3- Tầm quan trọng của giáo dục tiểu học, vai trò giáo viên tiểu học trong đời – Tài liệu text
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 113 trang )
Bác Hồ của chúng ta mong muốn tột độ: Dân ta ai cũng đƣợc học hành, thì có lẽ
những ngƣời đƣợc Bác ƣu tiên trƣớc hết phải là trẻ em. Giáo dục tiểu học – nhà
trƣờng tiểu học là một bộ phận không thể thiếu đƣợc của xã hội, của cộng đồng. Vì
đây là bậc học đem đến cho trẻ em hạnh phúc đƣợc đi học, cũng là nơi thể hiện rõ
nhất tính ƣu việt của chế độ xã hội
Nói nhƣ vậy, là vì giáo dục nói chung – nhất là giáo dục tiểu học có tác động
rất lớn đối với “phát triển cá nhân”. Nhiều nghiên cứu đã thống nhất: sự phát triển
của trẻ em là một quá trình chịu ảnh hƣởng của 3 yếu tố: di truyền, môi trƣờng,
giáo dục. Cũng nhƣ môi trƣờng, giáo dục là hình thức tác động bên ngoài đến con
ngƣời đang phát triển, nhƣng tác động của giáo dục bao giờ cũng là tác động có
mục đích đến sự phát triển của con ngƣời.
Giáo dục tiểu học với mục tiêu “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học” [8, trang 17]. Do đó đội ngũ giáo viên tiểu học
phải quán triệt ở phƣơng pháp dạy học và giáo dục: phải lấy học sinh làm trung
tâm, tôn trọng nhân cách học sinh, coi trọng nội lực thúc đẩy hoạt động của học
sinh. Ở bậc học này mọi hoạt động vui chơi, hoạt động chân tay, các kỹ năng vận
động phải đuợc các thầy cô giáo chú ý và để nó có vị trí xứng đáng trong học
đƣờng.
Có ý kiến rằng: Nói tới giáo dục tiểu học là nói tới “một bậc học nhạy cảm
nhất của giáo dục và toàn xã hội “Vì đây là nền tảng của nền tảng giáo dục quốc
dân và liên quan tới mọi nhà” [11, trang 57 ]
Nhà trƣờng tiểu học đã “dẫn dắt con người từ gia đình đến xã hội” từ đó con
ngƣời có những bƣớc đầu tiên từ “thế giới tự nhiên đến thế giới công việc” (Theo
Hêghen). Trong tâm hồn trong trắng của mình, đứa trẻ đƣợc tiếp thu những kiến
thức (sự kiện, thông tin) mới mẻ mà trƣớc đó nó chƣa hề đƣợc biết. Ở đó, sự “cọ
sát tư duy” (chữ của Anhstanh) đã giúp đứa trẻ “lớn” lên, chính điều đó làm cho
nó cảm nhận đƣợc niềm vui, hạnh phúc đƣợc đi học.
Nhƣ vậy, giáo dục tiểu học là bậc học đƣợc toàn dân quan tâm đến, mọi tác
động của hoàn cảnh kinh tế – xã hội đều ảnh hƣởng trực tiếp tới nhà trƣờng, giáo
viên – đặc biệt là học sinh. Nếu nhƣ “nhà trường là vầng tráng của cộng đồng –
cộng đồng là trái tim của nhà trường” đúng với mọi cấp học, bậc học thì với nhà
trƣờng tiểu học điều đó càng đƣợc sáng tỏ trong hoàn cảnh hiện nay.
1.3.2- Vai trò của giáo viên tiểu học:
Trong truyền thống phƣơng Đông từ xƣa, vai trò của ông thầy thật to lớn, nói
theo góc độ văn hoá sƣ phạm, ngƣời thầy ở vị trí trung tâm của quy trình đào tạo
“không thầy đố mày làm nên” (Phi sư bất thành – VHSP quyền uy). Ngày nay do
điều kiện kinh tế, xã hội đã thay đổi, kéo theo sự thay đổi của VHSP: VHSP quyền
uy đƣợc thay bằng VHSP dạy- học cộng tác dân chủ. Ngƣời thầy vẫn có vị trí quan
trọng trong hoạt động dạy học, vẫn đƣợc xã hội tôn vinh, song ngƣời học đã trở
thành ngƣời giữ vị trí trung tâm của quy trình đào tạo. Vai trò của giáo viên tiểu
học cũng không nằm ngoài quy luật biến đổi đó. Song với đặc điểm và tính chất
của bậc học, ngƣời giáo viên tiểu học cũng vẫn có những vai trò rất đặc biệt trong
việc thực hiện MTGD và trong đời sống cộng đồng.
