4 Bài Tập Yoga Cho Người Tê Chân Tay Hữu Hiệu • Leep.app
Tê chân tay là hiện tượng phổ biến, đặc biệt ở người già và phụ nữ có thai. Tê bì chân tay nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng chẳng hạn như tổn thương về vận động và cảm giác. Nếu đang mắc phải tình trạng này, các bài tập yoga cho người tê chân tay sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Mục Lục
Nguyên nhân gây tê tay chân
- Làm việc không khoa học: Bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh, từ đó gây tê tay chân, đặc biệt là tê cánh tay, cơ thể mệt mỏi.
- Sinh hoạt sai tư thế: Ngủ nghiêng người, nằm gối quá cao, liên tục dùng giày cao gót
- Do chấn thương: Tai nạn, va chạm, ngã khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương
- Stress, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa và tê bì tay chân.
Bạn nên lưu ý đến triệu chứng tê tay chân để thăm khám, có phương pháp can thiệp chữa bệnh kịp thời. Bởi nếu để lâu, quá trình điều trị sẽ mất rất nhiều thời gian.
Những bài tập yoga cho người tê chân tay
1. Ngồi thiền
Theo nghiên cứu, ngồi thiền là việc kết hợp giữa ngủ và thức, giúp cơ thể thư thái. Khi đó, tất cả các cơ quan của người tập đều được nghỉ ngơi.
Ngồi thiền là sự kết hợp giữa ngủ và thức
Cách thực hiện
- Ngồi thẳng, 2 chân duỗi ra
- Nhẹ nhàng gập đầu gối, dùng tay đặt lên đùi trái, gót chân sát với bụng của bạn-Làm tương tự với chân còn lại
- Khi cả 2 chân đã bắt chéo và bàn chân bạn cảm thấy thoải mái khi đặt trên đùi, đặt tay bạn lên đùi (có thể thủ ấn)
- Hãy luôn nhớ rằng giữ đầu và cột sống thẳng, không được khom
- lưngThở sâu và nhẹ nhàng. Giữ tư thế trong tầm vài phút. Sau đó thả lỏng
- Lặp lại tư thế đổi chân
2. Tư thế yoga cái cây
Tư thế cái cây là một trong những tư thếyoga cho người tê chân tay vì có thể giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và sự tập trung; tăng cường sức khỏe cơ bắp ở chân và cơ trung tâm; giúp khắc phục tình trạng tê bì chân tay. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và cảm giác như cơ thể được kéo dãn hoàn toàn.
Người tập sẽ có cảm giác cơ thể như được kéo dãn hoàn toàn.
Cách thực hiện
- Khi thực hiện tư thế cái cây, bạn nên mặc quần dài thay cho quần ngắn, bởi vì khi mặc quần ngắn, lòng bàn chân của bạn sẽ chà lên đùi.
- Đứng khép hai chân với nhau, sau đó dồn trọng lượng cơ thể sang chân trái và từ từ nhấc chân phải khỏi mặt đất
- Giữ mắt cá chân phải bằng tay trái, sau đó uốn cong bàn chân, rồi đưa gót chân lên đùi càng cao càng tốt và chĩa ngón chân xuống đất.
- Để giữ cho bàn chân phải đúng vị trí, dùng chân trái đẩy vào lòng bàn chân phải. Đồng thời, dùng lòng bàn chân phải đẩy mạnh vào chân trái, hai lực đối lập sẽ giúp chân phải không bị rơi xuống.
- Nắm hai tay trước ngực nếu đã cảm thấy ổn định, sau đó bạn có thể duỗi thẳng cánh tay cao hơn đầu hoặc chếch sang 2 bên. Nhìn thẳng vào một điểm cố định trước mắt để giúp giữ thăng bằng
- Giữ thẳng xương sống và đè nặng xương cụt xuống. Tập trung vào việc giữ cố định phần eo và hít thở sâu
- Giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp thở hoặc nhiều hơn và sau đó đổi bên.
