4 Yếu Tố Rủi Ro Tài Chính Của Doanh Nghiệp – BizUni Kiến Thức Quản Trị
Rủi ro tài chính nói chung và rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói riêng
Rủi ro tài chính là vấn đề chắc chắn xảy ra đối với doanh nghiệp hay một tổ chức hoạt động dù đó là tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Nó có thể xảy ra do môi trường bên trong doanh nghiệp (rủi ro chủ quan), nhưng hầu hết nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp (rủi ro khách quan).
Bản chất của Rủi ro tài chính chính là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng, và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, đây là yếu tố rất quan trọng khi điều hành doanh nghiệp.
Thường khi tiếp cận rủi ro tài chính, người ta thường sẽ chia thành 4 loại rủi ro: Rủi ro thị trường, Rủi ro tín dụng, Rủi ro thanh khoản và Rủi ro hoạt động.
Rủi ro thị trường
Là rủi ro xảy ra khi thay đổi điều kiện trong thị trường cụ thể mà công ty đang cạnh tranh để kinh doanh. Chẳng hạn xu hướng ngày càng tăng của người tiêu dùng trong việc mua sắm trực tuyến. Chính vấn đề này đã đưa ra thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống, buộc họ phải đối mặt với 2 tình huống. Một là thay đổi các chiến lược và công nghệ để lấn sân sang phục vụ khách hàng mảng trực tuyến. Hai là giữ nguyên và đối mặt với vấn đề bị đào thải.
Ở thị trường Việt Nam ta dễ dàng nhìn thấy những minh chứng cho các lập luận này. Đó chính là cạnh tranh giữa taxi truyền thống, đại diện là Vinasun và Mai Linh; và taxi công nghệ, đơn cử là Grab và Uber. Việc xâm nhập của hình thức xe công nghệ là hồi chuông cảnh báo cho các doanh nghiệp trong ngành, đẩy họ đứng trước hai sự lựa chọn, hoặc thay đổi cơ cấu cũng như áp dụng cách thức hoạt động mới, như Mai Linh, hoặc là chậm chạp đứng yên và chờ cái kết không mấy tốt đẹp của Vinasun.
Hai ví dụ trên cũng liên quan tới yếu tố khác của rủi ro thị trường – rủi ro bị vượt qua bởi đối thủ cạnh tranh. Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh đồng thời với đó sẽ là biên lợi nhuận bị thu hẹp, một vài công ty sẽ dẫn đầu thay đổi và đem lại giá trị độc đáo khác hẳn với các công ty khác. Chính điều đó đã thúc đẩy thị trường luôn thay đổi và đi lên.
Rủi ro tín dụng
Là rủi ro doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu nếu nới lỏng hạn mức tín dụng của khách hàng. Thường để cạnh tranh và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ đưa ra những ưu đãi tín dụng như trả sau, trả góp hay “bán nợ”. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong các ngân hàng thương mại.
Hậu quả xảy ra chúng ta có thể thấy rõ qua Cuộc khủng hoảng bong bóng bất động sản năm 2007. Cuộc khủng hoảng này xảy ra ở toàn cầu nhưng ta chỉ xét ở góc độ Việt Nam. Nguyên nhân trực tiếp bắt nguồn từ chính sách nới lỏng tín dụng, thậm chí đã cho vay dưới chuẩn, thể hiện tăng trưởng tín dụng năm 2007 rất cao lên đến hơn 37%, trong đó, một phần rất lớn đổ vào bất động sản, bên cạnh đó là nguồn vốn xã hội cũng đổ vào đầu tư kinh doanh bất động sản. Do kiểm soát không chặt chẽ nguồn vốn vay tín dụng làm cho nền kinh tế suy sụp một thời gian dài.
Chính những ưu đãi trong tín dụng của doanh nghiệp thúc đẩy việc kinh doanh diễn ra nhanh hơn, cũng như tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để những khách hàng có rủi ro tín dụng không bị vỡ nợ và mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần phải có hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả.
Rủi ro thanh khoản
Là rủi ro của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ của nhà cung cấp, ngân hàng hay các khoản nợ phát sinh khác. Rủi ro thanh khoản ở đây xét đến khả năng trả nợ cả ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Thanh khoản trong tài sản chính là việc sẵn sàng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản.
