32 Thuật ngữ SEO căn bản mà bạn không thể bỏ qua

Dù bạn là người mới bắt đầu với SEO hay lâu năm thì chắc hẳn không ít lần bạn bắt gặp phải tình huống là bạn nghe ai đó nói về 1 thuật ngữ SEO nào đó mà bạn chẳng hiểu mô tê gì về nó cả. Trong SEO có rất nhiều khái niệm và thuật ngữ vì vậy nếu bạn là người mới tiếp cận thì việc không hiểu cũng là chuyện hết sức bình thường.

Hôm nay mình sẽ tổng hợp 32 thuật ngữ SEO cơ bản mà mình nghĩ rằng bạn cần phải biết nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về SEO. Cùng đọc và tìm hiểu nhé.

32-thuat-ngu-seo-can-ban

Seo Onpage

Đây là thuật ngữ seo quan trọng mà bạn cần phải tìm hiểu đầu tiên. Seo Onpage tức là bạn tối ưu các yếu tố SEO trên chính website của bạn: như tối ưu cấu trúc website chuẩn seo, bài viết chuẩn seo, Đường dẫn chuẩn SEO….

Trong seo sẽ có SEO OnpageSeo Offpage tức là tối ưu bên trong và bên ngoài website. Đây là 2 đầu việc chính mà 1 SEO ờ (Seoer) cần phải làm.

SEO OffPage

SEO OffPage: Tối ưu những yếu tố khác bên ngoài website như backlink, Map, PBN… Hiểu đơn giản đó là nếu website của bạn là website mới thì nó chưa được google tin tưởng và đánh giá cao.

Việc làm Seo Offpage tức bạn bạn phải xây dựng mối quan hệ với các các site uy tín khác để tăng sự uy tín cho website của bạn bằng việc xây dựng hệ thống backlinks liên kết trỏ từ các site úy tín về site của bạn hay xây dựng PBN làm site vệ tinh để củng cố sức manh cho site chính.

Nói theo kiểu dân chơi thì là ra ngoài xã hội nếu bạn cảm thấy mình yếu thì bạn phải có quan hệ rộng với những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn thì bạn mới mạnh dần lên được :v. Thứ nhất tiền tệ, thứ nhì là quan hệ mà. =))

Redirect 301

Redirect 301: Chuyển hướng vĩnh viễn website hoặc url đến 1 đường dẫn hoặc website khác. Tức là nếu như trên website của bạn có 1 liên kết mà bạn dã thay đổi đường dẫn hoặc liên kết đó bị die thì bạn cần phải khai báo với với google và chuyển hướng người dùng sang liên kết mới để giảm tỷ lệ thoát trang. Đó gọi là redirect 301.

Ví dụ: Mình có 1 bài viết có url cũ là:  http://xuanmkt.com/kiemtienonline . Hiện tại thì bài viết đó đã đổi đường dẫn thành : http://xuanmkt.com/kiemtienonline2021 . Nếu bạn truy cập vào đường dẫn cũ của mình thì sẽ không truy cập được. Vì vậy vì vậy mình cần Redirect 301 đường dẫn : http://xuanmkt.com/kiemtienonline sang đường dẫn mới: http://xuanmkt.com/kiemtienonline2021. Như vậy dù khách hàng có truy cập vào đường dẫn cũ cũng sẽ tự động được chuyển sang đường dẫn mới. Quá dễ  =))

 

Redirect 302

Redirect 302 : Chuyển hướng tạm thời website hoặc url đến một trang đích khác. Cái này giống với Redirect 301 nha. Điểm khác biệt duy nhất đó là:

  • Redirect 302 chủ chuyển hướng tạm thời url.
  • Redirect 301 là chuyển hướng vĩnh viễn.

404 Not Found

404 Not Found: trang web hoặc url mà bạn đang truy cập không được tìm thấy trên server hoặc website đó. Cái này lại lấy ví dụ trên nha. Nếu như 1 url bài viết hay website bị chuyển hướng mà chưa redirect hoặc liên kết đó bị die thì nó sẽ xuất lỗi 404 not found. Tức là google báo: ” Ê mày, tao không tìm thấy đường dẫn này đâu á”.

Google Analytic

Google Analytic: Phần mềm của google giúp bạn dễ dàng phân tích trang web của bạn về: lưu lượng truy cập, insight khách hàng, từ khóa, Tỷ lệ thoát trang và rất nhiều thông tin chi tiết khác.

