4 quy định mới của Luật Giáo dục 2019 liên quan đến mọi giáo viên
5 quy định mới của Luật Giáo dục 2019 liên quan đến mọi giáo viên
Ngoài quy định chung về chính sách giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân, Luật Giáo dục 2019 còn có nhiều nội dung đáng chú ý khác liên quan đến giáo viên.
1. Nghiêm cấm ép buộc học sinh học thêm để thu tiền
Tại Điều 22, Luật quy định 06 hành vi bị nghiêm cấm trong trường học, trong đó có một số hành vi giáo viên cần lưu ý như:
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của người học;
- Xuyên tạc nội dung giáo dục…
Đây là những quy định lần đầu tiên được đưa vào Luật Giáo dục 2019, trước đây Luật Giáo dục 2005 không hề đề cập đến mà chỉ được đề cập đến trong các văn bản dưới luật.
2. Yêu cầu cao hơn về trình độ chuẩn của giáo viên
- Một thông tin quan trọng của Luật Giáo dục 2019 mà giáo viên cần lưu ý là kể từ ngày Luật này có hiệu lực (năm 2020)
- trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được yêu cầu cao hơn so với hiện nay.
Điều 72 của Luật này quy định như sau:
- Giáo viên mầm non: Phải có bằng cao đẳng sư phạm (trước đây chỉ yêu cầu bằng trung cấp sư phạm)
- Giáo viên tiểu học: Phải có bằng cử nhân sư phạm (trước đây chỉ yêu cầu bằng trung cấp sư phạm)
- Giáo viên trung học cơ sở: Phải có bằng cử nhân sư phạm (trước đây chỉ yêu cầu có bằng cao đẳng sư phạm hoặc bằng cao đẳng ngành khác nhưng có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm)
- Giáo viên trung học phổ thông: Phải có bằng cử nhân sư phạm (trước đây có bằng đại học ngành khác và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cũng được chấp nhận)
- Giảng viên đại học: Phải có bằng thạc sĩ (trước đây chỉ yêu cầu có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm)…
3. Tiền lương, phụ cấp của giáo viên được quy định cụ thể hơn
Điều 76 quy định về tiền lương của giáo viên như sau:
- Giáo viên được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp.
- Đồng thời, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.
So với quy định trước đây tại Luật Giáo dục 2005, chính sách tiền lương và phụ cấp của giáo viên đã được quy định cụ thể và rõ ràng hơn, đặc biệt là bổ sung quy định giáo viên được xếp lương “phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp”.
4. Sắp phải đồng loạt học nâng chuẩn trình độ?
Theo Điều 77 Luật Giáo dục hiện hành, yêu cầu về chuẩn trình độ của giáo viên hiện nay có phần “nới lỏng” hơn so với các quy định được nêu tại Luật Giáo dục năm 2019. Cụ thể:
– Giáo viên mầm non: Yêu cầu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm (sắp tới phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm);
– Giáo viên tiểu học: Yêu cầu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm (Sắp tới là bằng cử nhân sư phạm trở lê);
– Giáo viên trung học cơ sở: Yêu cầu bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Sắp tới yêu cầu bằng cử nhân sư phạm trở lên)…
Riêng với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Những người chưa đạt chuẩn trình độ nêu trên sẽ được thực hiện nâng chuẩn theo lộ trình do Chính phủ quy định (khoản 2 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019).
Như vậy, không bắt buộc mọi giáo viên phải đạt “chuẩn” trình độ ngay tại thời điểm 01/7/2020 mà sẽ có lộ trình cụ thể để nâng chuẩn.
5. Làm trái ngành sau 2 năm tốt nghiệp phải hoàn trả học phí
Trong quá trình học, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học cho sinh viên sư phạm.
- Tuy nhiên, sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp, cử nhân sư phạm không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn lại khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ.
- Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
Đây là quy định tại khoản 4 Điều 85 của Luật, cũng là quy định đáng chú ý nhất đối với những người đang là sinh viên sư phạm hoặc có ý định thi vào ngành sư phạm
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN – ĐĂNG KÝ HỌC
Δ