3 cách trồng lá dứa tại nhà siêu đơn giản cho lá quanh năm
Tôi thích làm vườn, tôi muốn lan tỏa nguồn tri thức quý báu của nhân loại đến cho bà con nông dân ở mọi miền tổ quốc!
Lá dứa được trồng khắp nơi, được sử dụng phổ biến, dùng làm bột tạo màu cho nhiều đồ ăn, cũng như tạo hương thơm. Bên cạnh đó, còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả trong y học. Cách trồng và chăm sóc lá dứa khá đơn giản. Bài viết dưới đây Vườn Nhà Kim xin chia sẻ “Cách trồng lá dứa” siêu dễ.
1. Đặc điểm của lá dứa
Cây lá dứa, hay còn tên gọi khác là lá nếp, dứa thơm. Là loại thực vật thân thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Maylaysia, Indonesia, Philippines.
Lá cây dứa hình dài, hẹp và thẳng như lưỡi gươm tụm lại ở gốc như nan quạt. Lá dứa được dùng ở dạng tươi hoặc đông lạnh. Mùi thơm đặc trưng của nó là do hợp chất thơm 2-Acetyl-1-pyrroline, và chất diệp lục giúp tạo màu xanh.
Cây khỏe mạnh, ưa ánh sáng mặt trời đầy đủ, chịu được râm mát, chịu khô hạn và cũng chịu được cả ẩm ướt, ưa sống trong môi trường nhiệt độ cao, màu mỡ, nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ sinh trưởng là từ 23-32oC, mùa đông nhiệt độ phải ấm áp và tránh gió, không được thấp hơn 10oC.
2. Công dụng lá dứa
Lá dứa được dùng trong các món ăn như xôi, chè, bánh, nấu chung với nước đậu nành cho mùi rất thơm rất đặc biệt. Việc ѕơ ᴄhế lá dứa ᴄó nhiều ᴄông đoạn. Để tiết kiệm thời gian, trong ngành ᴄông nghiệp, lá dứa đượᴄ ᴄhế biến thành bột. Trở thành gia ᴠị không thể thiếu ᴄủa nhiều món ăn.
3. Chuẩn bị dụng cụ trồng lá dứa
Đất: cây lá dứa có thể sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều nền đất khác nhau, khi trồng nên trộn đất đã chuẩn bị sẵn với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xờ dùa, than bùn, mùn hữu cơ…để cung cấp dinh dương cho cây. Nên kết hợp bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Giống: cây thường được người dân trồng bằng cách dâm gốc (trồng bằng cành). Khi chọn giống cần chọn những cây có thân mập, lá mượt và tươi. Bạn có thể mua cây giống sẵn ở các nhà vườn hoặc mua trực tiếp ở các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo…
Dụng cụ trồng: một mảnh vườn nhỏ nhỏ, cũng có thể trồng trong thùng xốp, chậu nhựa, xô nhựa, bao xi măng,…các dụng cụ làm tới đất và trồng như cuốc, dao, bay…
4. Cách trồng lá dứa
Trồng lá dứa xuống đất ở vườn nhà
Chuẩn bị một mảnh đất trống. Trước khi trồng, đất cần được xới tơi lên để đất xốp. Sau đó dùng bay hoặc dao đào 1 hốc nhỏ, bỏ cây dứa giống vào sau đó lấp đất lại. Cần nén chặt gốc để tránh việc cây bị nhổ lên bở gà, vị, bò, heo…hoặc lung lay khi có gió bão. Sau khi trồng xong, tiến hành che đậy khoảng 10 ngày để tránh ánh nắng trực tiếp làm mất sức hoặc nước mưa làm úng cây. Nếu thời tiết bình thường thì nhớ tưới nước thường xuyên cho cây.
Trồng lá dứa trong chậu
Khi trồng cây lá dứa trong chậu, bạn cần chọn chậu trồng thoát nước tốt. Nên sử dụng chậu ươm cây màu đen chuyên dùng ở các nhà vườn. Sau đó bỏ đất vào chậu, nên cho khoảng 1/3 chậu đất, tiến hành cho cây giống vào, giữ đứng thân cây và lấp đất xung quanh lại. Dùng xơ dừa phủ quanh gốc cây để giữ ẩm tốt nhất. Khi trồng nên chọn thời tiết mát mẻ, không nắng gắt, nếu trời nắng nên đặt chậu cây ở nơi khô ráo và thoáng mát nhất. Sau khi đã ươm cây vào chậu được 2 – 3 tuần, đưa chậu ra trời nắng để cây thích nghi.
Cách trồng lá dứa thủy canh
Đây là cách trồng lá dứa bằng nước và hoàn toàn không sử dụng đất. Trước tiên, chuẩn bị một chậu thủy tinh đổ sẵn nước vào. Sau đó, chọn những nhánh cây phát triển tốt, có màu xanh dương, đi rửa rễ cây cho thật sạch rồi cắt bỏ những phần rễ xấu, bị hỏng, chỉ để lại phần rễ chính và những nhánh rễ khỏe mạnh. Tiếp theo bạn mang cây đặt vào chậu thủy sinh đã chuẩn bị từ trước, trước khi đặt cây vào bạn cho nước hòa cùng một ít dung dịch dinh dưỡng để cây được phát triển nhanh hơn. Sau khi hoàn thành công đoạn này , bạn cho thêm đá vào phần bên trên để cố định cây cũng như là trang trí cho cây đẹp hơn. Chỉ trong vòng từ 15 đến 20 ngày thì cây sẽ thích nghi được với môi trường và phát triển bình thường.
5. Cách chăm sóc lá dứa
Chăm sóc cây lá dứa trồng trong đất
Sau khi trồng được khoảng nửa tháng thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò….vào mùa khô nên thường xuyên giữ ẩm cho cây bằng cách tưới nước thường xuyên và chú ý phải làm sạch cỏ.
Chăm sóc cây lá dứa trồng thủy sinh
Khi trồng cây bạn phải chú ý chăm sóc cây đều đặn, khi thấy cây hút hết nước thì phải chêm thêm nước vào. Điều chỉnh lượng dung dịch dinh dưỡng sao cho vừa phải, nếu nồng độ của chất dinh dưỡng quá nhiều sẽ làm cho cây bị thối rễ và chết. Chừa một khoảng trống giữa phần lá cây với gốc cây để lá không bị đụng vào nước gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước do lá bị úng. Nếu thấy cây phát triển quá nhanh bạn nên tỉa bớt lá để cây không chiếm diện tích mà lại đẹp hơn. Cần mang cây phơi năng dưới ánh nắng mặt trời khoảng 1h/ ngày để cây không bị héo úa.
6. Thu hoạch lá dứa
Sau khi trồng khoảng 30 đến 40 ngày là cây lá dứa đã cho thu hoạch lần đầu tiên. Sang tháng thứ 2 cây bắt đầu đẻ nhánh nhiều, bẹ lá to dần là có thể thu hoạch được.
Trên đây là bài hướng dẫn cách trống lá dứa siêu đơn giản tại nhà. Hi vọng với hướng dẫn này của Vườn Nhà Kim bạn sẽ trồng được loại cây này cho khu vườn nhà mình.