200 câu Trắc nghiệm Công nghệ 12 – Bài tập trắc nghiệm Lớp 12 môn Công nghệ

200 câu trắc nghiệm môn Công nghệ lớp 12 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo.

Tài liệu bao gồm 200 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án chi tiết kèm theo. Hi vọng với tài liệu này các bạn lớp 12 có thêm nhiều tài liệu học tập, củng cố kiến thức môn Công nghệ. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.

200 câu trắc nghiệm môn Công nghệ lớp 12

001: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Điện trở nhiệt

B. Điện trở cố định.

C. Điện trở biến đổi theo điện áp.

D. Quang điện trở.

Công dụng của điện trở là:

A. Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

B. Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

C. Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện.

D. Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

Đặc điểm của điện trở nhiệt loại có…

A. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.

B. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm.

C. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.

D. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm về không (R = 0)

Trong các nhóm linh kiện điện tử sau đây, đâu là nhóm chỉ toàn các linh kiện tích cực?

A. Điôt, tranzito, tirixto, triac.

B. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điôt.

C. Tụ điện, điôt, tranzito, IC, điac.

D. Tranzito, IC, triac, điac, cuộn cảm.

Ý nghĩa của trị số điện trở là:

A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.

B. Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở.

C. Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở.

D. Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong mạch điện.

Công dụng của tụ điện là:

A. Ngăn chặn dòng điện một chiều, cho dòng điện xoay chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng

B. Ngăn chặn dòng điện xoay chiều, cho dòng điện một chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng.

C. Tích điện và phóng điện khi có dòng điện một chiều chạy qua.

D. Ngăn chặn dòng điện, khi mắc phối hợp với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.

Để phân loại tụ điện người ta căn cứ vào…

A. Vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực của tụ điện.

B. Vật liệu làm vỏ của tụ điện.

C. Vật liệu làm hai bản cực của tụ điện.

D. Vật liệu làm chân của tụ điện.

Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Tụ điện có điện dung thay đổi được.

B. Tụ điện có điện dung cố định.

C. Tụ điện bán chỉnh.

D. Tụ điện tinh chỉnh.

002: Ý nghĩa của trị số điện dung là:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện.

C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện.

003: Ý nghĩa của trị số điện cảm là:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm

C. Cho biết mức độ tổn hao năng lượng trong cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

D. Cho biết khả năng tích lũy nhiệt lượng của cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

004: Trên một tụ điện có ghi 160V – 100 F. Các thông số này cho ta biết điều gì?

A. Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện.

B. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.

C. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.

D. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.

005: Trong các nhận định dưới đây về tụ điện, nhận định nào không chính xác?

A. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều đi qua tụ điện.

B. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện.

C. Dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua tụ điện càng dễ.

D. Tụ điện cũng có khả năng phân chia điện áp ở mạch điện xoay chiều.

006: Loại tụ điện nào chỉ sử dụng cho điện một chiều và phải mắc đúng cực?

A. Tụ hóa

B. Tụ xoay

C. Tụ giấy

D. Tụ gốm

007: Loại tụ điện nào không thể mắc được vào mạch điện xoay chiều?

A. Tụ hóa

B. Tụ xoay

C. Tụ giấy

D. Tụ gốm

008: Công dụng của cuộn cảm là:

A. Ngăn chặn dòng điện cao tần, dẫn dòng điện một chiều, lắp mạch cộng hưởng.

B. Ngăn chặn dòng điện một chiều, dẫn dòng điện cao tần, lắp mạch cộng hưởng.

C. Phân chia điện áp và hạn chế dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm.

D. Ngăn chặn dòng điện cao tần, khi mắc với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.

009: Cuộn cảm được phân thành những loại nào?

A. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

B. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.

C. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

D. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.

010: Cảm kháng của cuộn cảm cho ta biết điều gì?

A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm.

B. Cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều của cuộn cảm

C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm.

011: Trong các nhận định dưới đây về cuộn cảm, nhận định nào không chính xác?

A. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng dễ.

B. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng khó.

C. Cuộn cảm không có tác dụng ngăn chặn dòng điện một chiều.

D. Nếu ghép nối tiếp thì trị số điện cảm tăng, nếu ghép song song thì trị số điện cảm giảm.

012: Công dụng của điện trở:

A. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện.

B. Phân chia điện áp trong mạch điện.

C. Tất cả sai.

D. Tất cả đúng.

013: Cấu tạo của tụ điện:

A. Dùng dây kim loại, bột than.

B. Dùng dây dẫn điện quấn thành cuộn.

C. Dùng hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách bởi lớp điện môi.

D. Câu a, b,c đúng

014: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, vàng, xanh lục, kim nhũ. Trị số đúng của điện trở là.

A. 34×102 KΩ ±5%.

B. 34×106 Ω ±0,5%.

C. 23×102 KΩ ±5%.

D. 23×106Ω ±0,5%.

………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết