22 sản phẩm chủ lực xây dựng xã hội số của Viettel đạt giải Sao Khuê
Vượt qua hơn 160 đơn vị tham dự, Viettel là doanh nghiệp có số sản phẩm đạt giải cao nhất với 22 sản phẩm được vinh danh. Ban giám khảo Sao Khuê đánh giá các sản phẩm của Viettel có giá trị lớn với doanh nghiệp và người sử dụng, đóng góp cho tiến trình chuyển đổi số của xã hội.
Đây là năm thứ 7 liên tiếp, Viettel đứng ở ngôi vị doanh nghiệp có nhiều giải thưởng nhất. Mặc dù là năm Giải thưởng Sao Khuê có nhiều hồ sơ tham dự đề cử (294 hồ sơ) và hồ sơ đạt giải nhất trong lịch sử 18 năm tổ chức, Viettel vẫn chiếm đến 12 % tổng số hồ sơ được giải.
Với sứ mệnh tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số, Viettel đem đến Sao Khuê 2021 các sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0 áp dụng công nghệ Big Data như Hệ thống điều hành dữ liệu; Viettel AI Open Platform – Nền tảng trí tuệ nhân tạo, Hệ thống Một cửa điện tử Cloud;… các giải pháp quản lý mạng viễn thông.
Phần mềm quản lý bán hàng ViettelSale của Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel gây ấn tượng mạnh với BTC khi con số tăng trưởng rất ấn tượng 5108% so với năm 2019 ( từ mức doanh thu hơn 7 tỷ đồng năm 2019 lên đến 375 tỷ đồng trong năm 2020).
Hệ thống quản lý tàu thuyền S–tracking đứng trong top 10 sản phẩm Sao Khuê xuất sắc nhất. Sản phẩm hỗ trợ cơ quan quản lý và ngư dân truy xuất nguồn gốc thủy hải sản, hạn chế việc khai thác bất hợp pháp; Cảnh báo khẩn cấp khi có sự cố, hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn nhanh nhất; Thông tin liên lạc 2 chiều giữa ngư dân và người thân trên bờ. S-Tracking đang được hơn 3500 tàu, thuyền sử dụng, mang lại giá trị ~100 tỷ đồng.
Giải thưởng Sao Khuê năm 2021 có chủ đề “Xung kích chuyển đổi số – Kết nối và Chia sẻ”đã thu hút được 9 đơn vị thuộc 6 lĩnh vực chuyển đổi số của Tập đoàn Viettel tham gia.
22 sản phẩm chủ lực xây dựng xã hội số của Viettel đạt giải Sao Khuê
Phần mềm quản lý bán hàng ViettelSale của Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel gây ấn tượng mạnh với BTC khi con số tăng trưởng rất ấn tượng 5108% so với năm 2019 ( từ mức doanh thu hơn 7 tỷ đồng năm 2019 lên đến 375 tỷ đồng trong năm 2020).Hệ thống quản lý tàu thuyền S–tracking đứng trong top 10 sản phẩm Sao Khuê xuất sắc nhất. Sản phẩm hỗ trợ cơ quan quản lý và ngư dân truy xuất nguồn gốc thủy hải sản, hạn chế việc khai thác bất hợp pháp; Cảnh báo khẩn cấp khi có sự cố, hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn nhanh nhất; Thông tin liên lạc 2 chiều giữa ngư dân và người thân trên bờ. S-Tracking đang được hơn 3500 tàu, thuyền sử dụng, mang lại giá trị ~100 tỷ đồng.Giải thưởng Sao Khuê năm 2021 có chủ đề “Xung kích chuyển đổi số – Kết nối và Chia sẻ”đã thu hút được 9 đơn vị thuộc 6 lĩnh vực chuyển đổi số của Tập đoàn Viettel tham gia.
Sao Khuê là giải thưởng thường niên được thành lập từ năm 2003 bởi Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa), dành cho cho các sản phẩm phần mềm, dịch vụ nổi bật của doanh nghiệp trong nước.
Danh hiệu Sao Khuê 2020 chú trọng vào các sản phẩm chuyển đổi số thúc đẩy kết nối và chia sẻ tại Việt Nam. Năm 2017 Viettel có 10 sản phẩm đạt giải, năm 2018 có 14 sản phẩm, năm 2019 có 12 sản phẩm đạt giải và năm 2020 Viettel có 21 sản phẩm đạt giải.
