33 kỹ năng bạn cần trau dồi nếu muốn thành công | Vân Nguyên

Thành công đến từ 99% nỗ lực, chỉ 1% là do may mắn. Vì vậy, nếu bạn đã nỗ lực để có đủ 33 kỹ năng dưới đây, bạn chắc chắn sẽ trở thành người thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một hoạt động thường nhật xảy ra liên tục ở mọi lúc mọi nơi. Đây là một kỹ năng RẤT RẤT QUAN TRỌNG và CẦN THIẾT bởi vì nó là cầu nối giữa người nói với người nghe.

Nếu bạn là một người có khả năng giao tiếp, bạn sẽ có được rất nhiều thuận lợi từ mọi mối quan hệ và cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với bạn. Nếu bạn là người làm kinh doanh, giao tiếp tốt sẽ giúp bạn mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác.

Hãy nhớ rằng không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo cả. Ngay cả những người bạn gặp trong cuộc sống, những người được bạn cho là “dẻo miệng” hay “người nói chuyện linh hoạt”. Phía sau kỹ năng giao tiếp tốt của họ là những ngày luyện tập nói chuyện hằng ngày, nói và đúc kết kinh nghiệm dần dần họ mới sở hữu kỹ năng giao tiếp thành thạo và nhuần nhuyễn hơn người khác.

Ngoài ra, MÔI TRƯỜNG cũng là thứ tác động đến khả năng giao tiếp. Một môi trường linh hoạt tạo cơ hội để những con người trong môi trường ấy được phát huy khả năng giao tiếp thì tất nhiên những con người ấy sẽ được phát huy tối đa kỹ năng của bản thân.

Kỹ năng học tập, nghiên cứu

Kỹ năng học tập và nghiên cứu là những kỹ năng mà bắt buộc bạn phải có trong quá trình học hỏi một thứ gì đó.

Khi bạn đã phát triển được kỹ năng học tập và nghiên cứu, bạn sẽ biết cần làm những gì để học tập hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao được NHẬN THỨC về cách bạn học và tiếp thu kiến thức. Từ đó trở nên tự tin hơn.

Để có thể rèn luyện tốt kỹ năng này, người học cần có khả năng tổng hợp và lập luận chắc chắn để phân tích chính xác và đưa ra các mệnh đề có tính thuyết phục cao.

Kỹ năng viết

Một kỹ năng QUAN TRỌNG sánh ngang với kỹ năng giao tiếp chính là kỹ năng viết. Cho dù bạn là ai, bạn làm trong lĩnh vực nào. Một điều chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều trường hợp cần bạn sử dụng đến kỹ năng viết của mình. Bạn có thể phải viết một lá thư thăm hỏi, một bản báo cáo hay một kế hoạch tại nơi làm việc hoặc thú vị hơn là viết blog để chia sẻ,…Giả sử bạn kinh doanh online mà không có kỹ năng viết, chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ không ai quan tâm bởi khách hàng không nhận được thông tin cần thiết để thu hút họ.

Trong cuộc sống, có vô vàn thứ cần bạn suy nghĩ và viết ra. Từ việc viết một status trên Facebook, một trải nghiệm của bản thân, một câu chuyện đã gặp đến một vấn đề trong cuộc sống khiến bạn quan tâm. Luyện tập càng nhiều, bạn sẽ càng giỏi và “lên tay” kỹ năng viết của mình.

Nếu có kỹ năng viết tốt, bạn sẽ giúp cho mọi ý nghĩa câu từ bạn muốn truyền đạt sẽ THUYẾT PHỤC người khác hơn, từ đó thành công và thăng tiến sẽ đến với bạn.

Kỹ năng nói trước đám đông

Hành động quan trọng hơn lời nói. Nhưng lời nói lại có khả năng truyền tải thông điệp của một người đến được với nhiều người. Đặc biệt là trong xã hội phát triển hiện nay, khi mà khả năng nói trước đám đông được vận dụng ở khắp mọi nơi. Nói trước đám đông là một kỹ năng RẤT RẤT QUAN TRỌNG giúp bạn thăng tiến..

Không ít người trong chúng ta xem việc nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ kinh khủng nhất. Nhưng bạn cần hiểu rằng, bạn không thể trốn tránh mãi được. Bạn có thể bị mời lên để trả bài kiểm tra miệng khi còn đi học, bạn có thể phải trình bày một bản báo cáo, phải phát biểu trong buổi họp khi đi làm…Vậy làm sao để bạn vượt qua những thử thách đó?

Nói trước đám đông là một kỹ năng vô cùng quan trọngNói trước đám đông là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bạn dễ thành công hơn

Nguyên tắc quan trọng nhất của việc nói trước đám đông là bạn phải biết mình nói cái gì?

Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành những ý chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi.

Luyện tập kỹ năng giao tiếp thường xuyên

Bạn có thể liệt kê ra những ý chính và tập nói mỗi ngày về một chủ đề bất kì nào đó. Không cần quá dài miễn là có luyện tập! Ngoài ra khi luyện tập hãy chú ý đến thời gian bạn nói để tập thêm cho bản thân biết cách kiểm soát được thời gian nói và tránh lan man. Cứ liên tục như thế, bạn sẽ vượt qua được nỗi sợ thôi!

Hãy là chính mình

Nhiều người cứ cố ép mình vào một hình mẫu hay theo một phong cách nào đó của của người khác một cách rập khuôn. Đó là điều không tốt, nó chỉ khiến bạn mất đi chất riêng và sự tự tin của bản thân mà thôi.

