4 dấu hiệu sắp sinh con rạ vô cùng chính xác

Nhận biết 4 dấu hiệu sắp sinh con rạ vô cùng chính xác

Nhiều mẹ khi mang thai lần 2 vì chủ quan hoặc quá bận bịu với con lớn mà thường lơ đễnh với những dấu hiệu sắp sinh con rạ. Một số dấu hiệu phổ biến ở lần mang thai thứ 2 được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ chủ động hơn trước khi lâm bồn.

1. Sự khác nhau giữa sinh con rạ và sinh con so

Theo dân gian phụ nữ sinh con lần đầu được gọi là sinh con so, lần sinh nở thứ hai thì gọi là sinh con rạ. Mặc dù trải qua một lần sinh nở đã giúp mẹ có kinh nghiệm nhưng thực tế không phải lần vượt cạn nào cũng giống nhau. Thông thường khi sinh con rạ sẽ khác con so ở một số điểm sau đây:

1.1. Thời điểm sinh muộn hơn

Thực tế, thời điểm sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Cơ địa, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của em bé và một số tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, khi mẹ mang bầu con rạ thường sẽ có dấu hiệu chuyển dạ muộn hơn con so từ 7 – 10 ngày.

Khi mẹ mang bầu con rạ thường sẽ có dấu hiệu chuyển dạ muộn hơn con so từ 7 – 10 ngày.Khi mẹ mang bầu con rạ thường sẽ có dấu hiệu chuyển dạ muộn hơn con so từ 7 – 10 ngày.

1.2. Quá trình chuyển dạ diễn ra ngắn hơn

Do đã trải qua một lần sinh nở nên cổ tử cung và tầng sinh môn của mẹ bầu đã có sự giãn nở. Vì thế, với những mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và sức khỏe đủ điều kiện thì quá trình sinh thường sẽ diễn ra thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn. Bởi khi đó, cổ tử cung mở nhanh hơn.

1.3. Các cơn co thắt diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn

Ở lần sinh đầu tiên, mẹ phải “vật lộn” với những cơn co thắt trong nhiều giờ đồng hồ, do các cơ sàn chậu và lớp đàn hồi âm đạ dã bị kéo dài. Do đó, ở các lần sinh sau, các cơn co thắt không chỉ diễn ra nhanh hơn mà cường độ cũng mạnh hơn. Bên cạnh đó, ở lần sinh con rạ, cổ tử cung của mẹ cũng mở nhanh hơn.

2. Nhận biết 4 dấu hiệu quan trọng sắp sinh con rạ

Sau đây là 4 dấu hiệu sắp sinh con rạ được rất nhiều mẹ bầu chia sẻ.

2.1. Bong nút nhầy tử cung

Khi mang thai, giữa cổ tử cung và âm đạo của mẹ bầu luôn có một nút nhầy chắc chắn. Nút nhầy này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ bào thai khỏi sự tấn công của các vi khuẩn từ bên ngoài vào túi ối.

Chính vì thế, khi cổ tử cung mở ra, nút nhầy sẽ dần bong ra ngoài để “dọn đường” cho em bé chuẩn bị chào đời. Biểu hiện của hiện tượng bong nút nhầy chính là mẹ sẽ thấy âm đạo ra dịch nhầy, màu hồng, nhớt. Nếu dịch này có kèm rất nhiều máu thì mẹ cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức vì có thể đó là một trong những dấu hiệu bất thường.

2.2. Xuất hiện các cơn gò tử cung – Dấu hiệu sắp sinh con rạ phổ biến nhất

Vào những tuần cuối thai kỳ, các mẹ bầu thi thoảng sẽ cảm nhận được những cơn co thắt khi di chuyển hoặc cử động mạnh. Tuy cảm giác ấy còn mơ hồ, chưa rõ rệt, diễn ra không lâu, tần suất thưa thớt, nhưng đó chính là những cơn gò – một trong những dấu hiệu, báo hiệu quá trình chuyển dạ sắp đến với mẹ.

Đặc biệt, trước khi chuyển dạ vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày, những cơn gò sẽ diễn ra mạnh mẽ, tăng dần cả về cường độ đau lẫn tần suất. Khi có cơn gò, sản phụ sẽ cảm thấy đau nhiều và căng cứng khắp cả vùng bụng. Để giảm đau, mẹ bầu hãy chườm nóng, tắm hoặc ngâm bồn với nước ấm.

So với lần đầu tiên sinh con, mẹ sắp sinh con rạ sẽ có cảm giác mọi thứ nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn. Lý giải cho điều này là sau khi trải qua lần sinh trước, tử cung và tầng sinh môn đều mềm hơn, đều đã giãn nở. Vì vậy, ở lần sinh này, sản phụ sẽ không còn phải chịu nhiều đau đớn nữa.

Khi vào phòng sinh, mẹ sẽ không chỉ được các nữ hộ sinh hỗ trợ, hướng dẫn mà còn có thể áp dụng những kinh nghiệm rặn đẻ mẹ đã có từ lần sinh trước. Chắc chắn tốc độ chuyển dạ ở lần sinh này sẽ diễn ra nhanh hơn, tạo điều thuận lợi để em bé được đẩy ra ngoài. Việc thở đúng và rặn đúng sẽ giúp mẹ bảo tồn sức lực, vừa giúp bé ra nhanh hơn, giảm thiểu mọi rủi ro như sang chấn hoặc nguy cơ bị ngạt sau sinh.

Xuất hiện các cơn gò tử cung – Dấu hiệu sắp sinh con rạ phổ biến nhất.Xuất hiện các cơn gò tử cung – Dấu hiệu sắp sinh con rạ phổ biến nhất.

2.3. Chảy ối, vỡ ối – Dấu hiệu sắp sinh con rạ chuẩn xác nhất

Khi các cơn gò tử cung xuất hiện sẽ tạo tác động đến buồng tử cung, khiến áp lực trong buồng tử cung tăng nhanh. Cùng với đó là sự di chuyển của đầu em bé xuống âm đạo, tạo thành đầu ối. Đầu ối là nơi có màng ối mỏng nhất và rất dễ vỡ. Tại vị trí tiếp giáp với cổ tử cung, khi đầu ối căng phồng lên sẽ gây ra hiện tượng vỡ ối.

Khi màng ối bị vỡ, sẽ có một lượng nước ối rỉ ra hoặc chảy ra ngoài, tùy thuộc vết rách màng ối lớn hay nhỏ. Hiện tượng vỡ ối cũng là một trong những yếu tố khiến cơn gò tử cung xuất hiện dày hơn, dồn dập hơn. Cũng nhờ đặc điểm này mà bác sĩ sẽ thực hiện bấm ối nếu đến ngày dự sinh mà sản phụ không có cơn gò. Việc bấm ối sẽ làm màng ối vỡ, nước ối chảy ra và qua đó kích thích các cơn gò được khởi phát một cách tự nhiên.

2.4. Những thay đổi khi thăm khám âm đạo

Qua quá trình thăm khám và kiểm tra bên trong âm đạo, các bác sĩ Sản khoa hoặc các nữ hộ sinh sẽ phát hiện được những dấu hiệu chuyển dạ khách quan và thực tế. Những dấu hiệu đó bao gồm:

– Cổ tử cung của mẹ bầu có sự thay đổi: Khi các cơn gò tác động, cổ tử cung mở dần.

– Hình thành đầu ối thai nhi (Trong trường hợp màng ối còn nguyên, chưa bị rách).

– Ngôi thai có sự tiến triển sau mỗi cơn gò tử cung.

Nếu mẹ bầu có đầy đủ những dấu hiệu trên, bác sĩ sẽ thông báo và dự đoán thời điểm thích hợp để mẹ bầu bắt đầu rặn. Lưu ý, mẹ bầu nên rặn theo các chu kỳ của cơn gò để tăng hiệu quả đẩy thai nhi ra ngoài.

Qua quá trình thăm khám và kiểm tra bên trong âm đạo, các bác sĩ Sản khoa hoặc các nữ hộ sinh sẽ phát hiện được sự dịch chuyển của ngôi thai.Qua quá trình thăm khám và kiểm tra bên trong âm đạo, các bác sĩ Sản khoa hoặc các nữ hộ sinh sẽ phát hiện được sự dịch chuyển của ngôi thai.

3. Những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu chuẩn bị sinh con lần 2

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn suôn sẻ, không chỉ trong lần sinh con thứ 2 mà trong bất cứ lần sinh nở nào mẹ bầu hãy lưu ý một số điều sau nhé:

– Thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe để đảm bảo bản thân đủ điều kiện mang thai và sinh nở lần tiếp theo.

– Thực hiện tiêm phòng đầy đủ, giảm thiểu tối đa rủi ro từ các bệnh truyền nhiễm, virus…

– Chú trọng chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.

– Duy trì tập luyện các bài tập vừa sức như: Đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe…

Có thể nói, cơ địa của mẹ bầu, sức khỏe thai nhi, tâm lý của mẹ bầu… ở lần sinh con thứ hai đều không giống lần sinh trước. Do đó, việc nắm chắc những dấu hiệu sắp sinh con rạ là vô cùng cần thiết. Việc này giúp mẹ có được tâm thế vững vàng, sẵn sàng lâm bồn chào đón con yêu mạnh khỏe ra đời.