Các sản phẩm đạt giải của Viettel:
1.Viettel Machine Learning Platform (vMLP):
Nền tảng Machine Learning Engine(vMLP) giúp rút ngắn thời gian xây dựng và triển khai các mô hình học máy, học sâu.
Tự động hóa việc lựa chọn các feature có ý nghĩa nhất trong việc build model nhằm làm tăng tính chính xác của model, giảm thiểu thao tác thủ công.
2 .Hệ thống điều hành dữ liệu (DOC):
Hệ thống điều hành dữ liệu – DOC là hệ thống cho phép kiểm soát, đánh giá, giám sát và điều hành toàn bộ dữ liệu trong doanh nghiệp theo các KPIs để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn về quản lý dữ liệu, nâng cao mức độ tin cậy và uy tín thương hiệu của Doanh nghiệp.
3. Giải pháp điều phối, tự động hóa và phản ứng an ninh mạng – Viettel Security Orchestration Automation & Response (VCS-CyCir):
Giải pháp tương tác, tích hợp với các hệ thống đảm bảo ATTT và quản lý vận hành khác trong hệ thống thông tin, thu thập dữ liệu về các mối đe dọa bảo mật từ nhiều nguồn và phản ứng với các sự cố ATTT ở mức thấp mà không cần sự trợ giúp của con người.
Giúp tối ưu nguồn lực và nâng cao hiệu quả việc giám sát xử lý sự cố ATTT.
4. Giải pháp tường lửa ứng dụng Web – Viettel Smart Web Protection (VCS-SWP):
Giải pháp tường lửa ứng dụng web, triển khai ở layer 7 bảo vệ các website trước các tấn công khai thác lỗ hổng web như: SQL injection, Cross-Site-Script, Remote File Inclusion, XML External Entity,…
5. Giải pháp phân tích hành vi bất thường – Viettel Killchain and Anomaly (VCS-KIAN):
Giải pháp hỗ trợ phân tích và phát hiện bất thường trên hầu hết các hành vi mạng dựa trên việc hồ sơ hóa hành vi của từng đối tượng trong quá khứ. Đồng thời giúp định nghĩa trực quan các chuỗi hành động liên hệ với nhau có khả năng tạo thành một cuộc tấn công vào hệ thống thông tin.
6. Ứng dụng gọi xe & giao hàng trực tuyến MyGo”:
MyGo là nền tảng vận chuyển đa phương thức, cung cấp các dịch vụ chở người, giao hàng bằng các phương tiện: xe máy, ô tô, xe tải.
MyGo tận dụng tối đa các nguồn lực xã hội về nhân lực, vật lực để đáp ứng nhu cầu giao hàng & di chuyển trên cả nước.
7. Sàn thương mại điện tử Vỏ sò:
Vỏ Sò là nền tảng thương mại điện tử giúp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng, an toàn và nhanh chóng.
Khi trở thành nhà bán hàng trên sàn Voso.vn, các cá nhân doanh nghiệp có thể tiếp cận tập khách hàng lớn nhất Việt Nam: hơn 60 triệu thuê bao di động Viettel, hơn 12 triệu khách hàng chuyển phát tại Bưu cục Viettel Post.
8. Phần mềm quản lý bán hàng ViettelSale:
ViettelSale là nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được phát triển bởi đội ngũ nhân sự tinh hoa, giàu kinh nghiệm cùng nguồn vốn đầu tư lớn thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (gọi tắt là Viettel Post).
Với nền tảng công nghệ hiện đại, tính năng ưu việt, chi phí hợp lý, ViettelSale kì vọng sẽ mang lại cho các KH một giải pháp hỗ trợ kinh doanh toàn diện nhất từ quản lý bán hàng, quản lý kho đến quản lý khách hàng, nhân viên.
9. Thiết bị giám sát và hệ thống quản lý tàu thuyền S-Tracking:
Chức năng chính của sản phẩm là giám sát tọa độ vị trí phương tiện hàng hải hoạt động xa bờ thông qua mạng vệ tinh kết hợp mạng di động. Bên cạnh đó, giải pháp nhắn tin 2 chiều bằng mạng vệ tinh kết hợp ứng dụng trên di động cho phép đảm bảo liên lạc giữa ngư dân trên tàu với người thân, cơ quan quản lý trên bờ.
