4 Chức Năng Của Quản Lý Giáo Dục / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn
KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA KHOA HỌC GIÁO DỤC
Viện sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
GS thỉnh giảng Đại học Hiroshima-Nhật Bản
Tóm tắt: Bài viết phân tích quá trình chuyển đổi của các hoạt động giáo dục từ tự phát, kinh nghiệm… lên dựa trên nhận thức và quy luật khoa học. Bàn luận các đặc trưng của khoa học giáo dục và chức năng xã hội của khoa học giáo dục nói chung và khoa học giáo dục nghề nghiệp nói riêng Hoạt động giáo dục, khoa học giáo dục , quy luật khoa học, đặc trưng và chức năng xã hội của khoa học giáo dục.. Abstract: This article is analyzing a process of changing of educational operations from based on practical experiment to based on the scientific theory. Discussing specific characteristics and social functions of the educational science in generally and the professional education science in specialty : Educational operations, educational science , scientific theory specific characteristics and social functions of the educational science Đặt vấn đề
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.; DD; 0913 584 171
Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thông qua quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước cho các thế hệ sau. Việc chuyển các hoạt động giáo dục dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn sang dựa trên các tri thức và quy luật khoa học về con người, xã hội và quá trình giáo dục (khoa học giáo dục) là một bước tiến căn bản của hoạt động giáo dục trong đời sống xã hội loài người văn minh. Đồng thời, quá trình đó cũng khẳng định vai trò, vị trí và chức năng xã hội quan trọng của khoa học giáo dục trong quá trình soi sáng và thúc đẩy sự phát triển giáo dục ở các quốc gia
Đặc trưng của giáo dục và khoa học giáo dục
Theo Từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển bách khoa – 2001 ) thuật ngữ giáo dục được định nghĩa là ” Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội. Đây là một hoạt động đặc trưng và tất yếu của xã hội loài người, là điều kiện không thể thiếu được để duy trì và phát triển con người và xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, mà con người được giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động cơ, vừa là mục đích của phát triển xã hội “[ 1 ]
Khoa học giáo dục là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, các vấn đề, các quá trình giáo dục nhằm tìm hiểu các đặc tính, các mối quan hệ, phát hiện và vận dụng các qui luật của các quá trình, hoạt động giáo dục. Cũng như bất cứ một lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác, các nghiên cứu về khoa học giáo dục đều trước hết phải dựa trên cơ sở thực tiễn giáo dục và những quan điểm lý luận cơ bản, nền tảng phản ánh những quan điểm giáo dục tiến bộ của dân tộc và thời đại, những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, các hệ tư tưởng, triết lý xã hội và giáo dục, các học thuyết, cơ sở lý luận về con người và xã hội, về hoạt động và nhân cách, về tư duy và nhận thức khoa học, về phép biện chứng duy vật, các quan điểm và các qui luật phát triển khoa học- công nghệ… là những cơ sở phương pháp luận quan trọng để xây dựng, ứng dụng và nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực khoa học giáo dục. Nói một cách khác, phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp phản ảnh hệ thống các quan điểm, tiền đề xuất phát và các quy luật chung nhất của quá trình phát triển của xã hội, tự nhiên và tư duy làm cơ sở cho các nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học nói chung và trong lĩnh vực khoa học giáo dục nói riêng
Cơ sở phương pháp luận trong lĩnh vực khoa học giáo dục là các quan điểm tư tưởng, lý luận triết học Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các trào lưu triết học, quan điểm tiến bộ khác của nhân loại phản ảnh những tri thức , những quy luật khách quan và chung nhất trong quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Ở đây, cần đặc biệt nhất mạnh đến vai trò của các cơ sở phương pháp luận về phép biện chứng duy vật được P. Ăng ghen kế thừa và phát triển trong các công trình nghiên cứu của mình. Các cơ sở nhận thức luận khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử không chỉ có tác dụng định hướng khi tiếp cận các vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục mà còn tạo ra cơ sở lý luận vững chắc cho quá trình hình thành và phát triển các phương pháp nghiên cứu và ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực này. Các quan điểm vận động trong các quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng; các quy luật phổ biến và đặc thù; các cặp phạm trù về các mối quan hệ: bản chất-hiện tượng; chung-riêng; chất-lượng; nhân-quả, hình thức- nội dung .v.v… là những cơ sở cơ bản trong tư duy khoa học khi nghiên cứu các quá trình và hiện tượng giáo dục trong khoa học giáo dục.
Chức năng xã hội của khoa học giáo dục
Trong lịch sử tư tưởng giáo dục, từ các nhà tư tưởng thời cổ đại ở phương Đông (Khổng tử) và phương Tây (Platôn; Arixtốt…)….đến các nhà triết học-xã hội, tâm lý-giáo dục Phương Tây ở thời kỳ khai sáng và phục hưng (J.J Rosseau; Emeli Durkheim…và ở thời kỳ công nghiệp và hậu công nghiệp (Jean Piaget; John Dewey;..)..đặc biệt là các nhà tư tưởng, nhà giáo dục Mác-xit, minh triết giáo dục Hồ Chí Minh … đều nhấn mạnh chức năng xã hội của giáo dục và khoa học giáo dục trong phát triển con người và tiến bộ xã hội. Sự ra đời của của ngành khoa học nói chung và của khoa học giáo dục nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong đời sống xã hội phản ánh chức năng xã hội của khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng.
Nghiên cứu khoa học giáo dục là các hoạt động có chủ đích, có hệ thống nhằm đạt đến sự hiểu biết khách quan (được kiểm chứng) về các sự vật, hiện tượng, phát hiện các quy luật hoặc sáng tạo các phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới trong lĩnh vực giáo dục để ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn hoạt động giáo dục (quản lý, giảng dạy, nghiên cứu ..)
Kết luận
Trong qúa trình giải quyết các vấn đề do lý luận và thực tiễn giáo dục đặt ra, nhà nghiên cứu khoa học giáo dục phải dựa trên những cơ sở khoa học (các quan niệm, hệ thống khái niệm khoa học, quy luật, các mối quan hệ, tác động khách quan giữa các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy nói chung và trong giáo dục nói riêng..) cùng với việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục, dự báo phát triển để tìm ra các giải pháp, cách thức giải quyết vấn đề giáo dục đặt ra phù hợp với các quy luật phát triển khách quan, khoa học và nhu cầu thực tiễn. Quá trình nêu trên chính là quá trình nghiên cứu, xây dựng luận cứ khoa học để giải quyết một vấn đề do thực tiễn giáo dục đặt ra. Luận cứ khoa học giáo dục là những căn cứ lý luận khoa học giáo dục và thực tiễn giáo dục đã được nghiên cứu, phân tích, luận giải và kiểm chứng có hệ thống tạo cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề do thực tiễn giáo dục đặt ra (quan điểm, giải pháp, cách thức, phương pháp..v.v). Làm tốt và có hiệu quả các nội dung trên là sự thể hiện cụ thể vai trò xã hội của khoa học giáo dục trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục. soi sáng con đường và thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp giáo dục vì sự tiến bộ của con người và xã hội
Tài liệu tham khảo chính
Tri thức là sức mạnh (F.Bacon). Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng và như vũ bão của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng đã và đang thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Phát triển khoa học giáo dục hiện đại phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục&đào tạo nước nhà đã và đang là yêu cầu cấp bách để phát huy chức năng xã hội của khoa học giáo dục. Đổi mới, canh tân giáo dục &đào tạo dựa trên cơ sở khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng là sự bảo đảm vững chắc cho sự phát triển bền vững của sự nghiệp giáo dục&đào tạo nước nhà trong thời kỳ CNH&HĐH và hội nhập quốc tế
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam. Hải Phòng
[2] Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội
[3] Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội 2014
[4] Phạm Minh Hạc (2010), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội
[5] Bùi Hiền (2001), Từ điển Giáo dục học. NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội