20 Bước tạo chiến lược Marketing cho sản phẩm mới hay nhất! 2023
Hơn 30.000 sản phẩm mới được tung ra thị trường mỗi năm, nhưng 95% trong số đó không thành công .
Hầu hết các doanh nghiệp đều tuyên bố họ đã cải tiến sản phẩm đặc biệt, mới mẻ và khác biệt… Nhưng quá nhiều sản phẩm mới liên tục xuất hiện trên thị trường – việc thuyết phục mọi người mua hàng là một thách thức lớn!
Do đó, doanh nghiệp bạn cần có một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới chi tiết để “thỏa mãn” kỳ vọng của người mua mục tiêu.
Hãy tham khảo ngay 20 bước lập kế hoạch tiếp thị cho các sản phẩm mới, giúp doanh nghiệp bạn phát triển mạnh mẽ và thu được thành công nhất định.
Tầm quan trọng của một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Dưới đây là một số lý do vì sao doanh nghiệp bạn nên xây dựng chiến lược tiếp thị ra mắt sản phẩm:
- Khi sản phẩm của bạn đáp ứng được kỳ vọng của người dùng, uy tín thương hiệu của bạn được nâng cao, dẫn đến lợi nhuận bền vững hơn trong tương lai.
- Một kế hoạch tiếp thị phù hợp đảm bảo rằng sản phẩm mới của bạn sẽ tiếp cận được lượng lớn đối tượng mục tiêu.
- Triển khai một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới thông minh sẽ giảm thiểu sản phẩm bị lỗi. Điều này thu hút khách hàng mới ngay từ khi ra mắt sản phẩm.
- Việc ra mắt sản phẩm thành công sẽ thúc đẩy các khách hàng tiềm năng mới và những người theo dõi trung thành.
- Khi tạo được sự chú ý cho công ty của mình => mở rộng các mối quan hệ hợp tác và đầu tư kinh doanh mới.
Checklist: Xây dựng một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới hiệu quả
Với các doanh nghiệp nhỏ đang tìm cách xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường cho lần ra mắt sản phẩm tiếp theo thì đừng bỏ qua những chia sẻ của Prodima.
Áp dụng theo 20 bước dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng lập một chiến lược Marketing ra mắt sản phẩm thành công:
Mục Lục
Xác định thị trường mục tiêu
Thật khó để xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường thành công nếu bạn không xác định rõ đối tượng mục tiêu của mình. Khi giới thiệu một sản phẩm mới, hãy dành thời gian nghiên cứu cơ sở khách hàng lý tưởng.
Việc phân khúc tiếp thị là rất quan trọng vì có rất ít sản phẩm phù hợp với tất cả đối tượng người dùng. Cùng với các yếu tố tuổi tác và nhân khẩu học, bạn nên xem xét tính cách người mua, vị trí của khách hàng, công việc của họ và khả năng chi tiêu của họ.
Tiếp theo, xác định xem những khách hàng đó đã là một phần trong cơ sở khách hàng tiềm năng hay bạn vẫn chưa tiếp cận được họ!!
Nếu bạn cần khám phá khách hàng mới, hãy xác định chiến lược tạo khách hàng tiềm năng sẽ thực hiện sắp tới.
Đừng quên xem xét những gì mà đối thủ cạnh tranh đang cung cấp. Nếu sản phẩm của bạn có mức giá thấp hơn => cần phải điều chỉnh lại chiến lược của mình.
Nghiên cứu sự cạnh tranh của bạn
Nhiều lớp tiếp thị kinh doanh dạy người tham gia cách thực hiện phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa). Bạn phải xem xét các đối thủ cạnh tranh của mình một cách nghiêm túc.
Lập danh sách các đối thủ cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như doanh nghiệp bạn.
- Ngay cả khi bạn cho rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mới của mình là hoàn toàn độc đáo và không có sự cạnh tranh hiện có, điều quan trọng là bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng tiềm năng và tưởng tượng những gì họ có thể mua thay cho những gì bạn định cung cấp.
