3 VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DẠY VÀ NGƯỜI HỌC TRONG HỌC TÍCH CỰC – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.11 KB, 87 trang )

Vai trò của GV trong dạy học truyền

thống và dạy học tích cực

Từ:

Giáo viên là trung tâm

trong lớp học

Tập trung vào sản phẩm

học tập

Giáo viên là “nguồn

cung cấp kiến thức”

Giáo viên như là người

“làm hộ” học sinh

Đến:

Học sinh là trung tâm

trong lớp học

Tập trung vào quá trình

học tập

Giáo viên là “người tổ

chức” các kiến thức

Giáo viên như là người

“tạo điều kiện” để học

sinh tự học

Tập trung vào chủ đề cụ Tập trung vào việc học

thể

toàn diện

VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HTC

Là tác nhân chính trong việc nỗ lực tạo ra các điều kiện tốt

nhất giúp người học tiếp nhận kiến thức đồng thời phát triển

các kỹ năng ngay tại lớp học, hỗ trợ HS suy nghĩ ở mức tối

đa, hướng dẫn, khuyến khích sự tham gia đầy đủ, tăng cường

hiểu biết lẫn nhau và cùng chịu trách nhiệm chung.

VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HTC

Quản ly: Khởi tạo các hoạt động trong lớp học, hướng dẫn học

sinh tham gia các hoạt động, quyết định độ dài thời gian cho mỗi

hoạt động, chuyển sang hoạt động khác, cho ngừng các hoạt động

khi thích hợp,…

Điều phối: Góp phần tăng tính năng động cho các hoạt động

trong lớp học, bổ sung các thông tin cần thiết và hữu ích cho các

họat động, cung cấp các tác nhân kích thích cho quá trình tiếp thu

ngôn ngữ của người học, tạo động cơ học tập (khuyến khích,

động viên, …), hỗ trợ kỹ thuật (vận hành đèn chiếu, video,

cassette, …).

Đánh giá: Đánh giá thành tích của người học, cung cấp ý kiến

phản hồi cho các hoạt động của người học, hướng dẫn người học

phát hiện và sửa chữa các điểm yếu, đồng thời phát huy các điểm

mạnh cho bài học sau.

Vai trò của HS trong cách học truyền thống và học tích cực

Từ:

Đến:

Là người tiếp nhận kiến

thức thụ động

Tập trung vào việc trả lời

các câu hỏi

Học “nhồi nhét”

Là người học tích cực và

cùng tham gia

Đặt ra những câu hỏi

Chịu trách nhiệm cho việc

học của mình – học “phản

ánh” (nhìn lại quá trình)

Cạnh tranh với nhau trong Hợp tác với nhau trong

học tập

học tập

Muốn tự nói lên ý kiến

Lắng nghe tích cực ý kiến

của mình

của người khác

Tiếp thu các kiến thức

Kết nối các kiến thức đã

riêng rẽ

học được

VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG HTC

Là người tiếp nhận kiến thức và phát triển các

kỹ năng trong điều kiện tốt nhất do người dạy

và tài liệu học tập tạo ra. Người học chính là

chủ thể mọi mặt hoạt động và là mục đích

hướng tới của việc học tập.

Quá trình học tập sẽ giúp học sinh học được từ

các bạn cùng lớp những kiến thức, kỹ năng,

thái độ mới, do đó họ sẽ có cơ hội chia sẻ kinh

nghiệm và kiến thức, tham gia tự giác và bình

đẳng vào quá trình học tập.

Học tích cực

2.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT

HỌC tiêu: CỰC

Mục TÍCH

Trình bày được khái niệm, cách tiến hành, một số

điểm cần lưu ý của các PP học theo hợp đồng,

học theo góc, phát hiện và giải quyết vấn đề, học

hợp tác theo nhóm. Áp dụng được vào dạy học.

Trình bày được khái niệm và cách tiến hành, một

số điểm cần lưu ý của các KT khăn trải bàn, KT

mảnh ghép, động não, sơ đồ tư duy, KT đặt câu

hỏi. Áp dụng được vào dạy học.

2.1 HỌC THEO HỢP ĐỒNG

Học theo hợp đồng là gì ?

Học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập,

trong đó mỗi HS (hoặc mỗi nhóm nhỏ) làm

việc với một gói các nhiệm vụ khác nhau

(nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn) trong một

khoảng thời gian nhất định. Trong học theo

hợp đồng, học sinh được quyền chủ động

xác định thời gian và thứ tự thực hiện các

bài tập, nhiệm vụ học tập dựa trên năng lực

và nhịp độ học tập của mình.