Coi người nghe là bạn bè

Hãy setup một suy nghĩ tích cực cho bản thân “Tôi nhất định sẽ vượt qua được nỗi sợ này!” sẽ chẳng có ai nói chuyện trước đám đông mà chết được cả. Hãy xem người nghe bên dưới là bạn bè của bạn và mọi người sẽ lắng nghe bạn với những ý nghĩ tích cực nhất có thể. Họ là những người sẽ lắng nghe và góp ý để bạn tốt lên. Kỹ năng nói chuyện trước đám đông thông minh sẽ khiến bạn tự tin và thành công.

Kỹ năng thuyết phục

Thuyết phục là gì? Thuyết phục là việc bạn đưa ra các lý luận, sự kiện, giải thích hoặc chứng cứ nào đó. Từ đó làm cho người đối diện tin và thực hiện hành động theo mong muốn của bạn. Nó cũng có thể làm cho đối phương thay đổi hành vi theo định hướng mà chúng ta mong muốn.

Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong giao tiếp chính là khả năng thuyết phục người khác. Kỹ năng này không chỉ sử dụng trong kinh doanh, hợp tác,.. mà bất kể khi nào bạn muốn người khác nghe theo ý kiến của mình, bạn đều phải sử dụng.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên sử dụng kỹ năng thuyết phục. Đó là khi bạn muốn khách hàng mua một sản phẩm, bạn cần vay tiền, mượn đồ, rủ bạn gái đi chơi,…

Nếu bạn là một tư vấn viên, hãy nhớ rằng kỹ năng thuyết phục sẽ mang lại 95% khách hàng tiềm năng cho bạn. Vì vậy hãy luôn luyện tập kỹ năng này cho bản thân để có thể trở thành một người bán hàng xuất sắc nhất!

Không phải tự nhiên mà có câu nói “Thuyết phục là kỹ năng mà 80% người thành công trên thế giới đều sở hữu”.

Kỹ năng xây dựng niềm tin

Tại sao có những người có thể đạt được rất nhiều thành công vượt bậc trong cuộc sống?

Tại sao có những tỉ phú, triệu phú xây dựng cơ nghiệp chỉ với 2 bàn tay trắng?

Tại sao có những người tạo ra những thành quả phi thường vượt xa những gì mong đợi?

Có phải do họ tài năng hay là thiên tai bẩm sinh hoặc năng lực hơn người?

Có phải học so điều kiện tốt hơn so với người khác?

SAI RỒI!

Điểm khác biệt giữa những người thành công so với người bình thường chính là họ có một niềm tin mãnh liệt vào việc bản thân làm. Niềm tin này là SỨC MẠNH, là NGỌN LỬA thôi thúc họ CHIẾN ĐẤU bằng mọi giá phải đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bạn không thể đứng trước đám đông để thuyết trình một vấn đề gì mà bản thân mong muốn. Bạn cũng chẳng thể bán hàng và tư vấn thành công cho khách hàng khi bạn thiếu niềm tin.

Khi đã có niềm tin, đó sẽ là nguồn năng lượng cực kỳ MẠNH MẼ để tạo ĐỘNG LỰC cho bạn hành động. Niềm tin là một chiếc chìa khóa mở ra những NĂNG LỰC VÔ HẠN mà bản thân bạn cũng không biết tại sao mình có thể làm được.

Ai cũng có một khối óc, một trái tim, không ai tài giỏi hơn hay thông minh hơn bạn cả. Nếu có, đa phần là do họ biết cách để phát huy tối đa tiềm lực bản thân và tài năng thiên bẩm của mình nhiều hơn bạn mà thôi. Họ cứ TIN, TIN VÀ TIN. Họ cứ áp dụng như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mình cũng như vào công việc. Trên thực tế, bạn có thể làm được bất cứ điều gì mà những người đó đã làm. Chỉ cần bạn hội tủ đủ lòng NHIỆT THÀNH – TƯ DUY ĐÚNG ĐẮN & NIỀM TIN không giới hạn. Điều đó sẽ làm cho bạn theo đuổi đến cùng những gì bạn mong muốn trở thành.

Kỹ năng xây dựng niềm tin càng thành thạo, thành công đến với bạn càng lớn. Và khi bạn đã đạt được kết quả như ý, niềm tin của bạn sẽ càng được củng cố và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết!

Kỹ năng trình bày vấn đề

Cùng một nội dung giống nhau, mỗi người sẽ có cách trình bày khác nhau và không ai giống ai.

Bạn có bao giờ tự hỏi: Tại sao có người thì trình bày một vấn đề nào đó rất dễ hiểu mà có người lại không?

Tất cả phụ thuộc vào kỹ năng trình bày vấn đề của bạn có tốt hay không.

Kỹ năng trình bày vấn đề ở đây có thể là nói hoặc viết thông qua văn bản. Bạn cần xem xét các yếu tố sau đây:

  • Để chuẩn bị nội dung trình bày, bạn hãy đặt mình dưới góc độ người nghe.
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và súc tích.
  • Giọng trình bày của bạn cần phải đủ truyền đạt tới toàn bộ người nghe.
  • Ngôn ngữ cơ thể là một phần quan trọng quyết định nếu bạn trình bày vấn đề bằng cách thuyết trình.
  • Biết cách để dẫn dắt mọi người sẽ là một lợi thế khác biệt.
  • Liên tưởng đến những gì đã diễn ra để kể lại một cách chân thật bằng các ví dụ cụ thể nếu cần thiết.
  • Sự chuẩn bị nội dung là vô cùng cần thiết và quan trọng.
  • Vận dụng công nghệ trong trình bày vấn đề (PowerPoint, infographic, hình ảnh, quotes, …)
  • ….

Càng luyện tập và thực hành nhiều, bạn sẽ có được phản xạ tốt để tiếp nhận vấn đề và trình bày nó bằng bất cứ cách nào.

Kỹ năng quản lý thời gian

“Ước gì mình có thêm thời gian để làm nhiều việc hơn…”

“Ước gì một ngày có thêm 24 tiếng để mình làm xong việc…”

Nếu đây là câu nói thường trực trong bạn, thì có lẽ bạn chưa biết cách để quản lý thời gian như thế nào cho hiệu quả.

Để có được kỹ năng VÔ CÙNG QUAN TRỌNG này, bạn cần đặt những câu hỏi cho bản thân:

  • Bạn đang cố gắng vì điều gì?
  • Bạn đang cố gắng đạt điều gì?
  • Liệt kê những gì cản trở ta đạt đến điều đó?

Hãy đặt các mục tiêu sau, bạn sẽ biết cách để có thể gia tăng hiệu suất và hiệu quả thông qua việc quản lý thời gian tốt hơn.

  1. Xác định ưu tiên trong công việc, checklist các công việc cần làm và PHẢI làm được nó
  2. Phân biệt được sự khác nhau giữa các đòi hỏi đối với quỹ thời gian của bạn và xác định ưu tiên của chính bạn.
  3. Biến nhiều mục tiêu của bản thân thành hiện thực hơn bằng cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn.
  4. Phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản lý thời gian và đưa ra cách giải quyết chúng.

Kỹ năng quản lý tinh thần

Một tinh thần phấn chấn sẽ giúp bạn thúc đẩy sự sáng tạo và tăng hiệu quả làm việc một cách tốt nhất. Nếu bạn biết cách quản lý tinh thần một cách đúng đắn và tích cực, bạn sẽ dễ dàng đạt được những mục tiêu đề ra.

Vây điều bạn cần lúc này là gì?

  • Luôn tích cực và giàu năng lượng.
  • Luôn quan tâm, thân thiện và có tinh thần trách nhiệm với mọi người.
  • Luôn giúp đỡ, đối xử tử tế và đồng cảm cho người khác
  • Luôn tạo cảm hứng cho bản thân và cho mọi người.
  • Luôn tôn trọng, biết ơn, tin tướng và trung thực.
  • Luôn nhiệt huyết, quyết liệt trong mọi chuyện.
  • Hãy loại bỏ khiển trách và hãy tha thứ lỗi lầm.

Kỹ năng quản lý sự tập trung

Tập trung là việc bạn tăng sự chú ý vào chính công việc mà mình đang làm. Đó có thể là đọc sách, giải một bài toán, trò chuyện với một ai đó hoặc giải quyết công việc. Phần lớn chúng ta thường gặp khó khăn khi làm việc do mất sự tập trung.

Có nhiều cách để cải thiện vấn đề này. Mỗi người trong chúng ta sẽ có những cách khác nhau, phù hợp vào mục đích và yếu tố thần kinh khác nhau.

Nếu một người có thể duy trì sự tập trung trong một thời gian dài, họ sẽ thể hiện tốt hơn trong tất cả các thử thách về nhận thức so với những người không có khả năng đó.

Một người không có kỹ năng tập trung chỉ có thể lướt qua phần bề mặt của kiến thức. Trong khi người có sự tập trung vững vàng sẽ đào sâu hơn và khám phá những điều hay ho bên trong. Người có kỹ năng quản lý sự tập trung giống như người thợ lặn tìm những kiến thức quý báu để đi đến thành công.

Kỹ năng thư giãn

Nghe tên có vẻ đây sẽ là một kỹ năng dễ đúng không? Nhưng trên thực tế không phải ai trong chúng ta cũng có thể thực hành kỹ năng này hiệu quả. Kỹ năng thư giãn rất cần thiết trong cuộc sống mỗi con người. Vậy chúng ta phải làm thế nào để có thể thư giãn một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao?

Bạn có thể vận dụng các bài tập sau đây để khiến bản thân thư giãn hơn:

  1. Tập hít thở thật sâu
  2. Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên
  3. Viết nhật ký là cách hay để nhìn nhận vấn đề và vượt qua tình trạng căng thẳng
  4. Nghỉ ngơi bằng cách đi đến một nơi thật đẹp
  5. Nghe nhạc thư giãn
  6. Tạo thói quen ngủ thả lỏng, thư giãn. Việc này giúp hồi phục trạng thái cân bằng, lấy lại tự tin, năng lượng và sự thoải mái.
  7. Xoa bóp bàn chân và đi bộ chân trần trên cỏ, cát, bụi và đá mịn.
  8. Luyện tập giữ tâm trí ở phút giây hiện tại
  9. Tham gia khóa học thiền định
  10. Hãy ôm người bạn yêu thương

Kỹ năng thay đổi & thích nghi

THAY ĐỔI & THÍCH NGHI là kỹ năng quyết định và ảnh hướng đến thành công rất mật thiết. Đây là kỹ năng giúp bạn chủ động tìm hiểu về môi trường mới, thiết lập mối quan hệ rộng rãi và tích cực tham gia hoạt động để trở thành một nhân tố đắc lực dẫn đến thành công.

Sự thay đổi dù là khách quan hay chủ quan cũng là thứ không thể tránh khỏi trong cuộc sống cũng như công việc. Đôi lúc bạn có thể kiểm soát được nó nhưng trong một số trường hợp thì lại không. Cách duy nhất giúp bạn lúc này chính là sự THÍCH NGHI VỚI THAY ĐỔI, hãy xem đây là cơ hội để bạn tận dụng nắm bắt sự thay đổi để phát triển.

Khi bạn đã có được kỹ năng này, dù đặt bạn vào một nơi khốc liệt như thế nào, bạn cũng có thể thích nghi và thay đổi để làm nhân tố nổi bật trong đó.

Cách luyện tập kỹ năng tuyệt vời này:

  • Đừng căng thẳng hay khó chịu khi có sự thay đổi, thay vào đó hãy tập thích nghi với nó.
  • Hãy tập trung vào giá trị thay vì vào nỗi sợ hãi, ngại thay đổi.
  • Chấp nhận quá khứ, chiến đấu với hiện tại và tương lai của bạn.
  • Đừng trông đợi vào sự ổn định trong cuộc sống.

Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh

Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều người sẽ rất mệt mỏi và stress vì cứ gặp phải những vấn đề lặp đi lặp lại từ những việc đơn giản đến phức tạp, hoặc những vấn đề xảy ra mà chúng ta không biết phải giải quyết nó như thế nào cho hợp lý.

Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh là kỹ năng mang tính quyết định ảnh hưởng rất nhiều đối với sự thành công của bạn trong một vấn đề hay trong công việc, học tập.

Trong cuộc sống, có vô vàn những vấn đề bắt buộc chúng ta phải giải quyết, mà không vấn đề nào giống vấn đề nào cả. Điều quan trọng là bạn hội tụ đủ TƯ DUY và NỘI LỰC để tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết. Khi gặp một vấn đề phát sinh, chúng ta có thể vận dụng những PHẢN XẠ có sẵn để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

Các bước giải quyết mọi vấn đề phát sinh:

  1. Đánh giá vấn đề
  2. Quản lý vấn đề
  3. Ra quyết định
  4. Giải quyết vấn đề
  5. Xem xét kết quả

Kỹ năng làm lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng giúp bạn thực hiện có hiệu quả một hoạt động nào đó trong việc lãnh đạo bằng cách lựa chọn và vận dụng đúng đắn những tri thức, kinh nghiệm và tư duy sắc bén.

Người lãnh đạo có kỹ năng sẽ là người hiểu thấu đáo về hoạt động lãnh đạo. Ở mỗi cấp lãnh đạo khác nhau thì mỗi loại kỹ năng thể hiện sự cần thiết sẽ khác nhau.

Để trở thành người lãnh đạo giỏi, bạn phải có kỹ năng cần thiết sau:

  1. Kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn
  2. Kỹ năng thay đổi và thích nghi
  3. Kỹ năng lãnh đạo tổ chức học tập
  4. kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức
  5. Kỹ năng nói trước công chúng.
  6. Kỹ năng ra quyết định.
  7. Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  8. Có tư duy chiến lược.
  9. Tự tin và quyết đoán.
  10. Kỹ năng giao việc.
  11. Thấu hiểu chính mình và thấu hiểu đối tác
  12. Kỹ năng tạo động lực

Kỹ năng nhận diện đối phương

Trong cuộc sống của chúng ta sẽ luôn tồn tại người tốt, kẻ xấu, vậy làm sao biết ai hay ai dở để đặt niềm tin đúng chỗ?

Nghe cách nói chuyện, nhìn gương mặt và sự biểu lộ tình cảm của một người, ta có thể phán đoán được phần nào đó tính cách của họ. Nếu bạn học được kỹ năng nhận diện đối phương trong giao tiếp hằng ngày, bạn sẽ biết cách để nhìn nhận và hợp tác với đúng người tạo ra sự hiệu quả trong công việc và có những mối quan hệ CHẤT LƯỢNG hơn.

Kỹ năng truyền cảm hứng

Trong bất cứ vấn đề gì của cuộc sống, đặc biệt là công việc. Con người là cốt lõi của sự phát triển. Nếu bạn là một người muốn đem đến sự cống hiến hay tạo cho mình một năng lực khác lạ so với những người xung quanh, bạn cần trang bị cho mình kỹ năng truyền cảm hứng.

Để có thể truyền cảm hứng cho người khác bằng những câu nói hay hành động, bạn phải trải qua thời gian TÌM HIỂU – HỌC HỎI – THỬ NGHIỆM – ĐÚC KẾT xem đâu là những phương pháp hợp lý nhất.

Để trở thành người truyền cảm hứng, bạn cần:

  • Gây ấn tượng với người khác qua những câu chuyện hay một quyển sách nào đó.
  • Luôn lạc quan, tích cực trong mọi hoàn cảnh.
  • Có định hướng rõ ràng cụ thể.
  • Khuyến khích sự sáng tạo.
  • Bạn phải là lá cờ dẫn đầu trong mọi việc.
  • Chia sẻ những trải nghiệm hay thành công của bạn.
  • Xây dựng niềm tin từ người khác.

Kỹ năng LẮNG NGHE

Trong giao tiếp không chỉ đơn giản là bạn nói không là được. Giao tiếp đòi hỏi cả 2 kỹ năng là NÓI và LẮNG NGHE.

  • Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu vấn đề.
  • Lắng nghe sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức mới.
  • Lắng nghe để bạn có thể mở rộng quan hệ.
  • Lắng nghe để biết cách giải quyết.

Việc lắng nghe và biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn có được những lợi thế và giành được sự thiện cảm của người đối diện.

Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thật sự không phải ai trong chúng ta cũng làm tốt được. Nếu chúng ta chỉ lắng nghe một cách HỜI HỢT mà chẳng đúc kết được gì thì cũng vô ích.

Vì vậy mỗi người trong chúng ta nên rèn luyện cho mình cách lắng nghe người khác, vừa là cách để học hỏi gia tăng kiến thức vừa cách để năng cao giá trị bản thân. Người thành công là người vừa có kỹ năng lắng nghe, vừa có kỹ năng chọn lọc kiến thức để thu nạp một cách thông minh và hiệu quả nhất!

Kỹ năng đặt câu hỏi

Có bao giờ bạn cảm thấy rằng khi giao tiếp nhưng bản thân lại không hiểu được người đối diện?

Đó là do hai bên có sự ngăn cách về kiến thức, lập trường, hoặc thường chỉ nói về vấn đề của bản thân mình. Kỹ năng đặt câu hỏi là cách để chúng ta thấu hiểu và đưa câu chuyện trở nên có giá trị hơn.

Những điều kỹ năng đặt câu hỏi sẽ giúp bạn:

  • Giúp khởi động suy nghĩ của những người tham gia.
  • Khuyến khích sự tham gia của người đối diện.
  • Dẫn dắt được tư duy và cuộc đối thoại.
  • Tìm kiếm được sự đồng điệu của người đối diện.
  • Tạo được môi trường thân thiện trong giao tiếp.
  • Tập trung được suy nghĩ của người khác.
  • Tạo được quan điểm chung giữa đôi bên.
  • Xây dựng – Củng cố được mối quan hệ tốt đẹp hơn.
  • Xoa dịu được những mâu thuẫn trong các cuộc tranh luận.
  • Thể hiện sự chân thành, quan tâm đến người khác.
  • Thể hiện sự thu hút cả tập thể.
  • Truyền tải được sự tinh tế, khéo léo và nhạy bén của bạn.
  • ….

Kỹ năng lập kế hoạch

Trong công việc lẫn cuộc sống, thời gian chúng ta có được là hữu hạn nên cách tốt nhất để có thể kiểm soát được công việc và mang đến hiệu quả cao dù ở bất kì vai trò gì hay lĩnh vực nào là hãy có được kỹ năng lên kế hoạch.

Kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp bạn xem xét quỹ thời gian và dự định của mình, từ đó đưa ra tính toán để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Kỹ năng lập kế hoạch có một ý nghĩa vô cùng quan trọng:

  • Rèn luyện tư duy có hệ thống để tiên liệu trước các tình huống trong công việc hay cuộc sống.
  • Phối hợp nhuần nhuyễn các nguồn lực của làm tốt hơn.
  • Tập trung vào các mục tiêu đề ra.
  • Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản để thực hiện hợp lý.
  • Có sự chuẩn bị cho sự thay đổi và ứng phó nhanh chóng.
  • …..

Kỹ năng tạo sự ảnh hưởng với người khác

Trở thành một người có ảnh hưởng tốt đến mọi người sẽ giúp bạn giành được sự ủng hộ của họ khi đưa ra những đề xuất, ý kiến, nhờ đó khả năng thành công của bạn trở nên cao hơn.

Khi bạn nêu lên những chính kiến, những đề nghị của bản thân và được mọi người ủng hộ, lắng nghe và chấp thuận, lúc đó bạn đã có tác động, ảnh hưởng đến người khác.

Gây ảnh hưởng là sự kết hợp hiệu quả của ba yếu tố :

  1. Người truyền đạt.
  2. Nội dung/ Thông điệp người truyền đạt muốn người nghe tin hoặc làm.
  3. Người nghe.

Có 6 cách tạo ảnh hưởng đến người khác:

  1. Ảnh hưởng bằng vị trí.
  2. Ảnh hưởng bằng chuyên môn.
  3. Ảnh hưởng bằng các nguồn lực.
  4. Ảnh hưởng bằng thông tin.
  5. Ảnh hưởng trực tiếp.
  6. Ảnh hưởng bằng quan hệ.

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Ngày nay, nếu không có kỹ năng tư duy sáng tạo, bạn sẽ mãi là kẻ không có bước tiến mới hay những đột phá tạo nên thành công.

Kỹ năng tư duy sáng tạo chính là cách để bạn khẳng định khả năng và vị thế của mình trong xã hội. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo và phát huy kỹ năng này hiệu quả nhất?

Hãy tự thiết lập tư duy như sau:

  • Gạt bỏ những hiểu biết về kiến thức thông thường không cần thiết.
  • Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ để không phụ thuộc vào nó.
  • Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo của bạn ở mức tối đa.

Cách phương pháp rèn luyện:

  • Phương pháp đặt vấn đề và lật ngược vấn đề
  • Phương pháp liên tưởng sáng tạo
  • Phương pháp phân tích hình thái

Chú ý:

  • Luôn luôn thực tế – Sáng tạo chứ đừng ảo tưởng
  • Đừng ngại khó khăn rủi ro
  • Action – Bắt tay vào hành động
  • Biết tận hưởng thành quả

Kỹ năng chịu áp lực cao

Trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với vô vàn những áp lực đến từ nhiều phía, đây là nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào trang thái căng thẳng, đôi khi bế tắc, nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực và từ bỏ,…Tuy nhiên, giải quyết những vấn đề này không quá khó như nhiều người vẫn tưởng.

Mỗi ngày mở mắt dậy, chúng ta đều thấy một núi công việc đang ngập đầu, một đống thứ phải giải quyết từ cuộc sống đến các mối quan hệ xung quanh và không thể làm hết việc trong ngày. Cứ như vậy theo sự chai lì, tất cả nhiệt huyết và năng lượng dành cho công việc tan biến.

Khả năng vượt qua áp lực công việc không phải tự nhiên mà có. Nó phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Vậy phải luyện tập kỹ năng chịu áp lực như thế nào để tạo nên sự hiểu quả và thành công?

  • Xác định mục tiêu trong công việc rõ ràng.
  • Bắt đầu mỗi ngày đi ra khỏi vùng an toàn.
  • Tạo thói quen luôn làm những việc thiết yếu để nó trở thành tự động hóa.
  • Đôi lúc phải biết tách mình ra khỏi cảm xúc.
  • Thư giãn để lấy lại năng lượng và cảm hứng.
  • Chủ động chia sẻ với đồng nghiệp và những người xung quanh.
  • Tư duy giải quyết vấn đề một cách quyết liệt.
  • ….

Kỹ năng kiên trì và nỗ lực

Sẽ có những giai đoạn trong cuộc đời, mọi thứ khó khăn sẽ ập đến đến mức khiến bạn muốn bỏ cuộc, buông xuôi ý định để thực hiện mục tiêu mà bản thân đề ra. Tuy nhiên, nếu bạn là một người dễ từ bỏ mục tiêu đề ra, bạn sẽ không bao giờ thành công được.

Những lúc như thế, bạn hãy nghĩ đến động cơ lúc bắt đầu để KIÊN TRÌ và NỖ LỰC vượt qua tất cả.

Kiên trì và nỗ lực không chỉ là kỹ năng, đó còn là thái độ sống. Càng nỗ lực càng thành công, càng kiên trì càng may mắn!

Bài tập cho sự kiên trì và nỗ lực:

  • Suy nghĩ thật kĩ trước khi bỏ cuộc.
  • Làm thế nào để giữ vững được động lực hay khơi dậy động lực một lần nữa?
  • Tìm ra điểm yếu của bản thân.
  • Học cách kiên nhẫn.
  • Tự khích lệ bản thân.
  • Đừng ngại học hỏi và chia sẻ với người khác.
  • Nắm bắt cơ hội và loại bỏ suy nghĩ không làm được và SỨC Ì lớn.

Kỹ năng đọc sách

Sách là nguồn tri thức của nhân loại. Ai trong chúng ta cũng có thể tự tin nói rằng mình có thể đọc sách. Nhưng kì thực, kỹ năng đọc sách không phải ai cũng làm tốt được.

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng: tại sao có người đọc cuốn sách trong khoảng một giờ nhưng vẫn nắm vững kiến thức, còn bạn dành cả tuần mà vẫn chưa hiểu hết cuốn sách đó chưa? Tất cả nằm ở kỹ năng đọc sách.

Để hình thành kỹ năng đọc sách, bạn nên áp dụng quy trình sau đây và luyện tập để tạo thành thói quen. Bạn sẽ có được kỹ năng đọc sách hiệu quả. Hãy tự thiết lập tâm thế như thế này khi đọc sách:

  • Tập trung cao độ.
  • Tinh thần thoải mái.
  • Đọc bằng mắt, bằng óc chứ không đọc bằng miệng

    .

  • Tránh đọc nhảy trở lại quá nhiều.
  • Hãy chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc.
  • Đọc với tốc độ phù hợp: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc kĩ; đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt.
  • Tập hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng để ý đến từ, đến câu chữ
  • Tập đọc nhanh, nắm và thâu tóm nhanh cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề trình bày trong sách.
  • Ghi chép một cách khoa học những điều đã đọc

Phương pháp luyện tập kỹ năng đọc sách:

  1. Xác định mục đích đọc sách.
  2. Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách: Bạn đọc hai trang đầu và trang cuối của cuốn sách để biết: Tên cuốn sách, Tên tác giả, Tên nhà xuất bản, Năm xuất bản, Lần xuất bản. Đừng xem thường bước này. Những thông tin trên đây sẽ giúp bạn rất nhiều.
  3. Xem mục lục.
  4. Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu.
  5. Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách.
  6. Đọc một vài đoạn.
  7. Đọc thực sự (đọc sâu)

Kỹ năng làm việc nhanh (hiệu suất cao)

Hãy cài đặt trong đầu bạn trạng thái: đã không làm thì thôi, đã làm thì làm cho tới và làm với hiệu suất cao.

Kỹ năng làm việc nhanh sẽ khiến bạn vừa đạt được mục tiêu nhanh hơn đồng thời tạo cho bạn sự PHẢN XẠ trong công việc rất tốt. Năng lực từ đó cũng đi lên và bạn sẽ sớm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Kỹ năng làm việc độc lập

Có người thích làm việc một mình, có người thì lại thích làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, cách tốt nhất là chúng ta có sự kết hợp giữa 2 kỹ năng này để có thể làm việc một cách hiệu quả nhất.

Làm việc độc lập là một kỹ năng mà rất nhiều công ty đề cập đến trong tiêu chí tuyển dụng. Vấn đề không phải là bạn có thể giải quyết nhiều công việc cùng một lúc, mà quan trọng là bạn có biết cách vừa làm việc hòa đồng, vừa làm việc độc lập được hay không?

Để rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, bạn cần phải rèn luyện một số loại kỹ năng sau:

  • Kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc.
  • Kỹ năng lập kế hoạch.
  • Kỹ năng làm nhiều công việc cùng một thời điểm.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Có tính kỷ luật trong công việc.
  • Linh hoạt và nhạy bén trong các trường hợp.
  • Kỹ năng thuyết phục trao đổi, thỏa hiệp.
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân
  • Kỹ năng tập trung.
  • Không ngừng tìm tòi kiến thức.
  • ….

Kỹ năng làm chủ bản thân, cảm xúc

Hầu hết mọi người trong chúng ta thường để cảm xúc của mình trôi đi, lúc buồn – lúc chán – lúc vui mà không hề hay biết rằng cảm xúc gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc.

Những lúc bạn không quản lý cảm xúc của mình một cách có nhận thức, não bộ sẽ chạy và chuyển cảm xúc của bạn thành nhiều trạng thái khác nhau. Nếu cứ để tình trang này tiếp diễn, nó sẽ khiến nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố hữu. Việc này trả lời cho hỏi vì sao bạn ngủ đủ 8 tiếng một ngày, nhưng khi đi làm vẫn cảm thấy buồn ngủ. Hoặc những người khi bước vào công việc, thấy một núi việc thì cảm thấy chán và nản chí.

Cảm xúc của mỗi người là một hình thức trải nghiệm cơ bản về thái độ chúng ta đối với sự vật, hiện tượng, với người khác và với chính mình. Cảm xúc có thể là tích cực hoặc tiêu cực, trong khi ai cũng luôn muốn có những cảm xúc tích cực thì cảm xúc tiêu cực lại chi phối ta nhiều hơn. Vậy làm thế nào để chi phối cảm xúc tiêu cực?

Hãy làm theo các bước sau:

  1. Đừng phản ứng vội khi có vấn đề gì đó phát sinh.
  2. Nhận định lại tình hình lúc vấn đề phát sinh như thế nào?
  3. Điều chỉnh trạng thái cơ thể.
  4. Hãy thay đổi sự chú ý đối với các cảm xúc tiêu cực.
  5. Thể hiện cơn nóng giận thích hợp.
  6. Cần 15 phút bình tĩnh.
  7. Hít thở sâu.
  8. Xuống giọng khi nói.
  9. Kết nối với những người lạc quan, yêu đời.
  10. Hãy cư xử với người khác như những gì họ mong muốn ở bạn.

Kỹ năng tích lũy, tiết kiệm

Tích lũy tiền là chủ đề rộng & rất khó giải quyết, các gợi ý dưới đây có thể giúp bạn đúc kết được nhiều điều.

  • Hãy nhớ về giai đoạn sinh viên, bạn sống như thế nào với số tiền 02 – 03 triệu/tháng?
  • Bạn có thể tiết kiệm chi phí nhà ở đến mức thấp nhất không? (ở nhờ nhà người thân, ở chung phòng với nhiều bạn bè khác,…)
  • Nếu có thu nhập 10 – 20 triệu/ tháng, bạn có ngồi “cafe sang chảnh”, uống trà sữa 40-50k/ ly / ngày, ăn uống thả ga, đi xem phim & shopping hàng ngày,…không?
  • Bạn có thói quen đi du lịch mỗi khi tích lũy được vài chục triệu không? Nếu du lịch có thể giúp bạn tăng tri thức, kiếm thêm được tiền từ nó, hãy tiếp tục. Nếu không, hãy hạn chế nhất có thể
  • Bạn có thói quen mua sắm các THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, XE CỘ, THỜI TRANG,… mặt hàng có THƯƠNG HIỆU và thiết bị ĐỜI MỚI NHẤT không?

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  1. Đừng mang nhiều tiền mặt trong túi. Hạn chế dùng thẻ tín dụng & các apps hỗ trợ thanh toán..
  2. Hãy trở nên bận rộn & không có thời gian để tiêu tiền.
  3. HÃY MUA TÀI SẢN THAY VÌ TIÊU SẢN.
  4. Tìm cách nâng cao tri thức & cơ hội kiếm tiền nhiều hơn.
  5. Quý trọng thời gian, nghĩ theo cách của người giàu & trang bị các thói quen của người giàu.

Kỹ năng TỪ CHỐI

Trong việc giao tiếp hằng ngày, nghệ thuật từ chối RẤT QUAN TRỌNG nhưng rất nhiều người lại không vận dụng được nó suôn sẻ. Bạn phải hiểu một điều rằng, sự tôn trọng không phải lúc nào cũng được thể hiện bằng việc đồng với đề nghị hoặc ý kiến đối phương đưa ra.

Rất nhiều người trong chúng ta lựa chọn cách giải quyết công việc theo tình cảm và rất ngại phải từ chối một lời đề nghị nào đó. Điều này HOÀN TOÀN SAI LẦM! Có những lúc bạn cũng phải biết nói “không” và từ chối khéo léo để tránh phiền hà và áp lực cho bản thân mình.

Vậy làm thế nào để có thể từ chối người khác một cách khéo léo?

  • Hiểu rõ bản thân mình muốn gì và cần gì?
  • Luôn tỏ thái độ lịch sự.
  • Hãy giải thích rõ ràng.
  • Đừng cảm thấy có lỗi.

Kỹ năng xây dựng tính cách KHIÊM TỐN

Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mà ai trong cuộc sống cũng cần phải có. Nó được thể hiện qua từng lời nói, cử chỉ hành động của bạn đối với những người đối diện.

Khiêm tốn giúp bạn sống tích cực hơn

Khiêm tốn để cúi mình lắng nghe và thu nạp kiến thức

Khiêm tốn để có thêm kinh nghiệm cho bản thân.

Khiêm tốn để tạo uy tín, lòng tin yêu, sự quý mền từ những người xung quanh.

Khiêm tốn để trở nên giỏi và thành công

Bài tập để xây dựng tính cách khiêm tốn:

  • Có ý thức về thái độ đúng mực trong mọi vấn đề, không tự kiêu tự mãn.
  • Thành kính, tôn trọng người khác, để có thể học hỏi được nhiều hơn.
  • Lạc quan tích cực trong mọi vấn đề.

Kỹ năng hiểu bản thân

“Tất cả mọi người đều là thiên tài. Thế nhưng, nếu bạn đánh giá khả năng leo cây của một con cá thì cả đời nó sẽ mãi mãi nghĩ rằng mình là một kẻ ngu ngốc” – Albert Einstein

Bạn hiểu gì về bản thân mình không? Nếu không, bạn khó có thể thành công! Hiểu bản thân là bí quyết giúp bạn luôn ‘làm chủ’ trong mọi tình huống.

Tất cả những vấn đề xảy ra trong cuộc sống của bạn đều bị chi phối bởi cách suy nghĩ của bản thân. Có điều, rất ít người chịu dừng bước và tự vấn về những gì họ nghĩ, cách họ nghĩ và vì sao họ phải nghĩ về những điều như vậy.

Kỹ năng hiểu bản thân – Một kỹ năng giúp bạn tìm thấy điểm mạnh, điểm yếu cũng như hiểu được bản thân yêu thích và mong muốn điều gì cũng những điều khiến chúng ta không hài lòng trong cuộc sống.

  • Khi thấu hiểu bản thân giúp cho bạn điều gì?
  • Cảm thấy thỏa mãn cả về thể chất và tinh thần.
  • Kiểm soát được cảm xúc trong bạn
  • Hoàn thiện và phát triển bản thân bạn theo hướng đúng đắn.
  • Bạn sẽ định hướng tương lai một cách dễ dàng hơn

Kỹ năng kiếm tiền

Là con người, ai cũng có mong ước kiếm được thật nhiều tiền để cải thiện và nâng cao cuộc sống của bản thân và gia đình.

Mỗi người đều có khát vọng làm giàu chính đáng, và chúng ta phải nuôi dưỡng nó bằng tất cả nỗ lực thì mới có thể thành công. Mỗi người có một tư duy về kiếm tiền khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau.

Có câu “nhất đảm nhị lực tam công phu” (nhất gan dạ, nhì nỗ lực, ba bản lĩnh). Bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền? Bản lĩnh của bạn phải tương xứng với số tiền đó. Kỹ năng hay năng lực không phải bẩm sinh, nó có thể thông qua học hỏi, rèn luyện mà có được.

Cách để rèn luyện kỹ năng kiếm tiền:

  • Dành thời gian đọc thật nhiều sách.
  • Luôn đặt mục tiêu cho bản thân.
  • Tư tưởng, suy nghĩ tích cực.
  • Xác định điểm mạnh, điểm yếu để phát huy và khắc phục.
  • Nghiêm khắc với bản thân.
  • Đầu tư cho bản thân.
  • Thành thật với chính mình.
  • Tập trung, cố gắng hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao.
  • Luôn định vị bản thân.
  • Học hỏi từ mọi người xung quanh.
  • Làm bạn và học hỏi cách làm giàu từ những người giàu, người giỏi.
  • Luôn dành thời gian để bản thân có nhiều trải nghiệm nhất.
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội.
  • Luôn đúng giờ.
  • Tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới.

Kỹ năng QUAN SÁT và HỌC HỎI

Quan sát là cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong cuộc sống một cách chi tiết và có phân tích về nó. Nếu bạn không quan sát mà chỉ đơn giản là nhìn thấy mọi thứ xung quanh một cách ngẫu nhiên thì bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội cho bản thân. Chưa nói đến vấn đề thành công trong công việc, quan sát tốt là cách giúp bạn cảm nhận cuộc sống xung quanh trọn vẹn hơn. Thông qua quan sát, bạn có thể học hỏi để bản thân có thêm nhiều kiến thức và tận dụng những điều đó để thành công.

Kỹ năng quan sát và học hỏi có thể được rèn luyện giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều hơn trong cuộc sống. Muốn có kỹ năng quan sát tốt, bạn cần có sự tập trung và óc phân tích, so sánh vấn đề nào đó. Không chỉ nhìn một chi tiết kỹ càng mà ta còn thấy được các sự việc liên quan, xâu chuỗi chúng thành vấn đề

Để trau dồi kỹ năng quan sát và học hỏi bạn cần có:

  • Khả năng nhẫn nại.
  • Khả năng tập trung.
  • Thấu hiểu cảm xúc.

Bài tập rèn luyện:

  • Học hỏi và ghi nhớ nhiều hơn
  • Nâng cao kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng phân tích và đưa ra quyết định
  • Xác định mục tiêu quan sát rõ ràng
  • Tạo hứng thú, khuyến khích trí tò mò cho bản thân
  • Viết nhật ký hoặc ghi chép mỗi ngày
  • Quan sát những phải kết hợp suy luận và đúc kết

5/5 – (1 bình chọn)