Các doanh nghiệp thường sẽ gặp tình trạng doanh thu nhiều nhưng dòng tiền thu vào không nhiều tương ứng dẫn đến việc xoay vòng vốn cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo gặp khó khăn. Và rủi ro thanh khoản tăng cao khi công ty đột nhiên thấy mình không đủ tiền mặt để chi trả các chi phí cần thiết cơ bản để phục vụ cho hoạt động công ty, hay các khoản nợ ngắn hạn, hoặc các khoản nợ dài hạn nhưng đến hạn phải trả. Đây chính là lý do tại sao quản lý dòng tiền rất quan trọng đối với chủ doanh nghiệp. Và doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối khi không có đủ một lượng tiền mặt hay các tài sản có khả năng thanh khoản cao phục vụ những nhu cầu ngắn hạn, mặc dù doanh thu được ghi nhận là rất cao.
Rủi ro hoạt động
Là loại rủi ro phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Đó có thể là các vụ kiện, rủi ro do gian lận, vấn đề nhân sự hoặc rủi ro trong mô hình kinh doanh.
Trong sản xuất, việc lựa chọn không có một thợ máy chính có trình độ trong đội ngũ nhân viên và phải phụ thuộc vào bên thứ ba, là một rủi ro hoạt động. Việc không phân chia trách nhiệm rõ ràng cho nhân viên kế toán với thủ quỹ dẫn đến khả năng gian lận trong công ty cũng như việc giữ một nhân viên không trung thực ở một vị trí quan trọng cũng là rủi ro hoạt động.
Vì liên quan đến mọi quyết định đang hoạt động, đây được coi là rủi ro liên quan đến cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Để nhận biết những rủi ro đang tồn tại trong công ty và phân loại chúng để có cách phản ứng phù hợp là một điều rất khó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả. Tuy nhiên, khi nói đến rủi ro, nhiều người cứ mặc định cho rằng sẽ luôn gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Nhưng điều đó liệu có đúng?
Các khóa học cùng chủ đề
Mời bạn tham khảo:
KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN DÀI HẠN (GV: Lâm Minh Chánh)
Khóa học giúp học viên hiểu rõ 2 phương pháp đầu tư dài hạn đạt tỷ suất lợi nhuận cao: phương pháp đầu tư theo trường phái giá trị và phương pháp chọn cổ phiếu và lập danh mục đầu tư.
Thẻ tag: công ty dễ gặp rủi ro về thanh toán trong trường hợp nào; rủi ro tài chính; rủi ro tài chính của doanh nghiệp; rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính; rủi ro tài chính là gì; rủi ro về tài chính; đề tài quản trị rủi ro tài chính; rủi ro kinh doanh; các loại rủi ro trong ngân hàng; các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp; những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp cần phải đối mặt; rủi ro kinh doanh là gì; rủi ro trong kinh doanh; rủi ro thanh khoản là gì; khả năng thanh khoản là gì; quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp; các loại rủi ro trong kinh doanh; tại sao phải quản trị rủi ro; các loại rủi ro tài chính; yếu tố tài chính trong doanh nghiệp; rủi ro doanh nghiệp thường gặp; rủi ro của doanh nghiệp; rủi ro doanh nghiệp; rủi ro thanh khoản; rủi ro trong kinh doanh là gì; ví dụ về rủi ro kinh tế; kiểm soát rủi ro tài chính; trọc phú kiến thức; các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp; rủi ro khách hàng; rủi ro bên ngoài doanh nghiệp; có mấy loại rủi ro; rủi ro thị trường là gì; khả năng thanh khoản; trọc phú kiến thức là gì; yếu tố tài chính; rủi ro kinh tế là gì; rủi ro bên trong doanh nghiệp; những rủi ro doanh nghiệp hay gặp phải; rủi ro doanh nghiệp là gì; rủi ro thanh toán; rủi ro thanh toán là gì; có bao nhiêu loại rủi ro; phân loại rủi ro tín dụng; nhà khởi nghiệp kinh doanh nội bộ; phân loại rủi ro trong kinh doanh; rủi ro chiến lược là gì; rủi ro về khách hàng; những rủi ro trong kinh doanh; bản chất của tài chính doanh nghiệp; rủi ro hoạt động là gì;