3 điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động và có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. 3 điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa là hàng hóa là sản phẩm của lao động, hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và thông qua trao đổi, mua bán. Và để hiểu rõ hơn về 3 điều kiện này, mời các bạn đọc bài viết dưới đây nhé!

– Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất avf nó có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể.

– Có 3 điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa bao gồm:

+ Thứ nhất, phải do lao động tạo ra, là sản phẩm của lao động

+ Thứ hai, phải có công dụng nhất định để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người

+ Thứ ba, trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua hoạt động mua – bán.

– Lấy ví dụ một sản phẩm như: gạo

+ Điều kiện thứ nhất là sản phẩm của lao động: Để sản xuất ra được gạo phải trải qua rất nhiều quá trình và rất khó khăn, vất vả mới hình thành nên được hạt gạo. Người xưa có câu: “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ý chỉ những người nông dân phải rất vất vả, làm việc quần quật mới có được một vụ gạo ngon

+ Điều kiện thứ hai là phải có công dụng nhất định để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người: Gạo là lương thực chính không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác. Gạo có thể nấu thành cơm, thành cháo, có thể dùng để chế biến các loại bánh, xôi, mì, bún, phở hay rượu.

+ Điều kiện cuối cùng là trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua hoạt động mua – bán: Người nông dân khi sản xuất ra gạo sẽ đem bán đi lấy tiền và người mua sẽ đem về để ăn. Đây chính là một hoạt động của mua và bán

3 điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa

– Giá trị sử dụng:

+ Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp.

+ Đặc trưng giá trị sử dụng của hàng hóa:

+ Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật.

+ Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng cho cá nhân), nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào.

+ Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao.

– Giá trị hàng hóa:

Một vật, khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.

– Giá trị trao đổi:

+ Khái niệm: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.

+ Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc

+ Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào đó. Vì các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên không thể lấy giá trị sử dụng để đo lường các hàng hóa. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh được với nhau trong khi trao đổi: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm của lao động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Thực chất các chủ thể khi trao đổi hàng hóa với nhau là trao đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa. Trong ví dụ trên, giả sử người thợ dệt làm ra được 1 m vải mất 5 giờ, người nông dân làm ra 10 kg thóc cũng mất 5 giờ. Trao đổi 1 m vải lấy 10 kg thóc thực chất là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra 1 m vải với 5 giờ lao động sản xuất ra 10 kg thóc.

>>>Xem thêm: Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt?

———————————–

Hàng hóa là sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay, vì vậy nắm rõ về bản chất hay giá trị của hàng hóa là một nội dung rất quan trọng. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm về 3 điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!