Khi bạn biết rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai => hãy xem xét các tài liệu tiếp thị của họ bao gồm: Quảng cáo, nội dung và website. Đánh giá xem sản phẩm hoặc dịch vụ mới của bạn có ưu – nhược điểm gì so với họ.
Xác định chiến lược sản phẩm của bạn
Thêm một khía cạnh quan trọng khác của chiến lược tiếp cận thị trường liên quan đến việc xác định sản phẩm nào sẽ bán và cách bạn định vị thương hiệu của mình.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ muốn tạo một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới duy nhất cho mọi thị trường mục tiêu của mình.
Bước này có thể bao gồm việc thiết lập các chương trình khuyến mại, ưu đãi, tặng quà… Các marketer nên tìm kiếm cơ hội để phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù lịch trình của kế hoạch tiếp cận thị trường là tĩnh, nhưng để phù hợp với phản ứng của khách hàng => các doanh nghiệp cần thực hiện các điều chỉnh nhỏ đối với chiến lược tiếp cận thị trường khi cần thiết.
- Theo dõi các kênh Social Media là một cách tuyệt vời để giúp đánh giá phản ứng của khách hàng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
Biết vòng đời sản phẩm của bạn
Chiến dịch bạn sử dụng trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới cần được cập nhật khi chúng đã hoàn thiện.
Nếu bạn đang theo dõi kết quả tiếp thị của mình sẽ bắt đầu thấy lợi nhuận giảm dần. Điều này cho thấy đã đến lúc chỉnh sửa sản phẩm / dịch vụ, thay đổi thông điệp truyền thông và đặt nền tảng ra mắt ý tưởng tuyệt vời tiếp theo của bạn.
Nhắm đến khách hàng lý tưởng
Để khởi chạy thành công sản phẩm hoặc dịch vụ mới của bạn với chi phí tài chính tối thiểu, điều cần thiết là tập trung hoàn toàn vào những khách hàng tiềm năng mà bạn tin rằng có nhiều khả năng mua hàng của bạn nhất.
Đây có thể là những khách hàng hiện đang mua thứ gì đó tương tự và sẽ đánh giá cao các tính năng bổ sung mà sản phẩm hoặc dịch vụ mới của bạn cung cấp.
Những khách hàng tiềm năng tốt nhất sẽ có nhu cầu rõ ràng về những gì bạn cung cấp và có đủ khả năng mua nó.
- Hãy nhớ rằng, việc đáp ứng nhu cầu luôn dễ dàng hơn là tạo ra một nhu cầu.
Tạo một đề xuất giá trị duy nhất
Ở giai đoạn này, bạn nên hiểu rõ về những gì bạn phải cung cấp để có thể vượt lên các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, bạn cần xác định ai sẽ muốn tận dụng ưu đãi của bạn.
Nhưng bạn có biết:
- Vì sao khách hàng lại chọn sản phẩm / dịch vụ của bạn thay vì đối thủ?
- Những lợi ích và tính năng nào của sản phẩm / dịch vụ được khách hàng tiềm năng đánh giá cao nhất?
Điểm mấu chốt là “gói” sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phải là duy nhất và đáp ứng nhu cầu của những khách hàng tiềm năng lý tưởng.
Thảo luận về các kênh của bạn
Sản phẩm hay dịch vụ có tuyệt vời như thế nào cũng không thể thành công nếu bạn không xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới hiệu quả. Để làm được điều này, bạn cần chọn các kênh tiếp thị phù hợp.
Kênh tiếp thị là nơi bạn quảng bá và bán sản phẩm của mình. Một khi bạn xác định được thị trường mục tiêu mong muốn – bạn có thể chọn lọc các khu vực mà nhóm người dùng tiềm năng có xu hướng mua sắm nhiều nhất.
