21 câu hỏi trắc nghiệm Liên minh châu Âu mức độ cơ bản

Liên minh Châu Âu

  • Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (còn được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU – European Union), là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu, được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 1 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC).
  • 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển.

Ba trụ cột chính của Liên minh Châu Âu

  • Hiệp ước Maastricht (Hiệp ước Liên minh châu Âu) : thành lập nên ba trụ cột chính của Liên minh châu Âu (Cộng đồng châu Âu, chính sách chung về an ninh và đối ngoại, hợp tác về tư pháp và nội vụ), đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và dẫn đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu.
  • Hiệp ước Amsterdam (Hiệp ước Maastricht sửa đổi) : sửa đổi và bổ sung một số điều trong các vấn đề về những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; tư pháp và đối nội; chính sách xã hội và việc làm; chính sách đối ngoại và an ninh chung.
  • Hiệp ước Nice : bổ sung cho Hiệp ước Maastricht và Hiệp ước Rome, tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới theo chính sách mở rộng về phía Đông châu Âu.

Cơ cấu tổ chức của Liên minh Châu Âu

Liên minh châu Âu có 7 thể chế chính trị chính: Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu. 

– Hội đồng châu Âu phụ trách điều hành Liên minh châu Âu và có nhiệm vụ nhóm họp ít nhất 4 lần trong năm.
– Hội đồng bộ trưởng (Hội đồng Liên minh châu Âu) là một trong hai bộ phận lập pháp của Liên minh châu Âu, chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên.
– Nghị viện châu Âu có nhiệm vụ phối hợp với Hội đồng Bộ trưởng (hay Hội đồng Liên minh châu Âu) thông qua đề xuất lập pháp của Ủy ban châu Âu trong hầu hết các lĩnh vực, thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của Liên minh châu Âu.
– Ủy ban châu Âu là cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm đề xuất lập pháp và những hoạt động thường nhật của Liên minh châu Âu.
– Tòa án Công lý Liên minh châu Âu có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu.
– Ngân hàng Trung ương châu Âu là Ngân hàng trung ương đối với đồng Euro và điều hành chính sách tiền tệ của Khu vực đồng Euro.
– Tòa Kiểm toán châu Âu : kiểm tra vấn đề tài chính chi cho các hoạt động của Liên minh.

Các giá trị mà Liên minh Châu Âu EU mang lại

Tự do: tự do đi lại tại bất cứ quốc gia nào trong Liên minh Châu Âu, tự do trong tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và bảo mật thông tin.
Dân chủ : tất cả các thành viên trong EU đều được hưởng các quyền chính trị như quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử Quốc hội Châu Âu cũng như quyền tranh cử với tư cách là ứng viên, bỏ phiếu tại quốc gia thường trú hoặc tại nơi sinh ra.
Bình đẳng : nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ là trọng tâm trong tất cả các chính sách của Châu Âu, trong tất cả các lĩnh vực. Nguyên tắc trả lương ngang nhau đã trở thành một phần của Hiệp ước Rome vào năm 1957. Mặc dù vẫn còn sự bất bình đẳng trong đó, tuy nhiên EU đã hạn chế được phần nào.
Luật pháp : nền tảng của EU, tất cả những gì mà EU làm, đều được thực hiện thông qua các hiệp ước mang tính tự nguyện và dân chủ. Luật pháp và công lý được duy trì một cách độc lập bởi cơ quan tư pháp riêng biệt. Tòa án Công lý Châu Âu (European Court of Justice) là nơi bảo vệ phán quyết cuối cùng và phải được tôn trọng bởi các quốc gia thành viên.
Nhân quyền : quyền không bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, khuyết tật, tuổi tác hoặc khuynh hướng tình dục (đồng tính), quyền được bảo vệ thông tin cá nhân và quyền được tiếp cận với công lý.

Những câu hỏi trắc nghiệm Liên minh Châu Âu thường gặp

Liên minh châu Âu có 7 thể chế chính trị chính: Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu.- Hội đồng châu Âu phụ trách điều hành Liên minh châu Âu và có nhiệm vụ nhóm họp ít nhất 4 lần trong năm.- Hội đồng bộ trưởng (Hội đồng Liên minh châu Âu) là một trong hai bộ phận lập pháp của Liên minh châu Âu, chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên.- Nghị viện châu Âu có nhiệm vụ phối hợp với Hội đồng Bộ trưởng (hay Hội đồng Liên minh châu Âu) thông qua đề xuất lập pháp của Ủy ban châu Âu trong hầu hết các lĩnh vực, thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của Liên minh châu Âu.- Ủy ban châu Âu là cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm đề xuất lập pháp và những hoạt động thường nhật của Liên minh châu Âu.- Tòa án Công lý Liên minh châu Âu có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu.- Ngân hàng Trung ương châu Âu là Ngân hàng trung ương đối với đồng Euro và điều hành chính sách tiền tệ của Khu vực đồng Euro.- Tòa Kiểm toán châu Âu : kiểm tra vấn đề tài chính chi cho các hoạt động của Liên minh.: tự do đi lại tại bất cứ quốc gia nào trong Liên minh Châu Âu, tự do trong tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và bảo mật thông tin.: tất cả các thành viên trong EU đều được hưởng các quyền chính trị như quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử Quốc hội Châu Âu cũng như quyền tranh cử với tư cách là ứng viên, bỏ phiếu tại quốc gia thường trú hoặc tại nơi sinh ra.: nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ là trọng tâm trong tất cả các chính sách của Châu Âu, trong tất cả các lĩnh vực. Nguyên tắc trả lương ngang nhau đã trở thành một phần của Hiệp ước Rome vào năm 1957. Mặc dù vẫn còn sự bất bình đẳng trong đó, tuy nhiên EU đã hạn chế được phần nào.: nền tảng của EU, tất cả những gì mà EU làm, đều được thực hiện thông qua các hiệp ước mang tính tự nguyện và dân chủ. Luật pháp và công lý được duy trì một cách độc lập bởi cơ quan tư pháp riêng biệt. Tòa án Công lý Châu Âu (European Court of Justice) là nơi bảo vệ phán quyết cuối cùng và phải được tôn trọng bởi các quốc gia thành viên.: quyền không bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, khuyết tật, tuổi tác hoặc khuynh hướng tình dục (đồng tính), quyền được bảo vệ thông tin cá nhân và quyền được tiếp cận với công lý.