Cái này quan trọng nha. Vì có nó bạn sẽ phân tích được tổng quan về website của mình: Page nào đang được người dùng quan tâm nhiều nhất, bài viết nào đang hiệu quả và thu hút được nhiều khách hàng, bài viết nào đang có tỉ lệ thoát cao nhất. Từ đó đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp.

Anchor text

Anchor text: Là một đoạn văn bản mà khi bạn nhấp vào thì sẽ được chuyển tới trang web hoặc 1 url khác.

Ví dụ mình họa nè: Bạn đang đọc bài viết trên blog của xuanmkt.com và khi bạn Click vào dòng chữ xuanmkt.com (anchor text) bạn sẽ được chuyển hướng trang chủ của website này.
Ơ mà đừng click nha. Lại mất công tìm lại bài này để đọc tiếp. Hiểu thế là được rầu =))

Authority site

Authority site: Những trang website đáng tin cậy. Website của bạn cũng có thể trở thành 1 Authority site nếu như bạn có thể xây dựng những chiến lược SEO hợp lý và làm cho google tin tưởng vào site của bạn hơn.
Như đã nói ở trên thì một trong những chiến lược SEO Offpage hiệu quả đó là tìm kiếm các Authority site ( website đáng tin cậy) và xây dựng các liên kết trỏ về website của bạn. Vậy thế nào là một website đáng tin cậy? Mình sẽ viết 1 bài cụ thể để bạn có thể tự đánh giá điều này.

Backlinks: Là một liên kết được trỏ về website của bạn. Backlinks còn 1 tên gọi khác là Inbound link. Việc xây dựng các nhiều baclink chất lượng trỏ về website của bạn thì cơ hội được tăng thứ hạng website, từ khóa và bài viết của bạn càng cao.

Tất nhiên đây chỉ là một yếu tố trong hơn 200 tiêu chí xếp hạng mà Google đưa ra nhưng nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Dù sao thì:

Conten is the King – Backlinks is the Queen

Black Hat Seo

Black Hat Seo: Tức là dùng các thủ thuật, mánh khóe để SEO, lách luật và qua mặt Google. Hiểu theo nghĩa đen đó là thực hành phi đạo đức các nguyên tắc SEO với mục tiêu duy nhất đó là đưa được website hay từ khóa lên top Google. Đây là một cách làm không khuyến khích và không bền vững trong nghề Seo.

White Hat SEO

White Hat SEO : Seo mũ trắng là hình thức Seo tuân thủ các chính sách của google để đưa website lên top một cách minh bạch nhất. Đây là cách làm mà mình vẫn đang định hướng và triển khai.

Black Hat và White Hat nó giống như bóng tối và ánh sáng vậy. Người ở trong bóng tối thì luôn làm những chuyện mờ ám và không minh bạch còn người ngoài ánh sáng luôn minh bạch, chính trực và rõ ràng.

Bounce Rate

Bounce Rate : Tỷ lệ phần trăm khách hàng truy cập website của bạn và sau đó bỏ đi nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thứ hạng website của bạn. Website có tỷ lệ Bounce rate cao sẽ không nhận được nhiều sự ưu ái từ google và không được đánh giá cao.

Broken Links: nhưng liên kết bị đứt, gãy, lỗi hoặc đã chuyển hướng khiến người dùng không còn truy cập được..

Khi bạn thay đổi đường dẫn mà không redirect nó sang đường dẫn mới thì độc giả sẽ không truy cập được vào link đó. Và link hay đường dẫn đó được gọi là 1 broken links.

Disavow Backlinks: Nếu bạn không muốn nhận bất kỳ 1 liên kết từ 1 site nào đó trỏ về site của bạn, bạn hoàn toàn có thể khai báo với google: ” Ê google tao không muốn nhận link từ site A trỏ về website của tao nữa, mày chặn nó giúp tao? OK”. Đó được gọi là Disavow Backlinks.

Domain name ( Domain)

Domain name: Tên miền trang web của bạn. Ví dụ bạn đang truy cập vào webiste của mình với domain name là: xuanmkt.com.

Nếu ví website như 1 ngôi nhà thì domain name chính là địa chỉ nhà của bạn.

Hosting

Hosting: Nơi lưu trữ dữ liệu website của bạn. Như bạn đang đọc bài viết trên website của mình thì toàn bộ hình ảnh, nội dung, video của mình đều được lưu trữ ở 1 nơi gọi là hosting đó.

Nếu ví website như 1 ngôi nhà thì theo bạn hosting là gì?……. Chính là miếng đất để dựng nên ngôi nhà đó.

Index

Index: Index có nghĩa là đưa website hay đường dẫn url của bạn lên google để khách hàng có thể tìm thấy website của bạn. Sẽ chẳng có tác dụng gì nếu như bạn viết bài mà không được Google Index, Vì chẳng có ai nhìn thấy nó cả.

Internal Link: là những liên kết nội bộ bên trong website của bạn. Ví dụ: Liên kết giữa bài viết A với bài viết B trong website. Xây dựng liên kết nội bộ giữa các bài viết liên quan sẽ giúp người dùng ở lại website của bạn lâu hơn và tăng Time on Site.

External Links: là những link mà khi bạn bấm vô, bạn được chuyển hướng tới một trang web khác.

Keyword

Keyword: Từ khóa là những từ mà người dùng gõ lên google để tìm kiếm về một chủ đề nào đó. Ví dụ bạn muốn xây dựng website thì sẽ lên google gõ từ khóa” Xây dựng website” chẳng hạn.

Keyword density

Keyword density : mật độ từ khóa: Tỉ lệ lặp lại từ khóa bao nhiều lần trong toàn bộ content của bạn.

Keyword Research

Keyword Research: Nghiên cứu từ khóa. Đây là việc mà những người bắt đầu làm seo cần phải làm. Nghiên cứu và xây dựng ra nhưng bộ từ khóa có nhiều lượt tìm kiếm và tạo ra chuyển đổi cao, mức độ cạnh tranh thấp.

Keyword Spam

Keyword Spam: Hành động cố tình lặp đi lặp lại nhiều lần từ khóa trong một bài viết nhằm mục đích thăng hạng bài viết hoặc từ khóa. Đây là việc làm khiến google không thích tí tẹo nào cả.

Landing page

Landing page: Trang đích. Tức là trang mà bạn muốn tạo ra để thu hút khách hàng thực hiện một hành động nào đó như: điền form để lại thông tin, đặt hàng,tải ebook…

No follow

No follow: Đoạn code nhỏ bỏ vô 1 link liên kết. Nhiệm vụ là báo với google rằng link này được liên kết với trang khác nhưng đừng đi theo link đó tới trang ấy.

No index

No index: thẻ HTML không cho bộ máy tìm kiếm của Google index những trang đấy. Thẻ này có tác dụng để hạn chế các Outbound link ( Liên kết thoát ra ngoài website của bạn)

PBN

PBN: là những website vệ tinh bạn tạo ra nhằm mục đích là tạo backlink siêu chất đến trang chính của bạn. Điều này làm tăng sức mạnh của webiste chính trong chiến lược link building.

Google Panda

Google Panda: Đây là thuật ngữ seo phổ biến mà mình nghĩ ai bắt đầu cũng đều sẽ thắc mắc. Google Panda là thuật toán của google nhằm phạt những webiste chất lượng thấp và kém chất lượng có nội dung mỏng.

SERPs

SERPs: là từ viết tắt của Search Engine Result Page – chỉ những trang kết quả được bộ máy tìm kiếm trả về khi ai đó thực hiện 1 truy vấn hay tìm kiếm 1 thông tin nào đó từ Google.

Sitemap

Sitemap: Bản đồ để các công cụ tìm kiếm của google có thể dễ dàng truy cập vào website của bạn để lấy dữ liệu và index lên bộ máy tìm kiếm.

Traffic

Traffic: Traffic là những khách truy cập và hoạt động trên trang web của bạn .Các lưu lượng truy cập cao hơn cũng là một tín hiệu giúp bạn có kết quả tốt hơn trong SERPs.

Crawl là gì?

Crawl là việc bạn kêu Crawler(bot hoặc spider) tới lập chỉ mục dữ liệu cấu trúc cho URL bạn mong muốn.

Trust rank

Là một thang điểm ẩn của google tạo ra nhằm đánh giá 1 trang web có uy tín hay không. Bạn có thể coi video tôi nói kĩ về Trust rank và cách tăng Trust rank cho trang web.

Trên đây là 32 thuật ngữ Seo căn bản mà bạn cần biết. Mình nghĩ nắm được bằng này thuật ngữ là bạn cũng có một lượng kiến thức và sự hiểu biết kha khá về Seo rồi.

Mình sẽ cập nhật thêm các thuật ngữ khác trong thời gian sắp tới. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức về seo thì hãy tham khảo thêm các bài viết khác ở  Tại đây  hoặc đọc tài liệu chính từ Google. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Nếu thấy hữu ích thì đừng tiếc 1 comment hay 1 chia sẻ để lan tỏa kiến thức nhiều hơn nhé!

 

0

0

Đánh giá

Đánh giá bài viết