Ví dụ về các địa điểm phổ biến để mua sắm bao gồm:
- Thị trường trực tuyến
- Cửa hàng bán lẻ
- Triển lãm thương mại
Bạn nên thử nghiệm trên nhiều kênh tiếp thị khác nhau dựa trên thị trường mục tiêu của bạn. Dù chọn kênh nào, điều quan trọng là phải dành đủ thời gian để phát triển thương hiệu một cách nhất quán. Mục đích là để khách hàng có trải nghiệm nhất quán cho dù họ mua hàng của bạn ở đâu và bất kỳ thời điểm nào..
- Công ty càng lớn, càng cần nhiều sự phối hợp và lập kế hoạch để xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả để đạt được thành công cao nhất.
Tăng khả năng hiển thị không phải trả tiền
Nói đúng hơn, chiến lược SEO của bạn cần đi đúng hướng. Một trang web được xếp hạng tốt trên kết quả tìm kiếm của Google, Bing… sẽ mang lại lưu lượng truy cập ổn định để giới thiệu sản phẩm mới của bạn.
Để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hiệu quả, bạn cần cung cấp cho người dùng thông tin thực sự hữu ích mà họ muốn. Tập trung vào việc tối ưu hóa ba lĩnh vực:
- Từ khóa: Hãy nghĩ về cách một người dùng mới sẽ tìm kiếm sản phẩm / dịch vụ của bạn như thế nào.
- Thẻ meta: Là phần tóm tắt trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm => cần được viết ngắn gọn và hấp dẫn.
- Đoạn văn bản đầu tiên: Đảm bảo người đọc biết và hiểu sản phẩm của bạn là gì để có thể tiếp tục đọc hết nội dung.
Xem xét Marketing bên ngoài
Bạn có thể muốn xem xét việc lập một kế hoạch Marketing bên ngoài để mở rộng phạm vi quảng bá sản phẩm / dịch vụ mới đến khách hàng tiềm năng của mình.
Để đảm bảo thông điệp của bạn nhất quán trong các chiến lược nội dung tiếp thị bên ngoài. Điều đầu tiên bạn cần xác định:
- Bạn là ai?
- Bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ nào để mô tả công ty và sản phẩm mới đến khách hàng?
- Làm thế nào để đảm bảo sản phẩm mới của bạn phù hợp với thương hiệu hiện tại?
Tận dụng cơ hội với Remarketing
Một chiến lược tiếp thị toàn diện sẽ điều hướng người dùng thông qua kênh chuyển đổi.
Người dùng mục tiêu của bạn đang ở trong những thời điểm khác nhau của quá trình mua hàng và họ có thể không sẵn sàng sản phẩm của bạn ngay lần đầu tiên!
Nhưng, điều này không có nghĩa là loại họ ra khỏi nhóm khách hàng tiềm năng. Bạn có thể nuôi dưỡng họ bằng cách sử dụng các chiến thuật quảng cáo Remarketing (Tiếp thị lại) khác nhau.
=> Ngoài ra, Remarketing có thể áp dụng cho những người theo dõi thương hiệu trung thành.
Sử dụng các ưu đãi giới thiệu đặc biệt
Thay vì chỉ thông báo sản phẩm / dịch vụ mới, bạn nên cung cấp chúng như một phần của thỏa thuận giới thiệu đặc biệt dưới nhiều hình thức gồm:
- Định giá chiết khấu.
- Gói giảm giá.
- Phiếu mua hàng với giá ưu đãi.
- Mua 1 tặng 1.
- Quà tặng miễn phí cho mỗi lần giới thiệu.
Triển khai bất kỳ chương trình khuyến mãi nào, bạn nên nhấn mạnh vào “không kéo dài mãi mãi” để khiến người dùng cảm thấy cấp bách và hành động ngay sau đó.
Thiết lập mối quan hệ với Influencer
Influencer là Những người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên các kênh truyền thông xã hội.
- Chiến lược tiếp thị Influencer chính là phiên bản kỹ thuật số của tiếp thị truyền miệng.
=> Để hợp tác chặt chẽ với các Influencer, bạn cần tổ chức các sự kiện và gửi hàng mẫu miễn phí.