3. Tư thế yoga chim bồ câu
Tư thế chim bồ câu giúp cột sống được trải dài và thư giãn. Khi tập, các chi được vận động linh hoạt, thúc đẩy khí huyết lưu thông, các dây thần kinh vùng thân và lưng được kích thích, tránh tình trạng ứ trệ gây tê bì chân tay.
Bài tập này giúp cột sống được trải dài và thư giãn
Cách thực hiện
- Ngồi xuống sàn, đầu gối đặt dưới hông và tay trước vai
- Sau đó, nhẹ nhàng trượt đầu gối về phía trước ngay dưới cổ tay phải. Khi thực hiện cần chú ý đặt cẳng chân phải dưới thân và ở phía trước đầu gối trái
- Từ từ trượt chân trái về phía sau
- Kéo căng đầu gối với phần đùi trong dưới sàn. Mông phải hạ xuống sàn. Gót chân phải ở phía trước hông trái
- Xoay đầu gối phải về phía bên phải sao cho nó nằm ngoài đường thẳng hông. Mở rộng chân trái ra khỏi hông
- Sau đó, hít thật sâu, khi thở ra hãy uốn cong chân trái, đẩy thân mình căng ra trước càng nhiều càng tốt để đầu bạn dần dần chạm vào bàn chân
- Nhấc cánh tay lên, từ từ gập khuỷu tay. Sau đó, dùng tay bạn nắm lấy bàn chân và đưa về phía đầu
- Giữ cho xương chậu thẳng đứng. Sau đó, nâng vành dưới của sườn lên và đẩy ngực hướng lên trần nhà
- Giữ tư thế tầm 30 đến 60 giây. Sau đó, bạn thả tay xuống sàn và thư giãn đầu gối
- Nhẹ nhàng đổi bên với chân trái hướng lên trước. Bạn cần chú ý phải hít thở đều theo từng nhịp.
4. Tư thế yoga đứa trẻ
Tư thế đứa trẻ là tư thế ngồi khom người ra phía trước, làm duỗi, thư giãn xương sống và phần lưng dưới. Tư thế giúp bạn cải thiện hiện tượng thoái hóa cột sống và dây thần kinh cổ và giảm thiểu một số triệu chứng của tê bì chân tay.
Tư thế em bé giúp giảm thiểu một số triệu chứng của tê bì chân tay
Cách thực hiện
- Gập người về trước giữa hai đùi. Thở ra. Chú ý đầu và ngón chân chạm sàn, gáy thư giãn.
- Từ từ mở rộng hông và thư giãn giữa hai đùi.
- Đưa hai tay duỗi thẳng về phía trước, hai lòng bàn tay úp.
- Thả lỏng vai. Cảm nhận được sức nặng của vai, bụng thư giãn trên đùi.
- Giữ tư thế trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút hoặc lâu hơn tùy theo khả năng của bạn.
- Thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ để thoát thế.
Các động tác yoga cho người tê chân tay chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi bạn thực hiện đúng cách. Để hạn chế những rủi ro, bạn sẽ cần một huấn luyện viên cá nhân để hướng dẫn cho mình một cách bài bản nhất.
Giờ đây, nỗi lo tập yoga sai tư thế của bạn đã có LEEP.APP giải quyết. Bạn có thể tập luyện ở bất kỳ nơi đâu với sự hướng dẫn tận tình của các huấn luyện viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm từ LEEP.APP.
Nguồn tham khảo
Tingling & Numbness In Yoga Poses https://yinyoga.com/tingling-numbness-in-yoga-poses/ Ngày truy cập: 21/03/2020
What Happens If I Feel Tingling, Numbness, or Shaking During Yoga Class https://yogainternational.com/article/view/what-happens-if-i-feel-tingling-numbness-or-shaking-during-yoga-class Ngày truy cập: 21/03/2020
Leg Numbness During Meditation https://www.sagemeditation.com/leg-numbness-during-meditation/ Ngày truy cập: 21/03/2020