10. Nền tảng quản lý, phân tích video thông minh:
Nền tảng quản lý, phân tích video thông minh VMS của Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel: Là nền tảng thu thập dữ liệu từ Camera và các thiết bị khác để quản lý, lưu trữ, kết hợp phân tích dữ liệu video thông minh để cung cấp thông tin hữu ích.
Nền tảng có thể tích hợp với các sản phẩm hệ thống khác để tạo nên giải pháp tổng thể trong việc giám sát an toàn, an ninh, hỗ trợ công tác điều hành quản lý như hệ thống quản lý đô thị thông minh, trung tâm điều hành tập trung của các cơ quan, đơn vị, địa phương, khách hàng doanh nghiệp lớn.
11. Hệ thống Một cửa điện tử Cloud:
Là hệ thống sẽ cung cấp Cổng dịch vụ công trực tuyến và Phần mềm một cửa điện tử cho Bộ ngành/ Tỉnh địa phương nhằm đơn giản hóa, công khai, minh bạch tạo sự thuận tiện cho công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, hệ thống giúp nâng cao hiệu quả xử lý thẩm định hồ sơ. Cổng Dịch vụ công trực tuyến là nơi thực hiện chức năng “Một cửa điện tử” cho phép công dân/ doanh nghiệp/ tổ chức tiếp nhận, xử lý, chuyển trả kết quả cũng như tra cứu về tình trạng xử lý hồ sơ Thủ tục hành chính các cơ quan nhà nước.
Phần mềm một cửa điện tử là hệ thống thông tin nội bộ giúp cán bộ, công chức, viên chức: tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, quản lý toàn bộ quá trình giải quyết đối với từng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.
12. Nền tảng tự động hoá mạng VIETTEL – VIETTEL AUTOMATION PLATFORM:
Nền tảng phân tích dịch vụ tự động SAP cung cấp giải pháp tự động, thông minh, nền tảng mở cho toàn bộ các lĩnh vực viễn thông di động, CNTT, truyền hình… giúp giải phóng con người trong việc kiểm tra chất lượng dịch vụ, khai phá dữ liệu BigData, tự động phân tích và khoanh vùng vấn đề bất thường và kiểm tra định kỳ chất lượng mạng lưới.
13. Hệ thống quản lý hạ tầng cơ điện thông minh I-MES (INTELLIGENT MECHANICAL ELECTRICAL SYSTEM):
Hệ thống Quản trị năng lượng EMS hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông quản lý tập trung năng lượng sử dụng, cảnh báo sử dụng bất thường, phân tích và tối ưu chi phí năng lượng của hệ thống nhà trạm.
Hệ thống EMS hiện được áp dụng trên mạng Viettel tại Việt Nam, Unitel tại Lào, Movitel tại Mozambique, Halotel tại Tanzania, giúp tối ưu từ 10 – 30% chi phí năng lượng mỗi năm.
14. Nền tảng phân tích dịch vụ tự động – SAP (Service Analysis Platform):
Hệ thống tối ưu mạng lưới tự động vSON có khả năng chủ động thu thập các thông tin chất lượng của trạm thu phát sóng theo thời gian thực và điều chỉnh các tham số phù hợp, đảm bảo chất lượng dịch vụ di động của khách hàng ổn định và cải thiện 20%, thay thế 80% nhân công vận hành khai thác.
15. Hệ thống tối ưu mạng lưới ITO (Intelligent Traffic Optimization):
Hệ thống tối ưu lưu lượng tự động ITO áp dụng các công nghệ mới như Bigdata, Machine learning giúp theo dõi, đánh giá và tối ưu tự động chất lượng kết nối internet của người dùng một cách nhanh chóng, chính xác. Tiết kiệm nhân lực cho đội ngũ vận hành khai thác và nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng.
16. Hệ thống quản lý năng lượng nhà trạm – EMS:
Hệ thống quản lý tài nguyên hạ tầng thông minh DCIM là nơi lưu trữ thông tin nền tảng cho các công cụ giám sát, cảnh báo, tự động hóa. DCIM được thiết kế, triển khai tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 20000, NIST CSF, OpenAPI. DCIM đã đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đổi số tại Viettel.
17. Hệ thống tối ưu mạng lưới vSON (Viettel Self-Organizing Network):
I-MES là hệ thống giám sát, tự động để chuyển đổi từ vận hành bị động sang vận hành chủ động, tiến tới vận hành thông minh và tối ưu chi phí từ mức trạm đến mức toàn mạng, giúp tiết kiệm hàng trăm nghìn nhân công và gần 20% chi phí năng lượng, nhiên liệu cho nhà mạng viễn thông.