Tuy nhiên, bạn không thể “mua” ý kiến hoặc đề xuất của họ => Influencer cũng phải có trách nhiệm với khán giả của mình.
Để tránh bất kỳ sai sót xảy ra, hãy dành thời gian để nghiên cứu và chọn lọc những Influencer có hứng thú với sản phẩm của bạn và sẵn sàng hợp tác.
Tạo USP của bạn
USP được viết tắt từ Unique Selling Point, có thể hiểu là Đặc điểm Bán hàng Độc nhất – một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phẩm của bạn có thể đánh bại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
=> Do đó, việc tạo USP phù hợp cho doanh nghiệp của bạn là điều cực kỳ cần thiết/
USP của bạn phải dựa trên 4 điều sau:
- Nhu cầu của khách hàng.
- Dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
- Những lợi ích riêng biệt mà sản phẩm của bạn mang lại.
- Lời hứa thương hiệu.
Cần ghi nhớ: USP phải làm làm cho thương hiệu của bạn có giá trị đối với người dùng mục tiêu và phải giúp USP nổi bật ở mọi nơi.
Thử nghiệm Beta
Thử nghiệm beta giúp loại bỏ các lỗi và các vấn đề không mong muốn trước khi sản phẩm được tung ra thị trường. Và đây cũng là bước thiết yếu phải có trong bất kỳ chiến lược Marketing cho sản phẩm mới nào.
Thử nghiệm Beta có thể thực hiện dưới dạng:
- Công khai: Cho phép mọi người trải nghiệm sản phẩm của bạn.
- Khép kín: Cung cấp tùy chọn cho một nhóm người dùng hạn chế.
Thử nghiệm đảm bảo rằng sản phẩm của bạn có thể hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt. Thông qua đó, bạn có thể tung ra một sản phẩm mạnh mẽ trên thị trường và được tất cả mọi người yêu thích.
- Một trong những công cụ tốt nhất để kiểm tra sản phẩm của bạn là ProductHunt. Bạn có thể nhanh chóng kiểm tra hiệu quả của các sản phẩm có nhiều phiếu bầu nhất trong các danh mục ngách.
Thực hiện Email Marketing
Email là một kênh tuyệt vời để giới thiệu về sản phẩm / dịch vụ mới của bạn. Thêm vào đó, nó tạo ra một động lực lớn để thu hút người dùng đăng ký ngay từ đầu.
Bạn có thể chạy một chiến dịch email cụ thể về ưu đãi mới này — thậm chí có thể là một loạt email được tạo cho đến ngày ra mắt. Hoặc bạn có thể n thông báo nó như là phần trọng tâm của bản tin email tiếp theo.
Email này có thể được gửi đến đối tượng chung của bạn hoặc là một ưu đãi dành riêng cho người đăng ký / khách hàng thân thiết.
Một số mẹo để triển khai Email Marketing:
- Tập trung nhiều hơn vào lợi ích / giá trị cuối cùng của sản phẩm mới thay vì các tính năng của nó.
- Đánh dấu ưu đãi trong dòng chủ đề đầu tiên.
- Sử dụng văn bản tiêu đề trước để tăng tỷ lệ nhấp.
Viết một bài blog
Khi quảng cáo sản phẩm / dịch vụ mới, có nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng trang Landing Page để khách hàng hoặc người đăng ký có thể truy cập.
=> Trong trường hợp này, mục tiêu của bạn nên tập trung vào việc thu hút nhiều khách hàng mà là thu hút được những khách hàng hiện tại hoặc những khách hàng không hoạt động.
Tạo một bài viết chi tiết trên blog về sản phẩm / dịch vụ mới là cách tuyệt vời để người dùng có thể “đào sâu” và muốn tìm hiểu thêm. Đồng thời, bạn nên chia sẻ liên kết đến bài đăng trên blog qua email hoặc các kênh truyền thông xã hội.
Ngay cả khi bạn có Landing Page thì bài viết trên Blog vẫn được xem là kênh tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm mới hiệu quả và tăng lượng liên kết đến Landing Page.
