3 cấp độ Business analyst certification bạn cần hiểu rõ

Business analyst certification chuẩn quốc tế là một trong những mục tiêu mà những người trong ngành business analyst hướng tới. Việc lựa chọn tổ chức nào để thi hay chọn thi chứng chỉ ở cấp độ nào thì phù hợp với bản thân là điều mà nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Các tổ chức cấp Business analyst certification trên thế giới

Để đáp ứng nhu cầu business analyst certification ngày càng cao trên thị trường hiện nay, một số trường đại học quốc tế có tổ chức các khóa học online ngắn hạn và cấp chứng chỉ cho chuyên ngành Business Analyst.

Thông thường các khóa học này thường dài hạn và học phí khá cao. Ngoài ra, có một số tổ chức cấp chứng chỉ Business Analyst certification uy tín trên thị trường hiện nay:

  • PMI (Project Management Institute): Viện quản lý dự án, chứng chỉ cấp cho ngành này là PMI-PBA. Đặc thù của tổ chức này là chuyên sâu về BA trong phát triển doanh nghiệp, các dự án và phát triển sản phẩm trong tổ chức.

  • IREB (International Requirements Engineering Board): chứng chỉ cấp cho ngành BA là CPRE. Với tổ chức này business analyst sẽ chuyên sâu về việc thu thập và xử lý các yêu cầu kỹ thuật, đây cũng là tổ chức chứng nhận số lượng chuyên gia hàng đầu thế giới.

Chứng chỉ này tập trung vào 2 chuyên môn: Functional analyst và IT business analyst. Tập trung chính vào xử lý các yêu cầu kỹ thuật trong dự án công nghệ thông tin hoặc quản trị dự án. Do đó, với những người có định hướng phát triển trong ngành công nghệ thông tin thì lựa chọn tổ chức này rất phù hợp.

  • IIBA (International Institute of Business Analyst): tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 2013, số lượng chuyên gia do tổ chức này cấp đứng thứ 2 thế giới, sau IRE. Tuy nhiên, với các BA thường ưu tiên lựa chọn tổ chức này bởi tính thực tế và kiến thức bao phủ ở nhiều lĩnh vực. Các cấp độ chứng chỉ của tổ chức IIBA sẽ được đề cập chi tiết bên dưới.

Các cấp độ Business analyst certification của tổ chức IIBA hiện nay

Phân theo mức độ yêu cầu và kinh nghiệm trong ngành Business Analyst certification, IIBA phân thành 4 cấp độ. Tuy nhiên, cấp độ CBATL là cấp độ cao nhất dành cho cấp quản lý, đòi hỏi những người có kinh nghiệm trên 10 năm hiện ít phổ biến trên thị trường.

Chứng chỉ ECBA

Đây là cấp độ thấp nhất trong các chứng chỉ của IIBA (entry certificate in business analysis). Chứng chỉ này phù hợp cho những người còn ít kinh nghiệm trong ngành BA. Ở cấp độ này, chứng chỉ tập trung vào các nội dung: phân tích yêu cầu, quản lý yêu cầu, phân tích thiết kế. Đây là chứng chỉ vô thời hạn và không cần renew. Đối với những sinh viên mới ra trường, người mới vào nghề thì chứng chỉ này khá phù hợp.

Chứng chỉ CCBA

Cấp độ này phù hợp với những người đã làm việc ở vị trí business analyst trên 2 năm. Đây là những người có kinh nghiệm làm thực tế, đã tích lũy được lượng kiến thức nhất định. Ở cấp độ này, thông qua những tình huống cụ thể cung cấp những kiến thức, kỹ năng để xử lý vấn đề nhanh gọn và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Với cấp độ này, IIBA yêu cầu renew chứng chỉ 3 năm một lần.

chung-chi-ccba

Chứng chỉ CBAP

Đây là cấp độ chứng chỉ cao nhất mà ai cũng muốn đạt được. Cấp độ này phù hợp với những người đã làm việc trong nghề từ 5 năm trở lên và muốn phát triển công việc ở mức chuyên gia. Ở mức này, yêu cầu bạn phải tích lũy nhiều kinh nghiệm, trải qua nhiều tình huống thực tế và có thời gian ôn luyện nhất định. Thực tế, số lượng người đạt được chứng chỉ này tại Việt Nam chỉ trên 10 người.

Do đó, nắm trong tay chứng chỉ này là một lợi thế lớn. Cơ hội nghề nghiệp và thu nhập cũng được mở rộng. Theo thống kê, những người sở hữu CBAP có mức thu nhập cao hơn 13% so với mức lương bình quân. Cũng giống như CCBA, CBAP cũng yêu cầu renew 3 năm một lần.

Thi chứng chỉ Business analyst certificate tại Việt Nam thế nào?

Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số trung tâm ủy quyền của IIBA. Ở đây sẽ tổ chức đào tạo và tổ chức thi online theo chuẩn của tổ chức. Có kể đến BAC và IpMac là 2 trung tâm lớn.

cac-chung-chi-danh-cho-ba

Để sở hữu được chứng chỉ Business Analyst certification trong tay, bạn cần phải thực hiện theo các bước:

  • Đăng ký khóa học Business Analyst ở các trung tâm uy tín để đảm bảo điều kiện thi của tổ chức IIBA.

  • Luyện tập kiến thức qua tài liệu BABOK, kênh online như Udemy, Coursera.

  • Tích lũy kiến thức, kinh nghiệm qua công việc business analyst thực tế.

  • Đăng ký với các trung tâm ủy quyền để sắp xếp lịch thi phù hợp.

  • Renew chứng chỉ theo yêu cầu từng cấp độ.

Trang bị những chứng chỉ Business Analyst certification chuẩn quốc tế là mục tiêu của đa số người trong nghề.  Tuy nhiên, để có được chứng chỉ không phải là việc đơn giản có thể xử lý trong thời gian ngắn mà phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực và khả năng tài chính của mỗi người. Thông qua bài viết này của Học Viện Agile, hi vọng bạn đã có những thông tin hữu ích để lựa chọn mục tiêu chứng chỉ Business analyst phù hợp với bản thân.

Bài viết liên quan:

Khóa học liên quan: