lái hoặc một phần tự lái, hứa hẹn là bước đột phá an toàn, tiết kiệm hơn trong ngành giao thông vận tải.
3. Công nghiệp xây dựng và in 3D
Một khi nhu cầu lao động phổ thông giảm đi sẽ thay vào đó là người máy thế hệ tiếp theo, những robot có thể dễ dàng xây dựng hay in 3D và vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật và an toàn lao động.
4. Dịch vụ Tài chính và Đầu tư
Nhờ vào Internet, các phương tiện thông tin đại chúng tập trung vào ngành, mọi người có thể theo dõi được sự thay đổi lên xuống của tình hình kinh tế.
Trong thời kì này, ngành tài chính và đầu tư vẫn là ngành nghề hot trong cuộc cách mạng.
5. Công nghệ sinh học
Sự tích hợp kĩ thuật số – vật lí – sinh học tạo nên sức mạnh to lớn. Công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ nano sẽ có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra những thực phẩm cải thiện sức khỏe và hệ thống y tế.
Những đổi mới trong thời đại 4.0
Công nghệ 4.0 là sự tiến bộ vượt bậc trong khoa học kỹ thuật; sản xuất kinh trong doanh trở nên tiện lợi, tốn ít thời gian, công sức con người hơn.
Do có sự góp sức của công nghệ, những sản phẩm sử dụng trong cuộc sống… đều có chất lượng tốt hơn.
Bên cạnh đó, do xã hội có sự phát triển và tiêu chuẩn sống cũng dần dần nâng cao nên chất lượng sống của con người được cải thiện hơn.
Trong thời đại 4.0, nhận thức lẫn tư tưởng con người ngày càng tiến bộ, phóng khoáng hơn, không còn nặng tư tưởng bảo thủ mà có sự mở rộng, giao lưu với văn hóa phương Tây.
Tuy nhiên thời đại 4.0 vẫn tồn tại những thay đổi tiêu cực.
– Khả năng thất nghiệp tăng cao bởi sự lên ngôi của công nghệ và máy móc có thể thay thế con người trong nhiều công việc.
– Thời đại 4.0 cũng mở ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp không ngừng cập nhật, phát triển và vận dụng công nghệ để có thể cạnh tranh trên thị trường.
…
Thời đại 4.0 là một quá trình dài, trải qua nhiều thập kỉ. Trong thời đại này, con người sẽ phải đối mặt với nhiều sự biến động tích cực lẫn tiêu cực, đòi hỏi mọi người phải sáng suốt trong quá trình hòa nhập và bắt kịp xu hướng thời đại.
Trên đây là thông tin giải đáp cho 4.0 là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.