4 động tác yoga cho bà bầu bị tê tay chân
Những điều cần biết về hội chứng chân không yên khi mang thai
Bà bầu bị tê tay có phải thiếu canxi không?
(30/04/2022)
Yoga là bộ môn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, giúp nâng cao sự dẻo dai, kiểm soát cân nặng và giảm tê bì chân tay, đặc biệt rất phù hợp với phụ nữ mang thai. Bài viết này sẽ giới thiệu 4 động tác yoga cho bà bầu bị tê tay chân. Mẹ có thể tham khảo để thực hiện hằng ngày.
Rate this post
Vai trò của yoga trong việc chữa tê bì chân tay
Yoga đem lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể của con người và giúp giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay. Các bài tập của Yoga không quá mạnh mẽ, thiên về sự dẻo dai, mềm mại nên sẽ giúp xương khớp vận động nhẹ nhàng, linh hoạt và trơn tru hơn.
Luyện tập yoga giúp tăng tuần hoàn máu đi nuôi dưỡng các khớp xương, từ đó giúp làm giảm tình trạng tê tay chân và giúp xương khớp khỏe mạnh, hoạt động tốt hơn.
Yoga là bộ môn rất tốt cho sức khỏe của bà bầu
4 động tác yoga cho bà bầu bị tê tay chân
Nếu đang gặp phải tình trạng tê tay chân, mẹ bầu hãy áp dụng những bài tập dưới đây:
Ngồi thiền
Mỗi ngày chỉ cần ngồi thiền 10 phút thì bà bầu bị tê tay chân sẽ cảm thấy cải thiện rất nhiều. Ngồi thiền là sự kết hợp giữa thức và ngủ, giúp cơ thể được thư giãn, tất cả các cơ quan của cơ thể cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn.
Mẹ bầu chỉ cần ngồi khoanh 2 chân lại, bàn chân phải ngửa, đặt lên đùi trái và ngược lại với chân trái cũng như vậy. Lưng mẹ bầu cần giữ thẳng, hai tay buông lỏng xuống đầu gối. Khi ngồi thiền, hãy cố gắng thư thái, đừng nghĩ ngợi gì nữa, hãy để tâm hồn được yên tĩnh.
Vận động ngón tay
Mẹ thực hiện như sau:
-
Nằm xuống giường cứng, giơ 2 tay lên cao, rộng bằng vai, xòe rộng các ngón tay.
-
Giữ ở tư thế này vài giây rồi hạ tay xuống, gập khuỷu tay lại rồi nắm chặt hai bàn tay.
-
Thực hiện liên tục như vậy vài lần sẽ giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, giảm tê bì tay hiệu quả.
Ngồi thiền giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, bớt tê tay
Tư thế yoga cái cây
Tư thế này rất thích hợp với bà bầu bị tê tay chân, giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, khắc phục tình trạng tê, nhức chân tay. Khi tập động tác này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, cơ thể nhẹ nhàng như được kéo dãn hoàn toàn.
Mẹ thực hiện như sau:
-
Đứng khép 2 chân sát nhau. Sau đó dồn cơ thể sang chân trái và nhấc chân phải từ từ lên khỏi mặt đất.
-
Khi cảm thấy ổn định, hãy nắm hai tay trước ngực. Sau đó có thể duỗi cánh tay cao hơn đầu hoặc chếch sang 2 bên, mắt nhìn thẳng về một điểm cố định trước mặt.
-
Hãy giữ thẳng xương sống và đè xương cụt xuống, cố định phần eo và hít thở thật sâu.
-
Giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp hít thở hoặc nhiều hơn, sau đó đổi bên. Mỗi lần tập khoảng 15 phút.
Tư thế yoga cái cây
Tư thế yoga chim bồ câu
Tư thế này giúp cột sống được thư giãn, các chi vận động linh hoạt, đẩy nhanh lưu thông khí huyết, tránh ứ trệ gây tê bì chân tay.
Mẹ bầu thực hiện như sau:
-
Mẹ ngồi xuống sàn phẳng, đầu gối đặt dưới hông, tay trước vai.
-
Nhẹ nhàng trượt đầu gối về phía trước, cẳng chân phải ở phía trước đầu gối trái.
-
Sau đó trượt chân trái về phía sau. Mông phải hạ xuống sàn, kéo căng đầu gối với đùi và gót chân phải đặt phía trước hông trái.
-
Xoay đầu gối phải về phía bên phải, mở rộng chân trái ra khỏi hông.
-
Hít thật sâu và đẩy thân mình căng ra càng nhiều càng tốt.
-
Nhấc cánh tay lên rồi từ từ gập khuỷu tay. Dùng tay nắm lấy bàn chân và đưa về phía đầu.
-
Giữ tư thế này khoảng 30 giây – 1 phút rồi đổi bên.
Tư thế này chỉ áp dụng với mẹ mới bầu. Những mẹ bầu tháng cuối bụng to nhiều nên khó thực hiện hơn.
Các cách cải thiện tình trạng tê tay cho bà bầu
Ngoài tập yoga, mẹ bầu hãy áp dụng những biện pháp sau để cải thiện chứng tê tay chân.
-
Bổ sung đủ
canxi cho bà bầu
vì thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây tê tay chân.
Viên canxi cho bà bầu, mẹ sau sinh – nhập khẩu chính hãng
-
Vận động thường xuyên, tập thể dục mỗi ngày để giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường lưu thông máu đến tứ chi.
-
Không ngồi một chỗ quá lâu hoặc đứng quá lâu.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho thai kỳ như acid folic,
sắt, canxi,
magie, vitamin B1, B2, B6, B12… để không bị thiếu chất dẫn đến tê bì chân tay. Mẹ bầu nên lưu ý thời điểm uống sắt và canxi tốt nhất là nên uống vào buổi sáng, uống sau ăn. Ngoài ra, không nên uống 2 loại này cùng lúc mà hãy cách nhau khoảng 1 tiếng. Canxi nên uống trước, uống sau khi ăn rồi sau đó mới uống sắt.
-
Đi khám thai định kỳ để nắm bắt tình trạng sức khỏe sát sao, giúp phát hiện sớm những bệnh lý có thể dẫn đến tê tay như tiểu đường thai kỳ, rối loạn thần kinh, mỡ máu cao…
Ngoài ra, Stress và căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, Bên cạnh các chú ý về vận động, chế độ dinh dưỡng trong thai kì, mẹ bầu cần giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và thư giãn để có thai kì khỏe mạnh và tích cực nhất.