Ngƣời giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục:
Mục tiêu chung của giáo dục Việt Nam: “… Đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất, phẩm chất và năng lực của công dân , đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong đó, mỗi bậc học lại đặt ra các mục tiêu cụ thể,
để thực hiện mục tiêu chung. Ngƣời giáo viên tiểu học có vai trò nhƣ thế nào trong việc
thực hiện mục tiêu: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học
sinh tiếp tục học THCS “ [8, trang 17]
– Trƣớc hết, để thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục, ngƣời giáo viên tiểu học
không chỉ làm tốt nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đơn thuần (mặc dù ở những mức
độ khác nhau, chức năng này vẫn rất cần thiết) mà còn phải dạy cho học sinh biết
cách học, cách thu thập và xử lý các kiến thức, các thông tin, các tình huống trong
thực tế đời sống.
-Giáo dục tiểu học, cũng nhƣ các bậc học khác để đạt đƣợc mục tiêu chung
cần phải có chất lƣợng đào tạo, mà “trong giáo dục tiểu học, người giáo viên là
nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục” [12, trang 67].
Ngƣời giáo viên tiểu học trong đời sống cộng đồng:
Ngƣời giáo viên tiểu học liên hệ với cộng đồng thông qua việc thực hiện
nhiệm vụ (7 nhiệm vụ như trong Luật Giáo dục). Đặc biệt, qua việc giáo dục dạy
dỗ học sinh và giao tiếp với phụ huynh học sinh; thông qua các hoạt động ngoài
giờ lên lớp đó ngƣời giáo viên đã phát huy đƣợc vai trò của mình trong đời sống cộng
đồng.
– Khi mới vào tiểu học, ngƣời học sinh lần đầu tiên trong đời đƣợc tiếp xúc
với một môi trƣờng sinh hoạt mới, với hoạt động học tập đích thực (chứ không
phải chơi mà học ở giáo dục Mầm non) và nghĩa vụ học tập có kết quả. Vì vậy
ngƣời giáo viên tiểu học có vai trò rất đặc biệt trong đời sống tinh thần của đứa trẻ.
Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của ngƣời giáo viên tiểu học nhất nhất đều
ảnh hƣởng và tác động tới học trò. Thầy, cô giáo lúc này thực sự là tấm gƣơng cho
học sinh, trình độ học vấn, thái độ, tình cảm của thầy, cô giáo sẽ tác động rất lớn
đến học sinh.
– Ngoài nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục, giáo viên tiểu học còn tham gia
công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phƣơng: công tác này rất vất vả, đòi hỏi
sự kiên trì và tấm lòng chân thành, sự cảm thông và hiểu biết hoàn của từng học
sinh cụ thể. Ở đây ta còn phải kể đến vai trò liên kết các lực lƣợng xã hội: cha mẹ
học sinh và Hội cha mẹ học sinh, Đội TNTP HCM, hội nông dân, hội phụ nữ,…
của ngƣời giáo viên tiểu học trong việc giáo dục học sinh. Bởi vì, hiệu quả giáo
dục tiểu học phụ thuộc không nhỏ vào khả năng liên kết các lực lƣợng xã hội đó.
– Ngoài vai trò làm thầy, giáo viên tiểu học của chúng ta cũng phải thực hiện
các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật: thực hiện nghĩa vụ của ngƣời công
dân, tham gia các phong trào văn hoá, xã hội ở địa phƣơng. Là những ngƣời có học
vấn, đƣợc đào tạo ở trình độ nhất định, có phẩm chất đạo đức tốt – bao giờ các thầy
cô giáo của chúng ta cũng gƣơng mẫu làm tốt nghĩa vụ công dân. Do đó ngoài việc
là tấm gƣơng cho học sinh noi theo, các thầy cô giáo tiểu học còn là những ngƣời
đầu tầu gƣơng mẫu ở địa phƣơng.
1.3.3- Đội ngũ giáo viên tiểu học – vai trò trong nền giáo dục:
Đội ngũ giáo viên tiểu học:
– Đội ngũ: “Là một tập hợp người được tổ chức thành một lực lượng để thực
hiện một hay nhiều chức năng, nhiệm vụ, có thể cùng một nghề nghiệp hoặc không
cùng một nghề nghiệp nhưng có cùng một mục đích nhất định” [43].
– Đội ngũ giáo viên: “Là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm
vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống
hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục” [39].
Từ đó ta có thể coi đội ngũ giáo viên tiểu học là những “chuyên gia” trong
lĩnh vực giáo dục, ở bậc tiểu học họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học và giáo
dục ở bậc học này và có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ
cho giáo dục tiểu học.
Vai trò của đội ngũ giáo viên tiểu học trong nền giáo dục:
Từ Cách mạng tháng Tám đến nay, nền giáo dục của chúng ta đã có những
thành tựu vô cùng to lớn: đã có nhiều chuyển biến căn bản cả về số lƣợng và chất
lƣợng (số lượng người đi học, nội dung học tập và trình độ học vấn), đƣa nhân dân
ta từ 95% mù chữ dƣới thời Pháp thuộc đƣa lên 91% biết chữ, với hệ thống giáo
dục quốc dân khá hoàn chỉnh, từ giáo dục Mầm non đến trên Đại học.
Trong thành tựu rực rỡ đó, điều đầu tiên phải kể tới công lao của Đảng và
Bác Hồ, sau đó là công lao của những thầy cô giáo tiểu học.
Vai trò của đội ngũ giáo viên tiểu học trong nền giáo dục rất to lớn:
– Trƣớc hết đội ngũ các thầy cô giáo trƣờng tiểu học của chúng ta đảm đƣơng
nhiệm vụ “phải xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông để
đặt cơ sở vững chãi cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa”. Kết luận của Hội nghị quốc tế về giáo dục phổ thông tại Maxcơva đã chỉ
ra: nếu đứa trẻ không đạt đƣợc kết quả tốt ở bậc tiểu học thì chắc nó cũng khó tiến
bộ đƣợc trong những năm ở các bậc học tiếp theo. Do đó, các thầy cô giáo tiểu học
của chúng ta không chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp đặt nền móng cho giáo dục phổ
thông mà còn đặt nền móng cho toàn bộ sự hình thành nhân cách con ngƣời. Đó là
vai trò của những ngƣời mở đầu, đi trước, vai trò đặt những viên gạch đầu tiên
trong việc xây nên những kỳ tích của nền giáo dục nƣớc nhà.
-Tiểu học là bậc học phổ cập và phát triển, đội ngũ giáo viên tiểu học của
chúng ta làm nhiệm vụ phải chú ý : tính đồng loạt và tính cá thể. Có nghĩa là các
thầy, cô giáo của chúng ta phải giảng dạy và giáo dục sao cho trẻ em khi học xong
phải đạt đƣợc những yêu cầu tối thiểu, nhƣng cũng phải tổ chức, hƣớng dẫn để tạo
điều kiện cho trẻ em tiếp tục phát triển, có khả năng học tập suốt đời để trở thành
những con ngƣời có trí tuệ, phát triển ý chí cao và tình cảm tốt đẹp. Đó là vai trò
ươm mầm, nuôi dưỡng và vun trồng (dạy ngƣời, dạy chữ, dạy phƣơng pháp tƣ
duy) và phát hiện những năng khiếu để bồi dƣỡng kịp thời.
– Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, nội dung dạy học ở bậc tiểu học không
chỉ đậm đà bản sắc dân tộc, có tính hiện đại mà còn phải chú ý thích đáng đến
những tri thức của nhân loại thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật… Nhƣ
vậy, các thầy cô giáo tiểu học của chúng ta còn là ngƣời ở vị trí trực tiếp dẫn dắt
các em tiếp cận với hoà nhập, với việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Đó là vai trò của
những ngƣời “giữ lề”, dẫn dắt các em “hé mở” những cửa sổ nhìn ra thế giới bên
ngoài, để tâm hồn trong trắng của các em làm quen với cái mới, cái hiện đại trong
cốt cách, trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc.
– Giáo dục tiểu học là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân,. Đội ngũ giáo viên
tiểu học thực hiện vai trò của người sứ giả, đem ánh sáng của Đảng đến với mọi
trẻ em.
– Giáo dục tiểu học là “bậc của cách học”, vì vậy những ngƣời thầy ở bậc
học này không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà phải biết tổ chức, hƣớng dẫn
mọi hoạt động học tập của học sinh, sao cho nhân cách của học sinh phát triển theo
định hƣớng của MTGD. Giáo viên tiểu học giữ vai trò của nhà thiết kế, nhà tổ
chức – với những tác động có dấu ấn lâu dài trong cuộc đời học sinh.
Nhìn từ góc độ số lƣợng từ công việc mà họ đảm đƣơng trong nền giáo dục
nƣớc nhà, đội ngũ giáo viên tiểu học khiến chúng ta liên tƣởng tới bầy ong thợ
trong đàn ong. Do đó, để giúp họ tự phát sinhđƣợc vai trò và cống hiến hết khả
năng của mình trong sự nghiệp “trồng người”, cần phải cho họ đƣợc BD, để họ
khỏi tụt hậu so với yêu cầu của công việc ngày càng cao.
1.4- Ý nghĩa của công tác bồi dƣỡng đối với giáo viên tiểu học:
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói “thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì
ảnh hưởng xấu”. Do đó, để có ảnh hƣởng tốt từ phía thầy tới học sinh, chúng ta
cần phải đẩy mạnh CTBDGV.
1.4.1- Công tác bồi duỡng giúp cho giáo viên tiểu học “tiếp nối quá trình
đào tạo” sau khi ra trƣờng cho mỗi một ngƣời và cả đội ngũ.
Dù tốt nghiệp ở trƣờng Trung học, Cao đảng hay Đại học Sƣ phạm thì các
giáo viên của chúng ta cũng chỉ đƣợc cung cấp những tri thức nền móng để họ có
thể đảm đƣơng công tác giảng dạy, giáo dục trong một giai đoạn nhất định. “Đội
ngũ giáo viên có một lịch sử về trình độ đào tạo ban đầu thấp nhất, đa dạng về
nguồn gốc đào tạo, tỷ lệ đạt chuẩn cho đến nay vẫn thấp nhất so với cấp phổ thông
khác” [11, trang 57]. Đó là thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên tiểu học
của chúng ta, vì thế họ cần đƣợc bồi dƣỡng để nâng cao khả năng làm việc. Những
khác biệt: về lao động, phạm vi giao tiếp, về đối tƣợng giảng dạy, về tính chất công
việc…so với các bậc học khác cũng là những yêu cầu cần BD cho đối tƣợng này.
(i) Về đối tượng giảng dạy:
Trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đi học tiểu học có đặc điểm tâm sinh lý rất khác biệt
với những trẻ em lớn ở bậc THCS và THPT. Các em phải đƣợc nhận từ thầy cô
giáo sự dạy dỗ và giáo dục ân cần nhƣ mẹ và cha. Mọi tác động không đúng hoặc
quá nghiêm khắc sẽ để lại dấu ấn và hậu quả khôn lƣờng về sau. Đây là cấp học
phổ cập và phát triển, phải “đào tạo ra hàng loạt nhân cách công dân nhưng lại
vun trồng nhân cách từng học sinh làm nảy nở hết bản sắc riêng biệt ở mỗi học
sinh để chúng trở thành người có cá tính “ [11, trang 61].
Do vậy BD luôn là một nhu cầu không thể thiếu đƣợc đối với giáo viên tiểu học.
(ii) Về phạm vi hoạt động giao tiếp:
Gắn bó với cộng đồng xã hội nơi trƣờng đóng, giáo viên tiểu học ít có điều
kiện tiếp xúc với khoa học, với cái mới. Đặc biệt là các thầy cô giáo ở vùng sâu,
vùng xa – nơi có mặt bằng kinh tế và dân trí thấp. Vì thế các chƣơng trình BD là
một điều kiện rất thuận lợi cho họ tự nâng khả năng của mình lên để đáp ứng với
yêu cầu của công việc.
(iii) Về cường độ lao động: Giáo viên tiểu học có số giờ đứng lớp rất cao so
với ở các bậc học khác. “Mỗi tuần người giáo viên tiểu học phải dạy từ 30 tiết đến
35 tiết, chưa kể đến công tác giáo viên chủ nhiệm. Nếu chỉ tính một tiết lên lớp,
người giáo viên chỉ dành một tiết chuẩn bị thì không còn thời gian nào để làm
công việc khác hoặc nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động.” [11, trang 67]