18. Hệ thống quản lý thông tin tổng trạm thông minh– DCIM:
Đây là nền tảng tự động hóa toàn trình đầu tiên tại Viettel, được sử dụng để phát triển các công cụ tác động tự động của các mảng IP, cố định băng rộng, di động, công nghệ thông tin, giúp hỗ trợ công tác vận hành khai thác, tăng năng suất và giảm thiểu sự cốViễn thông & CNTT
19. Hệ thống Hợp đồng điện tử (Vcontract):
Hệ thống VContract cung cấp một nền tảng ký số tập trung, đồng bộ để các doanh nghiệp / tổ chức ký kết hợp đồng trực tuyến với khách hàng của mình.
– Mọi doanh nghiệp / tổ chức có nhu cầu số hóa việc ký kết hợp đồng, giấy tờ văn bản (sau đây gọi chung là hợp đồng) với các đối tác, khách hàng đều có thể tham gia dịch vụ. (Mỗi doanh nghiệp hay tổ chức hay cá nhân tham gia ký kết trên hệ thống Vcontract được gọi chung là một chủ thể).
– Bằng số đăng ký kinh doanh (với chủ thể là tổ chức) hoặc bằng số chứng minh thư/căn cước công dân (với chủ thể là cá nhân), thông tin từng chủ thể sẽ được định danh duy nhất, xuyên suốt trong toàn bộ các giao dịch ký kết của chủ thể trên hệ thống.
20. Hệ thống khuyến nghị voucher Viettel++:
Hệ thống khuyến nghị giúp người dùng tìm kiếm được voucher Viettel++ phù hợp với nhu cầu, địa điểm sử dụng, và số điểm Viettel++ người dùng có. Giúp tiết kiệm đáng kể thời gian cho người dùng trong việc tìm kiếm ưu đãi mình cần trong kho hơn 1000-2000 ưu đãi.
Đồng thời giới thiệu, quảng bá các sản phẩm ưu đãi hấp dẫn phù hợp với người dùng để người dùng biết đến và sử dụng, nâng cao giá trị cho sản phẩm chăm sóc khách hàng Viettel++, đối tác hợp tác với Viettel++.
21. Viettel AI Open Platform – Nền tảng trí tuệ nhân tạo:
Nền tảng Viettel AI open platform mà trọng tâm là Voice Platform là nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo, áp dụng các công nghệ mới nhất về xử lý và tổng hợp tiếng nói Tiếng Việt (Speech-to-Text & Text-to-Speech), cũng như công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) nhằm cung cấp công nghệ, giải pháp toàn diện về số hóa quy trình, văn bản tài liệu và nghiệp vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Mục đích ứng dụng: ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) vào số hóa quy trình nghiệp vụ của đơn vị, giúp tối ưu hóa nguồn lực cũng như nâng cao năng suất, lợi nhuận. Đối tượng sử dụng: các Doanh nghiệp, Cơ quan, Phòng ban, Đơn vị, Công ty có nhu cầu.
22. Dịch vụ Viettel Kubernetes Service (VKS):
Viettel Kubernetes Service (VKS) là nền tảng Kubernetes được triển khai trên hạ tầng đám mây công cộng – Public Cloud mạnh mẽ của Viettel IDC, cung cấp một môi trường ảo hóa ở lớp OS (Operation System) hoàn chỉnh, cho phép người dùng phát triển, kiểm thử, triển khai và phân phối các ứng dụng của mình trên nền tảng Kubernetes.
VKS định nghĩa ở lớp PaaS (Platform as a Service) trong mô hình dịch vụ Cloud, sử dụng nền tảng Kurbenetes tạo ra 1 lớp ảo hóa “trừu tượng”, cô lập riêng biệt các ứng dụng, bao gồm mọi thứ cần thiết để chạy ứng dụng (mã nguồn, các thư viện runtime, …) đều sử dụng chung hệ điều hành duy nhất (Host OS) thay vì ảo hóa phần cứng và tạo ra nhiều máy chủ ảo chứa nhiều phiên bản OS khác nhau.
Với những ưu điểm của mình, dịch vụ Viettel Kubernetes Service giúp tự động triển khai và vận hành các Kubernetes cluster, hỗ trợ người dùng tiết kiệm thời gian, nguồn lực khi loại bỏ các tác động thủ công trong quy trình phát triển phần mềm.