3 cách chữa viêm tai ngoài tại nhà đơn giản, an toàn bạn nên biết

Viêm tai ngoài là một bệnh lý khá thường gặp, gây ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Vậy cách chữa viêm tai ngoài tại nhà như thế nào, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng ở ống tai ngoài có giới hạn trong là màng nhĩ.

Nguyên nhân là do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân làm trầy xước gây viêm nhiễm ống tai ngoài như dùng tăm bông, nhét dị vật vào ống tai ngoài,…

Viêm tai ngoài thường xuất hiện vài ngày sau khi bơi do nước đọng tại tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh.

Viêm tai ngoài là gì

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng ở ống tai ngoài

1Chườm nóng

Chườm nóng là một biện pháp đơn giản và hữu hiệu, giúp cải thiện lưu thông trong vòi nhĩ, giảm sưnglàm dịu cơn đau gây ra bởi viêm tai ngoài.

Cách thực hiện: Nhúng một chiếc khăn vào nước ấm, vắt ráo rồi chườm lên vùng tai bị viêm khoảng 20 phút mỗi ngày.

Lưu ý: đảm bảo khăn chườm không quá nóng để tránh gây những tổn thương vùng tai.

Chườm nóng

Chườm nóng giúp giảm sưng viêm và làm dịu cơn đau do viêm tai ngoài

2Giữ tai luôn khô ráo

Giữ tai luôn khô ráo để hạn chế vi sinh vật có điều kiện phát triển và gây viêm, đặc biệt là sau khi bơi lội. Một số cách giữ tai khô ráo như:

  • Đội mũ bơi khi bơi lội.
  • Sử dụng nút bịt tai thông dụng.
  • Dùng khăn sạch lau tai sau khi bơi.

Điều quan trọng là cần phải vệ sinh tai kỹ lưỡng và thường xuyên tránh vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Giữ tai luôn khô ráo

Luôn giữ tai khô ráo để tránh vi khuẩn có điều kiện phát triển và gây bệnh

3Tránh gãi bên trong tai hoặc dùng tăm bông

Gãi tai thường xuyên, dùng tăm bông hay một số dụng cụ sắc nhọn vệ sinh tai có thể là nguyên nhân gây trầy xước, làm tổn thương ống tai. Từ đó tạo môi trường cho vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh. Do đó, tránh gãi bên trong tai hay dùng tăm bông để vệ sinh tai quá mức.

Tránh gãi bên trong tai hoặc dùng tăm bông

Hạn chế sử dụng tăm bông để tránh gây tổn thương ống tai ngoài

4Khi nào gặp bác sĩ?

Viêm tai ngoài không thể tự chữa tại nhà bằng oxy già hay các thuốc nhỏ tai thông thường.

Nếu tình trạng viêm tai ngoài ngày càng nặng nề và và mắc phải các triệu chứng sau đây thì cần đến khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Ngứa.
  • Đau.
  • Ù tai.
  • Giảm thính lực.
  • Sốt cao,….

Khi nào gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, ù tai, đau nhức,… thì cần phải gặp bác sĩ ngay

5Chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài

Bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện cũng như khó chịu của bệnh nhân để có cái nhìn tổng quát về tình trạng bệnh.

Sau đó sẽ tiến hành soi tai để quan sát thực thể ống tai và chắc chắn màng nhĩ không bị rách hay tổn thương rồi cuối cùng là lấy mẫu thử của mủ trong tai để tìm ra nguyên nhân đặc hiệu gây bệnh trên bệnh nhân.

Chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài

Bác sĩ soi tai để quan sát tổn thương bên trong ống tai ngoài

Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín

  • Tại TP.HCM: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1.
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng.

Chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các cách chữa viêm tai ngoài tại nhà đơn giản và an toàn. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!

Nguồn: Mayo Clinic, K health

Theo TTV

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

3 cách chữa viêm tai ngoài tại nhà đơn giản, an toàn bạn nên biết

11 tháng trước

109