Chuẩn bị câu hỏi thường gặp trước khi ra mắt sản phẩm
Khi bạn khởi chạy một sản phẩm mới, người dùng thường có một loạt câu hỏi quan tâm. Nếu sản phẩm càng độc đáo, khác biệt thì bạn phải càng giải thích sâu hơn.
Prodima luôn khuyến khích các doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi thường gặp đầy đủ nhất có thể. Tốt hơn, hãy khuyến khích người dùng truy cập trước đó để lại thắc mắc và những vấn đề cần giải đáp.
Tổ chức một sự kiện
Để một sản phẩm có thể thành công nhanh chóng, bạn cần tạo ra cảm giác mong đợi và phấn khích cho việc phát hành sản phẩm từ vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước đó.
Một trong những kỹ thuật phổ biến nhất để làm điều này là triển khai các cuộc thi và chương trình quà tặng trước khi ra mắt.
Hãy tặng sản phẩm của bạn cho một nhóm người tham gia may mắn. Đổi lại họ sẽ giúp quảng bá sản phẩm miễn phí trên các kênh truyền thông xã hội.
=> Hãy cố gắng tạo ra nội dung hoặc ý tưởng hấp dẫn có thể giúp sản phẩm của bạn lan truyền.
Trong thời kỳ đại dịch, các sự kiện ảo vẫn đóng vai trò như một công cụ quảng bá hữu hiệu. Bạn có thể:
- Tổ chức Livestream trên Facebook để giới thiệu sản phẩm và nêu bật các tính năng của sản phẩm.
- Chạy câu hỏi và trả lời trực tiếp hoặc được ghi lại trên chính sản phẩm.
- Tập trung sự kiện xung quanh từ những người có chuyên môn về sản phẩm hoặc dịch vụ mới của bạn.
Đăng trên mạng xã hội
Doanh nghiệp bạn nên quảng bá sản phẩm / dịch vụ mới trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn…
Đây là một cách dễ dàng để tiếp cận người dùng mục tiêu và những người theo dõi bạn để thúc đẩy họ chia sẻ bài đăng nhiều nhất có thể. Một lợi ích khác bạn có thể nhận được là những câu hỏi về sản phẩm trong phần bình luận bài viết.
Câu hỏi của họ và câu trả lời của bạn chính là thông tin hữu ích trong việc xây dựng Câu hỏi thường gặp.
Bên cạnh đó, nên sử dụng thêm thẻ # tùy chỉnh trong bài đăng quảng cáo của mình. Điều này không chỉ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận của các chiến dịch mà còn truyền cảm hứng cho khách hàng chia sẻ các bài đăng và hình ảnh trên trang cá nhân của họ.
- Nội dung do người dùng tạo có thể thu hút nhiều người dùng khác muốn trải nghiệm dịch vụ / sản phẩm mới của bạn!
Chia sẻ đánh giá của khách hàng
Một trong những chiến lược Marketing cho sản phẩm mới là khiến khách hàng của bạn trực tiếp quảng bá sản phẩm!
Bạn có thể yêu cầu họ viết đánh giá trực tuyến về dịch vụ mới hoặc cung cấp tài liệu để làm rõ cho lời chứng thực.
=> Những thông tin này cực kỳ giá trị, sẽ giúp giới thiệu sản phẩm của bạn đến nhiều đối tượng khác trên diện rộng.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng: 84% người dùng tin tưởng các đánh giá trực tuyến!
Các đánh giá của khách hàng chính là phương thức quảng bá sản phẩm của bạn hiệu quả nhất
Chạy quảng cáo Facebook
Với 1 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày, quảng cáo trên Facebook là “cánh cửa” ngắn nhất giúp người dùng quan tâm đến sản phẩm mới của bạn.
Quảng cáo Facebook đặc biệt hữu ích vì dữ liệu được cá nhân hóa tự nguyện cung cấp thông qua hồ sơ của người dùng giúp nhắm mục tiêu đối tượng cụ thể cực kỳ hiệu quả.
