3. Hoàng Sam Nữ Tử (Ỷ Thiên Đồ Long Ký)
Thân hình thướt tha, cao gầy.”
“Tóc đen, bóng, mềm mại được vấn cao; không trang sức, không chút phấn son, dáng vẻ tao nhã.”
“Lông mày nàng dài và nhạt, tao nhã phong lưu; một nữ tử tinh tế, uyển chuyển như trong tranh vẽ.”
Những từ ngữ gợi tả một vẻ đẹp hoa hờn nguyệt thẹn tinh khiết vô ngần để miêu tả nhan sắc thiên kiều bá mị của Hoàng Sam nữ tử Dương cô nương trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký của nhà văn Kim Dung.
Đầu tiên chúng ta hãy xem nội dung của tiểu thuyết này là gì? Là nói về Vô Kỵ một thanh niên có số phận bi thương nhưng biết vượt qua tất cả nhờ nghị lực sống, tất nhiên là nhờ “cơ duyên” cũng nhiều đi.
Ỷ Thiên Đồ Long ngay cái tên đã nói lên tầm quan trọng của bảo kiếm bội đao này rồi, hai báu vật này là đệ nhất binh khí trong võ lâm. Vậy nó hay ho thú vị ở đâu ngoài sắc bén chém sắt như bùn, hay đủ sức đoạn thạch phân kim.
Bí mật ẩn bên trong của hai binh khí được đúc nên từ Huyền Thiết Kiếm này là có cất giữ hai tuyệt thế bí kíp võ công danh trấn thiên hạ Hàng Long Thập Bát Chưởng (Võ Mục Di Thư) và cửu âm chân kinh.
Hai bộ tuyệt học này trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ 18 chưởng hàng long được Tiêu Bang Chủ Cái Bang Tiêu Phong sử dụng hoàn toàn áp đảo quần hùng.
Còn Cửu Âm Chân Kinh được Vương Trùng Dương ghi lại trong Xạ Điêu Tam Khúc là võ công hoàn toàn bá đạo và không có đối trong Kim Dung Truyện.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký nhân vật Hoàng Sam Nữ Tử này xuất hiện ở cuối truyện rồi vĩnh viễn tuyệt tích trên chốn giang hồ tới nay, sau khi có hành động ngăn chặn việc ám toán Tạ Tốn của một người trong phái Nga My là Ni sư Tĩnh Chiếu.
Theo như trong tác phẩm có miêu tả thì cô gái này tuổi tác cũng phải ngoài 20, mà từ thời Dương Quá đến lúc đó cũng phải trên dưới 100 năm, nếu Tiểu Long Nữ lấy Dương Quá xong mới sinh con thì nàng cũng phải ngoài 40 tuổi rồi, mà tính tuổi tác của Hoàng Sam Nữ Tử thì Long Nữ phải tầm 90 tuổi mới sinh con hay sao?
Có thể có thuật Trụ nhan hay một thuật giữ dung nhan nào đó, thì cũng có thể giữ được nhan sắc mặn mà như thế, còn nhớ Thiên Sơn Đồng Lão trong Thiên Long Bát Bộ cũng giữ được nhan sắc như một đứa trẻ cơ mà.
Nhưng điều muốn nói ở đây là Hoàng Sam Nữ Tử này xuất hiện cuối truyện là một tình tiết hay, hay là một tình tiết giở ở đây. Nội dung của cả truyện là về Trương Vô Kỵ và Ỷ Thiên Đồ Long Ký có chứa bí kíp trong đó.
Cửu Âm Chân Kinh Dấu trong Ỷ Thiên Kiếm là tình tiết bất ngờ và thú vị bậc nhất trong tác phẩm, tạo nên bước đột phá trong võ công của Chu Chỉ Nhược, làm nền rất nhiều trong diễn biến tính cách cũng như nội tâm của nữ nhân này.
Sau tất cả bối cảnh và tạo hình của nhân vật và mạch truyện thì Chu Chỉ Nhược đã khổ công không ít mới luyện thành võ công này, vậy mà đến phút cuối sau bao công cày cuốc khỏ tập diệt đao, lại bị một nhân vật mới có suất thân mơ hồ suất hiện đánh bại dễ dàng, nếu công bằng mà nói thì thật bất công với cô nàng ấy.
Vì sao Kim Dung lại cho Hoàng Sam Nữ Tử xuất hiện ở đoạn cuối là do ông đã không còn ý tưởng nào mới mẻ hơn, vì một người nhân nghĩa như Trương Vô Kỵ anh là người có võ công cao nhất trong tác phẩm, sẽ không thể đoạn tình mà ra tay với người con gái có giao tình sâu đậm từ lâu. Vậy nên khắp võ lâm các cao thử bên dưới như Bạch Mi Ưng Vương, Quang Minh tả Sứ, Kim Mao Sư Vương, bọn họ hầu như không đủ bản lĩnh để áp chế nữ ma đầu Chu Chỉ Nhược.
Tình thế bắt buộc nên Kim Dung phải nghĩ ra một nhân vật mới để đòi lại công đạo cho võ lâm, vì thế mà Hoàng Sam Nữ Tử này mới ra đời. Một nhân vật chỉ mới xuất hiên sau cùng mà võ công lại cao hơn tất cả các nhân vật đã dày công xây dựng trước đó, mọi người thấy có công bằng hay không.
Một nhân vật không rõ ràng cả về thân thế lẫn gốc gác chỉ biết đến với vài câu thơ bóng gió.
Chung Nam sơn hậu,
Hoạt tử nhân mộ.
Thần điêu hiệp lữ,
Tuyệt tích giang hồ
Điều này thật không thuyết phục vì nếu như thế đến cuối một nhân vật mới như hậu nhân của Châu Bá Thông mà xuất hiện thì chẳng phải là lại có Bộ Cửu Âm Chân Kinh nữa sao. Hay một hậu nhân của Hồng Thất Công hay Quách Tĩnh thì lại một bộ Hàng Long Thập Bát Chưởng nữa tái xuất còn gì.