4 Chiến lược cạnh tranh kinh điển trong kinh doanh
Mục lục
Ngày nay, khi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên rậm rộ, để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển lớn mạnh hơn nữa thì việc đưa ra được những chiến lược chính xác, đúng đắn và kịp thời là điều vô cùng cần thiết. Một trong số đó phải kể đến là các chiến lược cạnh tranh. Để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Chiến lược cạnh tranh là gì?
Hiểu một cách đơn giản, chiến lược cạnh tranh là việc doanh nghiệp đưa ra được những kế hoạch kinh doanh để có thể đưa thương hiệu của mình phát triển lớn mạnh hơn nữa trên thị trường và có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác. Thường thì đây là những kế hoạch được nghiên cứu một cách bài bản nhằm phân tích những thế mạnh, hạn chế của đối thủ và mang tính dài hạn.
Ý nghĩa của chiến lược cạnh tranh
Không thể phủ nhận một điều rằng, khi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt thì việc xây dựng được những chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được những lợi thế mà các đối thủ khác không có.
Ngoài ra, trong kinh doanh thì cạnh tranh được coi là một xu hướng tất yếu giúp các doanh nghiệp một lần nữa khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trước những đối thủ khác kinh doanh cùng lĩnh vực.
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua hai khía cạnh là sự khác biệt hóa và chi phí thấp. Kết hợp hai loại này với phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hifnht hành ba chiến lược tổng quát, đó là chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp và chiến lược tập trung.
Chiến lược cạnh tranh là gì ?
4 Chiến lược cạnh tranh trong Marketing
Chiến lược cạnh tranh về giá
Việc các doanh nghiệp lên một bản kế hoạch đi từ tổng thể đến chi tiết nhằm: xác định phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu và đối thủ đang kinh doanh cùng lĩnh vực sẽ xây dựng được chiến lược về giá hiệu quả. Việc đưa ra được mức giá thấp nhất đủ nội lực sau khi đã trừ hết các khoản chi phí cho: sản xuất, vận chuyển, quảng bá sản phẩm sẽ giúp sản phẩm của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.
Ví dụ, doanh nghiệp bạn chuyên sản xuất mặt hàng là những bộ đồ tập luyện thể dục, thể thao thì có thể nhắm mục tiêu đến những thành phố cũng trung tâm luyện tập thể hình vá bán những bộ đồ tập đó với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cùng kinh doanh khác. Việc xác định được phân khúc thị trường này có nhiều khả năng sẽ mua những bộ đồ tập là yếu tố giúp công ty quyết định đưa ra mức giá thấp hơn so với các bên khác. Chiến lược này được đưa ra đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bạn đang biết tạo ra một lợi thế riêng biệt.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng cập nhật và thay đổi về mặt công nghệ để thay thế những thiết bị đã trở nên lỗi thời và không đủ đáp ứng về mặt kỹ thuật. Chính điều này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc cắt giảm chi phí. Nếu không biết đưa ra một sách lược về giá dựa trên thực trạng thực tế của doanh nghiệp sẽ khiến cho việc kinh doanh trở nên thua lỗ trong thời gian dài và nguy cơ phải đối mặt với phá sản là rất lớn.
Chiến lược về giá luôn là ưu tiên hàng đầu
Chiến lược tập trung phân biệt
Hiểu một cách vô cùng đơn giản, chiến lược tập trung là Marketer xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chỉ nhắm tối một phân khúc khách hàng cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu riêng biệt của nhóm khách hàng đó. Thay vì tập trung vào nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, chiến lược này nhắm tới một thị trường cụ thể với các sản phẩm/ dịch vụ mang tính độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh khác chưa kinh doanh nó. Chiến lược này có thể phân khúc thị trường nhỏ nhưng nó lại mang lại sự khác biệt cao nhằm mục tiêu cuối cùng là hướng tới khách hàng và tăng doanh số.
Ví dụ một cửa hàng kinh doanh các sản phẩm về giày dép dành cho những người có size to, từ size 40 trở lên sẽ theo đuổi kế hoạch kinh doanh với chiến lược tập trung vào sự khác biệt bằng cách phục vụ cho một phân khúc thị trường khách hàng khá hẹp thay vi sản xuất hàng loạt nhằm nhắm tới các khách hàng hàng có size dép trung bình và phổ biến từ size 36-size 39. Thay vì sản xuất đủ các size dép để có thể đáp ứng được tất cả những mong muốn và nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thể tập trung vào việc thiết kế những size giày dép dành cho những người có đôi chân quá khổ. Đây chính là chiến thuật giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế khác biệt so với đối thủ.
Bản chất của chiến lược tập trung là thu hẹp thị trường, chính vì vậy mà chi phí sản xuất cũng thấp hơn nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của một phân khúc khách hàng cụ thể.
Chiến lược tập trung hướng tới phân khúc khách hàng với phạm vi hẹp
Chiến lược cạnh tranh tập trung chi phí
Chiến lược này có những điểm gần giống với chiến lược dẫn đầu chi phí. Bản chất của chiến lược này là doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và luôn giữ mức chi phí thấp trong phân khúc thị trường đó để cung cấp sản phẩm với mức giá thấp nhất. Mục đích của doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược này này là tăng nhận thức về thương hiệu và thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa
Ngày nay, có rất nhiều những doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Việc xây dựng chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp phát huy những đặc tính riêng biệt của sản phẩm, giúp người mua hàng thông thái có những nhìn nhận mới mẻ về sản phẩm mà mình đang hướng tới nhằm mục đích vượt qua các đối thủ khác trên thị trường.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ về 4 chiến lược cạnh tranh không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng, là một người kinh doanh thông thái, bạn sẽ đưa ra được một chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp nâng cao doanh số bán hàng trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, bạn đọc tham khảo thêm kiến thức về Social Listening giúp doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan về sản phẩm từ những đánh giá của khách hàng.
Đánh giá :
Tags:
Marketing