4 Trụ Cột Giáo Dục Của Unesco Giáo Viên Nên Biết Để Dạy Học, Việt Nam Cần Có Một Triết Lý Giáo Dục Mới

Thông điệp: “Học tập – một kho báu tiềm ẩn” là nhan đề Báo cáo của Hội đồng Giáo dục thuộc UNESCO nói về “Giáo dục thế kỷ XXI” đề ra từ năm 1997. Hội đồng này có 15 thành viên đến từ 15 nước trên thế giới, do ông J.Delors nguyên Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (1985 – 1995) làm Chủ tịch. Báo cáo này đã khẳng định vai trò cơ bản của giáo dục trong sự phát triển của xã hội và của mỗi cá nhân. Nhấn mạnh học tập suốt đời như là một chìa khóa để mỗi cá nhân thích ứng với những thách thức của thế kỷ XXI.

Bạn đang xem: 4 trụ cột giáo dục của unesco

*

Bốn trụ cột của giáo dục mà việc học là hạt nhân với sự xác định: “Giáo dục phải được tổ chức xoay quanh bốn loại hình cơ bản mà trong một cuộc đời mỗi con người, chúng sẽ là những trụ cột của kiến thức:

Học để biết là nắm những công cụ để hiểu.Học để làm là phải có những khả năng hoạt động sáng tạo tác động vào môi trường sống của mình.Học để cùng chung sống là tham gia và hợp tác với những người khác trong mọi hoạt động của con người.Học để làm người là sự tiến triển quan trọng nảy sinh từ ba loại hình trên”.

là nắm những công cụ để hiểu.là phải có những khả năng hoạt động sáng tạo tác động vào môi trường sống của mình.chung sống là tham gia và hợp tác với những người khác trong mọi hoạt động của con người.là sự tiến triển quan trọng nảy sinh từ ba loại hình trên”.

Báo cáo khuyến nghị: “Cả bốn con đường kiến thức trên là một thể thống nhất, bởi vì có rất nhiều mối quan hệ liên hệ và tác động giữa chúng với nhau”.

Xem thêm: 1 Năm Đại Học Có Bao Nhiêu Học Kì, 1 Năm Đại Học Có Bao Nhiêu Tín Chỉ

Học để làm gì – Bốn trụ cột giáo dục theo Unesco

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về việc học

Thông điệp “Học để làm người” do J.Delors đề ra năm 1997 được các quốc gia tiếp nhận cho triết lý phát triển giáo dục đất nước mình một cách rộng rãi khi bước vào thế kỷ XXI .

Lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Nam đã nói tới điều này từ năm 1949, trong cuốn sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc (Nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Bác Hồ đã viết:“Học để làm việc, làm người … để phục vụ tổ quốc và nhân loại”.

Sau đó một năm, năm 1950, trong hội nghị bàn về công tác huấn luyện và học tập tổ chức tại Việt bắc, Bác Hồ nêu lời dạy của các vĩ nhân nói về việc học:– Lời dạy của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy người không biết mỏi” (Người dịch từ câu “Học nhi bất yếm, Giáo nhân bất quyện”).– Lời dạy của Lê Nin: “Học, học nữa, học mãi”.

Năm 1955, đến nói chuyện với tri thức Thủ đô sau giải phóng, Bác Hồ có lời bàn:“Hạt nhân của việc học có thể tóm tắt trong 11 chữ: Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân”.

Cách diễn đạt của Hồ Chí Minh làm cho lý tưởng vốn đã đẹp của Nho gia trở nên nhân văn hơn, thiết thực hơn.

Đề cập đến những ý tưởng kiệt xuất của Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, về việc học, mới đây trong dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người (1890 – 2010), ông Phó Tổng Giám đốc UNESCO – Hans D’orville đã có lời phát biểu: “Hồ Chí Minh đã đóng góp hết mình vào sự nghiệp giáo dục toàn dân … Vị cha già giải phóng dân tộc Việt Nam là người thày của văn hóa hòa bình. Sự nghiệp giải phóng dân tộc đối với Người chính là cuộc đấu tranh chống lại ba kẻ thù giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với tôn chỉ của UNESCO là “thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục toàn dân và truyền bá văn hoá”.

Theo PGS.TS – Đặng Quốc Bảo

*

Tặng sách Siêu Trí Nhớ Học Đường của thầy Nguyễn Phùng Phong: http://sieutrinhohocduong.vip/tang-sach-sieu-tri-nho-hoc-duong

Tài trợ gói VIP Siêu Trí Nhớ Học Đường dành cho học sinh lớp 1 đến 12: https://sieutrinhohocduong.vip