4 Tiêu chí đánh giá bao bì sản phẩm
Ngày nay, vấn đề cạnh tranh không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lượng và hạ giá sản phẩm, mà quan trọng hơn nhiều là làm sao để tâm trí khách hàng luôn hướng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa, bên cạnh tập trung phát triển, cải thiện các giá trị cốt lõi của sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần có sự đầu tư đúng mực cho các công cụ gợi mở, tạo dựng hình ảnh trong nhận thức của khách hàng. Và bao bì sản phẩm chính là một công cụ có tác dụng như thế.
Mục Lục
Bao bì sản phẩm – một điểm chạm thương hiệu hữu hình, tác động đến nhận thức người dùng thông qua hình ảnh, thiết kế của lớp vỏ bọc bao quanh sản phẩm. Bao bì sản phẩm với những yếu tố độc đáo, có sức mạnh hấp dẫn thị giác đã trở thành vũ khí cạnh tranh hiệu quả hàng đầu cho các doanh nghiệp. Một bao bì “đạt tiêu chuẩn” sẽ đem lại cho doanh nghiệp 4 giá trị cốt lõi, bao gồm: Tăng giá trị sản phẩm, tăng doanh số bán hàng, tăng nhận diện thương hiệu và giảm chi phí marketing.
Vậy, làm thế nào để biết một bao bì “đạt tiêu chuẩn” hay chưa? Câu trả lời rất đơn giản, các doanh nghiệp chỉ cần đánh giá dựa vào những tiêu chí sau:
Tiêu chí 1- Thiết kế bao bì phải độc đáo, hấp dẫn thị giác và hiệu quả
Chúng ta vẫn thường bước ra khỏi siêu thị với danh sách dài đằng đẵng những món đồ không hề có dự định mua. Quyết định mua gần như bị khơi gợi bởi sự thu hút nhất thời. Sự thu hút nhất thời được tạo ra khi nào? Khi ta vô tình bắt gặp một món hàng và bao bì của món hàng phải có sự độc đáo, sự hấp dẫn thị giác đủ lớn để kích thích sự tò mò, thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu.
Nhưng độc đáo, hấp dẫn thôi chưa đủ, bao bì sản phẩm phải đảm bảo cả tính hiệu quả. Sản phẩm được thiết kế để bán, không phải trưng bày. Do vậy, tiêu chuẩn đánh giá thiết kế bao bì cần dựa trên cả quan điểm hiệu quả, tức đáp ứng được 4 giá trị cốt lõi, qua đó biến sự tò mò, nhu cầu tìm hiểu thành động cơ và quyết định mua. Ví dụ như bao bì của Coca-Cola, thật không quá lời khi nói rằng một trong những hình dạng nổi tiếng nhất thế giới là các đường gân mang tính biểu tượng trên vỏ chai Coca-Cola. Vỏ chai Coca-Cola được đánh giá cao trong nghệ thuật, và cả quảng cáo và hiệu quả cạnh tranh. Thiết kế độc đáo, thay đổi linh hoạt cùng sắc đỏ đặc trưng giúp sản phẩm Coca-Cola luôn nổi bật so với đối thủ.
(Bao bì Coca-Cola – Nguồn: Internet)
Tiêu chí 2 – Bao bì phải tương xứng với định vị thương hiệu của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một định vị khác nhau trên thị trường và bao bì sản phẩm phải phù hợp với định vị ấy. Nếu doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình là thương hiệu xa xỉ thì bao bì sản phẩm cũng phải sang trọng, cao cấp và ngược lại, nếu doanh nghiệp định vị thương hiệu ở phân khúc bình dân, bao bì chỉ cần đảm bảo sự chỉn chu để tránh làm nâng giá sản phẩm. Sẽ chẳng có một khách hàng nào chịu bỏ chi phí để nhận lại một sản phẩm có sự chênh lệnh quá lớn giữa sản phẩm bên trong và hình thức hoặc đủ niềm tin để chi trả cho một hàng hóa có vẻ ngoài khập khiễng so với giá cả. Bao bì chính là một lời khẳng định cho chiến lược định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
(Bao bì: Kim Quất Dược Trà Mihyang với định vị sản phẩm cao cấp, Thực hiện bởi Lucky Brand Agency)
Tiêu chí 3 – Bao bì được thiết kế dựa trên nguyên tắc nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Trải nghiệm của khách hàng có thể được nâng cao hoặc giảm đi tùy thuộc rất nhiều vào điểm chạm bao bì. Do đó, bao bì cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hài lòng và quyết định mua lại của khách hàng. Điều này chứng minh, bao bì đẹp thôi chưa đủ, bao bì phải thuận tiện cho việc sử dụng của khách hàng. Việc sản xuất bao bì phải được quyết định dựa trên hành vi, cảm nhận của khách hàng. Các doanh nghiệp cần chú ý đến điểm này mà đưa ra phương án sản xuất bao bì hợp lý. Xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường vào năm 1876, những chai tương cà chua Heinz được đóng trong trai thuỷ tinh là mẫu sản phẩm được đăng ký độc quyền. Đến năm 1987, một nghiên cứu bất ngờ cho thấy chai thuỷ tinh không còn phù hợp và thế là mẫu chai tương cà Heinz bằng nhựa ra đời. Tiếp tục một nghiên cứu khác vào năm 2003 cho thấy nhiều khách hàng phàn nàn rằng “phải úp ngược chai để sử dụng khi tương sắp hết”. Đến tháng 7/2013, mẫu chai tương cà “úp ngược” (top-down) mới lần đầu tiên được tung ra tại Anh và chỉ vài tuần sau đó, kết quả mang lại vượt qua mong đợi của công ty. Kết quả, hãng Heinz đã bán được hơn 7 triệu chai tương cà chua và thu về 10,8 triệu bảng Anh trong vòng 12 tháng đầu kể từ sau khi ra mắt mẫu bao bì mới.
(Bao bì Tương cà chua Heinz qua các giai đoạn – Nguồn: Internet)
Tiêu chí 4 – Bao bì phải đồng bộ với các điểm chạm thương hiệu khác
Một thương hiệu có giao diện tiếp xúc càng rộng thì khả năng tiếp xúc giữa thương hiệu và khách hàng, công chúng sẽ càng tăng. Vì thế, ngoài bao bì, các doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm chạm khác và các điểm chạm vẫn có xu hướng tăng. Tuy nhiên, khi có nhiều điểm chạm, thì cũng đồng nghĩa với việc quản lý chúng sẽ ngày càng khó khăn và phức tạp. Trong quá trình triển khai và thiết kế bao bì cũng như hệ thống nhận diện thương hiệu, vấn đề cần kiểm soát chính là phải đồng bộ hóa các điểm. Nghĩa là phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa bao bì với những điểm chạm khác để không tạo ra mâu thuẫn, xung đột trong quá trình nhận thức, nhận diện thương hiệu của khách hàng. Tính thống nhất, đồng bộ được thể hiện qua màu sắc, thông tin truyền tải, mức độ liên kết… Chẳng hạn như, Pepsico với thương hiệu nước có ga Pepsi đã đồng bộ màu sắc bao bì với logo bằng cách sử dụng 1 bộ màu sắc đặc trưng là đỏ, xanh, trắng, đây chính là một nỗ lực đồng bộ giao diện của doanh nghiệp.
(Nhận diện sản phẩm gia vị hữu cơ của Vinasamex, Thực hiện bởi Lucky Brand Agency)
Dịch vụ thiết kế và sản xuất bao bì của Lucky Brand
Hiểu rõ tầm quan trọng cũng như những yếu tố bắt buộc phải có của một bao bì “đạt tiêu chuẩn”, chúng tôi cam kết đem đến cho bạn những gói dịch vụ thiết kế bao bì chất lượng hàng đầu. Chất lượng được thể hiện qua:
Nguyên tắc thiết kế
Nguyên tắc 1 – Thẩm mỹ và hiệu quả: Các thiết kế tại Lucky Brand đều có tính mỹ thuật, độc đáo và ấn tượng, đảm bảo thu hút khách hàng từ ánh nhìn đầu tiên, đem lại hiệu quả cạnh tranh cao.
Nguyên tắc 2 – Nghiên cứu và thiết kế: Hoạt động nghiên cứu sẽ được triển khai trước để lấy cơ sở, dữ liệu phục vụ cho hoạt động thiết kế, sản xuất. Hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu doanh nghiệp, đối thủ và đối tượng khách hàng.
Nguyên tắc 3 – Tận tâm và trách nhiệm: Đội ngũ nhân sự của chúng tôi không chỉ có chuyên môn mà còn vô cùng nhiệt huyết, sẵn sàng cháy hết mình vì công việc, thành công của bạn là chiến thắng của chúng tôi.
Quy trình thiết kế
Quy trình thiết kế chúng tôi đang áp dụng chắc chắn đem lại sự hài lòng cho bạn dù bạn có là khách hàng khó tính nhất:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin, yêu cầu từ phía khách hàng.
Bước 2: Tư vấn thiết kế và kiểu dáng bao bì sản phẩm.
Bước 3: Ký kết hợp đồng.
Bước 4: Triển khai dự án
- Nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thị trường (ngành hàng, đối thủ cạnh tranh) và đối tượng khách hàng thương hiệu hướng tới.
- Xây dựng moodboard sản phẩm.
- Thiết kế concept.
- Gửi concept, showcase các phương án.
Bước 5: Tiếp nhận nhận phản hồi và hiệu chỉnh
Bước 6: Bàn giao và nghiệm thu.
Bước 7: Tư vấn quy cách, sản xuất bao bì sản phẩm.
Bước 8: Tư vấn hình ảnh truyền thông và tiếp thị.
Lời kết
Như vậy, để có thể cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ khác trên thị trường, bao bì là một nhân tố quan trọng mà các doanh nghiệp không thể nào không đầu tư thiết kế, sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn đơn vị thiết kế, sản xuất bao bì thật uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực, được sự tin tưởng và đồng hành cũng nhiều nhãn hàng lớn, Lucky Brand tự hào và khẳng định chất lượng dịch vụ, hãy liên hệ ngay để nhận được tư vấn từ chuyên gia của chúng tôi.