3 cách chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh an toàn hiệu quả

Hầu hết các bà mẹ sau sinh thường gặp tình trạng sôi bụng. Họ không biết tình trạng này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và việc cho bé bú hay không. Bài viết của Văn Hoá Đời Sống cùng chuyên mục Cẩm Nang Mẹ Và Bé sẽ mách các mẹ các cách chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh.

Sôi bụng là gì?

Sôi bụng là âm thanh “ùng ục” do sự di chuyển của thức ăn, khí và dịch vị trong ống tiêu hóa. Nhưng thực tế, âm thanh sôi bụng rất nhỏ, thậm chí người bình thường không thể nghe thấy, phải dùng ống nghe chuyên dụng mới nghe rõ tiếng sôi.

Sôi bụng là âm thanh “ùng ục” do sự di chuyển của thức ăn

Đây được coi là hiện tượng tiêu hóa bình thường, không nguy hiểm, không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiếng sôi bụng quá to và kèm theo các triệu chứng khác thì mẹ có thể gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.

Nguyên nhân gây sôi bụng sau sinh

Sau đây là các nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng sôi bụng sau sinh, các mẹ cùng tham khảo:

  • Theo bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ sau sinh hay bị sôi bụng có thể là do sự thay đổi của cơ thể. Lúc này cơ thể yếu, sức đề kháng kém, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.
  • Mẹ bị sôi bụng có thể do rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Có thể hiểu là những vi khuẩn có hại lấn át vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu dạ dày không tiêu hóa thức ăn mà cơ thể nạp vào sẽ gây tình trạng sôi bụng, đầy hơi.
  • Trong một số trường hợp, sôi bụng sau sinh là do chế độ dinh dưỡng. Nếu ăn uống không phù hợp, kiêng khem quá mức hoặc dung nạp nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, đường, caffeine,… cùng khiến mẹ dễ bị sôi bụng trong khi ở cữ.
  • Sôi bụng là một trong những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn như: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày.
  • Bên cạnh đó, mẹ bị sôi bụng sau sinh có thể do nịt bụng quá chật hoặc do ngồi sai tư thế hoặc các vấn đề sức khỏe tinh thần như lo âu, mệt mỏi.

Các nguyên nhân gây sôi bụng

Sôi bụng sau sinh có nguy hiểm không?

Sôi bụng sau sinh không kèm các dấu hiệu bất thường gọi là sôi bụng sinh lý. Tình trạng này xuất hiện khi mẹ đói và hoàn toàn bình thường, mẹ không cần phải lo lắng gì nhiều.

Sôi bụng sinh lý

Mẹ cần phải quan tâm việc sôi bụng sau sinh đi kèm các vấn đề dưới đây:

  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Ợ nóng, đánh hơi nhiều
  • Đi ngoài liên tục, đi ngoài ra nước
  • Nóng rát thực quản
  • Đau thượng vị

Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa cho bé bú. Hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, thì thực phẩm mẹ ăn vào sẽ không tiêu hóa, cơ thể không hấp thu dinh dưỡng để cung cấp cho hoạt động của mẹ và sữa cho bé.

Sôi bụng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Ngoài ra, nếu gặp vấn đề tiêu chảy liên tục, mẹ sẽ bị mất nước suy nhược cơ thể. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, nếu mẹ bị sôi bụng nên đến bệnh viện kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị.

Mẹo chữa sôi bụng sau sinh

Mẹo chữa sôi bụng sau sinh bằng lá mơ

Lá mơ có đặc tính lành, chứa nhiều vitamin C, mát, protein, carotene nên có công dụng giảm các triệu chứng co thắt dạ dày, tá tràng.

Mẹo chữa sôi bụng sau sinh bằng lá mơ

Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng 50 – 60g lá mơ, rửa sạch rồi thái nhỏ, trộn đều với 2 lòng trắng trứng gà để được hỗn hợp đồng nhất.
  • Làm nóng chảo, cho hỗn hợp trứng và lá mơ lên mặt lá chuối và chiên không dầu.
  • Khi trứng đã chín, gắp ra đĩa, ăn ngay khi nóng để lá mơ không đắng và được phát huy tối đa công dụng chữa sôi bụng sau sinh.

Cách chữa sôi bụng sau sinh bằng gừng tươi

Gừng tươi là 1 loại gia vị phổ biến luôn có sẵn trong bếp của mọi nhà. Gừng tươi có tính ấm, vị cay, thường dùng để làm ấm, tăng cường tuần hoàn máu, kích thích tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, hỗ trợ lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Mẹo chữa sôi bụng bằng gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch, để cả vỏ và xắt thành từng lát nhỏ.
  • Cho gừng đã cắt lát vào 1 cốc nhỏ, thêm nước nóng cùng 2 – 3 giọt tinh dầu bạc hà, hay sả, quế,… vào.
  • Uống từ từ từng ngụm nước nhỏ để cơ thể dễ dàng hấp thu, phát huy tối đa hiệu quả điều trị chứng sôi bụng sau sinh.
  • Mẹ có thể pha gừng tươi với mật ong và nước cốt chanh để uống mỗi sáng vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa hỗ trợ giảm cân.

Cách chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh bằng lá tía tô

Một loại gia vị tốt không thể không nhắc đến là lá tía tô, chúng không chỉ có tác dụng giải cảm mà khi ăn cháo tía tô nóng còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh.

Mẹo chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh bằng lá tía tô

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm gạo tẻ để nấu cháo.
  • Khi cháo chín múc ra bát, thêm hành hoa và tía tô thái nhỏ vào cháo. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn và nên ăn ngay khi còn nóng.

Cháo tía tô mẹ có thể nấu cùng với xương sườn, thịt băm. Nhưng khi mẹ sôi bụng, mẹ chỉ nên chọn phần thịt nạc không nên chọn thịt mỡ.

Một số lưu ý để tránh bị sôi bụng sau sinh

Để hạn chế tình trạng sôi bụng sau sinh, mẹ cần chú ý cách sinh hoạt và ăn uống để không xảy ra tình trạng này. Cụ thể như sau:

  • Ăn chậm, nhai kỹ, không được ăn quá nhanh vì điều này làm mẹ nuốt nhiều không khí.
  • Không để bụng đói hoặc ăn quá no
  • Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn
  • Thực đơn ăn uống cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm cho cơ thể: chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
  • Không nên uống các loại đồ uống có ga, có cồn.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, gia vị cay nóng, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Hàng ngày tập thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe, tập yoga,… để kích thích tiêu hóa.
  • Không mặc quần áo quá chật.
  • Theo dõi thực đơn ăn uống hàng ngày để biết món nào gây sôi bụng. Từ đó, loại bỏ nó khỏi thực đơn hàng ngày.

Một số lưu ý để tránh bị sôi bụng sau sinh

Qua bài viết, Văn Hoá Đời Sống hy vọng đã giúp bạn biết cách chữa sôi bụng cho mẹ sau sinh bằng phương pháp dân gian. Trong trường hợp, nếu tình trạng sôi bụng không được cải thiện thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!