3 Ý TƯỞNG TÁI CHẾ RÁC THẢI GIÚP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – Layer Clean Việt Nam
Xu hướng sống xanh với các sản phẩm được hình thành từ các ý tưởng tái chế từ rác thải mang đến các ưu điểm như tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, hiện nay vấn đề rác thải nhựa đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối mà nhiều người quan tâm, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, sức khoẻ của con người. Việc tái chế rác thải nhựa là một trong những biện pháp giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường. Hãy cùng Layer Clean khám phá những ý tưởng tái chế rác thải nhựa đơn giản giúp bảo vệ môi trường.
Các sản phẩm rác thải nhựa rất lâu phân hủy trong môi trường. Vì thế, tận dụng chúng để làm chậu cây trồng hoa hay rau xanh đẹp mắt là ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường rất thích hợp và còn góp phần giảm thải rác ra môi trường. Đối với cách tái chế rác thải nhựa (STEM) này, bạn có thể dùng chai nhựa, cốc uống nước nhựa, hộp nhựa để làm chậu trồng cây.
Đầu tiên, bạn lấy các chai nhựa đựng nước, dầu ăn, gia vị… rửa sạch sẽ bằng nước rửa chén rồi để chúng khô tự nhiên. Sau đó, bạn dùng que sắt nung nóng để tạo thành những lỗ thoát nước dưới đáy rồi cho đất vào. Sau khi hoàn thành, bạn có thể trồng các loại rau dễ sinh trưởng như xà lách, rau cải, mồng tơi… trên ban công hay tầng thượng.
Với hộp nhựa, lọ mỹ phẩm nhựa nhỏ có thể trồng cây cảnh mini như sen đá, xương rồng, cẩm nhung… bên cửa sổ. Với cốc uống nước bằng nhựa, bạn có thể trồng các loại cây thủy sinh như trầu bà, ngọc ngân… treo trên tường hay trước cửa nhà.
Tái chế rác thải thành đồ trang trí
Việc tái chế chai nhựa thành đồ trang trí mang đến các ưu điểm như giúp bạn tiết kiệm chi phí, ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường và có được các món đồ đẹp mắt. Trước khi thực hiện cách tái chế rác thải, bạn cần chuẩn bị thêm các vật dụng và nguyên liệu kèm theo để giúp hoàn thiện đồ trang trí từ rác thải.
Bên cạnh đó, quá trình tác chế này còn là một cách thiết thực để bạn giáo dục con cái về sự tiết kiệm và khơi gợi khả năng sáng tạo trong trẻ. Đối với ý tưởng tái chế rác thải này, bạn có thể “sưu tập” thìa nhựa sau mỗi lần ăn sữa chua, cơm hộp… sau đó lắp ráp chúng với súng bắn keo để tạo thành đèn chùm siêu đẹp cho bàn làm việc.
Bạn cũng có thể tận dụng chai thủy tinh trong suốt thêm thắt vài sợi dây thường nhỏ bên ngoài và một dây đèn nháy bên trong cho không gian phòng khách trở nên lung linh, sống động. Một bó hoa từ giấy báo bỏ đi cắm trong chai thủy tinh cũ sẽ thành món đồ xinh xắn cho bàn trà hay ô cửa sổ nhà bạn.
Tái chế rác thải nhựa thành vật dụng trong gia đình
Có rất nhiều món đồ sau khi hỏng hóc vẫn có thể biến thành các vật dụng khác cho gia đình bạn. Đối với các can nhựa lớn, cách tái chế rác thải là bạn có thể cắt đôi chúng theo đường vát xéo để làm hốt rác. Bạn cũng có thể tận dụng lốp xe tải không dùng đến làm thành giường ngủ cho thú cưng hay bồn trồng cây. Đối với việc tái chế quần áo cũ, bạn bện lại thành thảm chùi chân hoặc thảm lót cho thú cưng đây là ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường rất hữu ích. Ý tưởng tái chế rác thải nhựa này được nhiều người áp dụng và thành công.
Tuy nhiên, trong quá trình tái chế các rác thải từ nhựa, bạn cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố vệ sinh, vì các sản phẩm này đều đã qua sử dụng và có thể tồn đọng nhiều mùi hôi, bụi bẩn và vi khuẩn gây hại. Để hạn chế tối đa nguy cơ cho sức khỏe, Layer Clean khuyên bạn nên chọn nước rửa chén nước rửa chén hữu cơ Layer Clean để làm sạch cũng như khử mùi hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người sử dụng.