21 dấu hiệu mang thai (có bầu) CHUẨN XÁC chỉ sau 1 tuần quan hệ

Ngay trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ đo huyết áp của bạn và ghi vào sổ khám thai để theo dõi trong suốt thai kỳ. Do đó, đo huyết áp là một trong những thăm khám thường quy sẽ được thực hiện suốt thai kỳ.

Nếu bị chóng mặt, bạn nên uống đủ nước và ăn nhẹ thường xuyên để giúp hạn chế tình trạng này và không đứng dậy hoặc bật dậy đột ngột.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu mang thai lần 2 – Có thai lần 2 khác lần 1 như thế nào?

16. Nhạy cảm với mùi vị là biểu hiện có thai tuần đầu?

Nhạy cảm với mùi là một trong những biểu hiện có thai dễ nhận biết. Khi bạn có thai, khứu giác sẽ nhạy cảm hơn với các loại mùi. Nếu như trước đây, bạn không có phản ứng bất thường với mùi vị của một số loại thực phẩm nhưng giờ lại có, nhiều khả năng bạn đã có thai.

Một số người không nhạy cảm với mùi, vị thực phẩm nhưng lại cực kỳ khó chịu với các loại mùi khác như nước hoa, xà phòng, dầu gội, sữa tắm hay mùi mồ hôi… Việc bỗng nhiên thấy mình nhạy cảm quá mức với các loại mùi vị cũng là cách nhận biết có thai tuần đầu mà bạn cần lưu tâm.

17. Hiện tượng có thai: Thèm ăn bất thường

Dấu hiệu mang thai: thèm ăn

Thèm ăn có phải dấu hiệu mang thai? Ở nhiều phụ nữ, dù trước đây họ không thích một loại đồ ăn nào đó hoặc ăn rất ít nhưng khi có thai, họ sẽ thay đổi khẩu vị. Một trong những dấu hiệu có bầu dễ nhận biết nhất là thèm ăn một (hoặc vài món) nào đó trong một thời gian.

18. Nhiệt độ cơ thể tăng có thể là dấu hiệu đang mang thai

Nhiệt độ cơ thể có thể tăng khi bạn hoạt động thể chất, thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, nếu đã loại trừ các nguyên nhân kể trên mà nhiệt độ cơ thể vẫn tăng thì có thể xem đây là dấu hiệu mang sớm.

Nhiệt độ cơ thể cao hơn cũng có thể là một dấu hiệu mang thai. Nhiệt độ của cơ thể bạn cũng có thể tăng trong khi tập thể dục hoặc thời tiết nóng. Trong thời gian này, bạn sẽ cần đảm bảo uống nhiều nước hơn và tập thể dục một cách thận trọng.

19. Mẹo để biết có thai: Da ửng hồng, bóng dầu, nổi mụn

Sự kết hợp của tình trạng tăng thể tích máu và nồng độ hormone tăng cao hơn sẽ làm cho lượng máu qua các mạch nhiều hơn. Điều này khiến các tuyến dầu của cơ thể hoạt động quá mức nên có thể làm cho làn da của bạn ửng hồng và bóng dầu. Mặt khác, tình trạng da đổ quá nhiều dầu cũng là nguyên nhân khiến bạn nổi mụn khi mang thai tuần đầu.

20. Dấu hiệu có bầu: Âm đạo sậm màu hơn bình thường

Khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên khiến âm đạo và nhũ hoa đậm màu hơn. Đây cũng là dấu hiệu mang thai tháng đầu nhiều người gặp phải. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện này sẽ biến mất sau vài tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, với nhiều người, nó chỉ biến mất sau khi đứa trẻ ra đời.

Bạn có thể gặp phải tất cả các triệu chứng này hoặc chỉ một vài trong số đó. Ở tháng đầu mang thai, các dấu hiệu có thể xuất hiện rõ ràng hoặc không rõ, nên bạn sẽ cần chú ý hơn đến sức khỏe và những thay đổi của cơ thể để sớm nhận ra thai kỳ đã bắt đầu.

21. Tiết nhiều nước bọt

Có phải mấy hôm nay, bạn thấy khoang miệng mình tiết nhiều nước bọt hơn bình thường? Hiện tượng dư thừa nước bọt chính là sự khởi đầu của tình trạng ốm nghén, trào ngược axit hoặc ợ nóng – các triệu chứng mang thai rất phổ biến mà hầu như bà bầu nào cũng trải qua.

Sau khi quan hệ bao lâu thì biết có thai?

dấu hiệu mang thai tuần đầu

Nếu vợ chồng bạn không có vấn đề gì về sức khỏe sinh sản và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, việc quan hệ tình dục thường xuyên sẽ gia tăng khả năng thụ thai. Đặc biệt, nếu bạn áp dụng cách tính ngày rụng trứng vào việc chọn thời điểm quan hệ để dễ thụ thai thì khả năng bạn thụ thai sau quan hệ tình dục càng cao.

Nếu vợ chồng bạn có quan hệ tình dục quanh thời điểm rụng trứng, khoảng trong 1 – 2 ngày, tinh trùng sẽ có khả năng cao thụ tinh cho trứng. Tinh trùng và trứng kết hợp tạo thành phôi nang, phôi nang di chuyển dần từ ống dẫn trứng về tử cung và làm tổ tại đó. Lúc này, phôi nang được gọi là phôi thai. Vậy sau khi quan hệ khoảng 6 – 10 ngày thì bạn có thể có bầu và xuất hiện các dấu hiệu mang thai tuần đầu.

Khi nào dấu hiệu mang thai xuất hiện?

Mỗi thai kỳ đều khác nhau nên các biểu hiện mang thai bạn gặp phải có thể khác với những người xung quanh và khác với thai kỳ trước đó (nếu bạn từng mang thai). Tuy nhiên, nhìn chung thì các dấu hiệu mang thai có thể sẽ dần xuất hiện rõ ràng hơn theo từng tuần, cụ thể như sau:

Bảng thời gian và dấu hiệu mang thai

Mang thai tháng đầu tiên, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Dấu hiệu mang thai

Nếu bạn không chắc chắn mình đang mang thai tuần đầu hay ở tuần thứ mấy, hãy đến bệnh viện kiểm tra để có kết quả chính xác bởi không phải mọi phụ nữ đều có chung dấu hiệu khi mang thai.

Khi bắt đầu mang thai, bạn nên bổ sung axit folic (tốt hơn nữa là bổ sung từ 3 tháng trước mang thai) vì chúng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của em bé. Đồng thời, đừng quên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với bà bầu để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Ngoài ra hãy từ bỏ những thói quen xấu có thể làm tổn hại đến bé yêu cũng như sức khỏe bản thân như uống rượu, hút thuốc lá, thức khuya…

Khi mới mang thai, việc bạn lo lắng về sức khỏe của bé là một điều hết sức bình thường. Bên cạnh đó còn là mối lo về vấn đề tài chính để nuôi con. Nếu bạn đang đi làm hàng ngày thì cần sắp xếp để cân bằng lại cuộc sống của mình và có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên quả thật rất quan trọng. Vì vậy, nếu bạn đã và đang có ý định mang thai cần trang bị cho mình kiến thức về vấn đề này nhé!