27 tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường hay
Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX kì họp thứ tư thông qua ngày 27.12.1993, Chủ tịch nước công bố ngày 10.01.1994 bởi Lệnh số 29/L-CTN. Đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ môi trường là các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tham gia sử dụng hoặc tác động đến các yếu tố môi trường bao gồm các loại quan hệ:
2) Các quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau về bồi thường thiệt hại giữa các bên do hành vi gây ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường; quan hệ phát sinh trong quá trình hợp tác khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường gây ra; các quan hệ phát sinh trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường; quan hệ phát sinh trong việc phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường.. Về phạm vi điều chỉnh, Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh các hành vi của các cơ quan, các tổ chức, cá nhân trong nước; các tổ chức quốc tế; các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia sử dụng hoặc tác động đến các yếu tố môi trường trên toàn lãnh thổ, vùng lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam.
Trong tiến trình đổi mới toàn diện, cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, đặc biệt là hợp tác phát triển kinh tế đối với các nước trong khu vực và quốc tế, tuy nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng đất nước cũng đối mặt với một thực trạng đáng quan tâm là môi trường ngày càng bị huỷ hoại và hậu quả của nó gây ra ngày càng nghiêm trọng, suy thoái nặng. Công tác quản lí nhà nước về môi trường chưa được quan tâm đúng mức và còn thiếu kinh nghiệm