=> Bạn có thể dựa vào giới tính, tuổi tác, vị trí, sở thích, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp…
Ngoài ra còn có một số tùy chọn cho loại hình quảng cáo, ngân sách và thời lượng của chiến dịch. Doanh nghiệp bạn có thể điều chỉnh mục tiêu trong khả năng của mình.
Case Study: 3 Bài học về chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Chúng ta sẽ cùng thảo luận về 3 Case Study tuyệt vời về việc ra mắt sản phẩm thành công:
Acura
Acura là một Công ty ô tô hạng sang, đã sử dụng sức mạnh của tiếp thị Influencer để tiếp cận những người yêu thích ô tô khi ra mắt chiếc Sedan hạng sang mới nhất. Chiến dịch được đặt tên là #TLXExperienCecampaign.
Bên cạnh đó, họ tung ra một chiến dịch tiếp thị ưu tiên cho người dùng di động với tên gọi “What a Ride”. Đây là một chiến dịch đầy màu sắc với những hình ảnh nhanh như chớp.
Chiến dịch đã thành công rực rỡ giúp Acura đạt được 300.0000 lần hiển thị ngay trong ngày đầu tiên. Điều thú vị nhất, hầu hết những Influencer liên quan đều trở thành khách hàng của Acura.
Những Influencer này đã chia sẻ những đánh giá trung thực về chiếc xe trên blog của họ và các trang cá nhân trên mạng xã hội. Nhờ điều này đã giúp Acura có được sự nổi tiếng to lớn ngay từ khi ra mắt sản phẩm mới.
Harrys
Harrys đã thành công trong việc chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng thân thiết bằng cách giới thiệu cho họ một đề nghị dùng thử.
USP lớn nhất của Harrys là bản dùng thử sản phẩm được quảng cáo nghiêm ngặt trên các trang mạng xã hội. Các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội của Harrys đã mang lại lưu lượng truy cập “khủng” vào website.
Khi khách hàng truy cập trang web, họ sẽ bị thu hút bởi ưu đãi dùng thử chỉ với 5 $ cho một gói sản phẩm gồm: hộp đựng dao cạo năm lưỡi, tay cầm cao su, gel cạo râu và nắp đậy lưỡi dao du lịch. Bên cạnh đó, vận chuyển cũng hoàn toàn miễn phí.
=> Ý tưởng rất đơn giản – sử dụng đúng USP kết hợp với chiến lược Social Marketing hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng và nỗ lực chuyển đổi thành khách thân thiết lâu dài.
Mondelēz
Mondelēz là một Thương hiệu đồ ăn nhanh toàn cầu, đã sử dụng quảng cáo TrueView trên YouTube để quảng bá ra mắt sản phẩm mới: Bánh quy ăn sáng belVita.
Quảng cáo TrueView sử dụng định dạng quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua. Chỉ những người dùng quan tâm đến việc xem quảng cáo mới thấy chúng, trong khi những người còn lại có thể bỏ qua quảng cáo.
Mondelēz muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu và họ đã chọn quảng cáo TrueView. Chiến dịch đã được tối ưu hóa trong quá trình khởi chạy nhằm đảm bảo chỉ hiển thị video hoạt động tốt nhất và nó có thể đạt được tỷ lệ truy lại 79%.
Lời kết
Xây dựng một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới chỉn chu gồm các ý tưởng, mục tiêu, KPI và quy trình của bạn để thu hút khách hàng ngay từ đầu.
Đừng quên rằng các đối thủ cạnh tranh luôn để mắt đến sản phẩm của bạn và họ sẽ không bỏ qua bất kỳ chi tiết, yếu tố nào để có thể “hạ gục” bạn. Do đó, tập trung vào Nghiên cứu thị trường thích hợp và lập kế hoạch chủ động sẽ giúp bạn giữ vững ưu thế.
- Và đừng quên: Áp dụng theo 20 bước được Prodima chia sẻ chi tiết phía trên. Kết quả sẽ khiến bạn phải bất ngờ!
Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững. Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.