2 bài văn mẫu Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với cuộc sống của con người hay nhất – Ngữ văn lớp 11 – THCS Võ Thị Sáu

2 bài văn mẫu Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với cuộc sống của con người hay nhất – Ngữ văn lớp 11

Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với cuộc sống của con người

Đề bài:

– Dẫn dắt vấn đề: Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiêu vấn nạn gia tăng

– Nêu vấn đề nghị luận: Tệ nạn xã hội để lại những tác hại to lớn đối với sự phát triển nhân cách con người và xã hội

1. Giải thích hiện tượng

– Tệ nạn xã hội là hiện tượng phổ biến là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, bại hoại nhân cách , ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, cản trở sự phát triển lành mạnh của đất nước

– Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc ,rượu chè ,hút thuốc lá ,ma túy, mê tín dị đoan…

2. Thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay

– Bên cạnh sự phát triển từng ngày của đất nước thì các tệ nạn cũng đang lan rộng và phức tạp hơn

– Các tệ nạn xã hội phổ biến ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống

3. Tác hại

– Tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe,về mặt tinh thần thể xác thậm trí là cả tính mạng

– Làm cho xa hội trở nên không lành mạnh

– Làm cho đất nước kém phát triển , xã hội không còn tốt đẹp văn minh

– Gia đình tan nát :Vợ chồng li dị, cha mẹ mất con cái… gây nên những cảnh đau thương

– Làm con người lương thiện trở nên mất nhân tính bấp chấp mọi thứ

– Gây nên nhiều vụ giết người cướp của ảnh hưởng xấu đến an ninh đất nước

4. Nguyên nhân

– Nguyên nhân hàng đầu là do bản thân mỗi người không có ý thức , không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội

– Do hoàn cảnh gia đình nghèo túng muốn kiếm được tiền từ các tệ nạn như cờ bạc , cá độ…

– Mặt khác cũng là do hoàn cảnh gia đình khá giả nên sa vào các tệ nạn xã hội

– Bản thân mỗi người lười lao động, học đòi, bắt chước…

– Do gia đình , nhà trường quản lí con em chưa chặt chẽ , không có thời gian quan tâm con cái

– Do pháp luật nước ta chưa thực sự nghiêm minh chưa có những biện pháp xử lí thật mạnh nên vẫn còn nhiều người sa vào tệ nạn xã hội

– Do bạn bè rủ rê lôi kéo

5. Giải pháp và liên hệ bản thân

– Bản thân mỗi người cần tự ý thức, làm chủ bản thân tránh xa các tệ nạn xã hội

– Gia đình nhà trường cần có các biện pháp giáo dục quản lí con em để không sa vào tệ nạn xã hội

– Hạn chế cho con em sử dụng nhiều các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… để tránh bị bạn bè rủ rê lôi kéo…

– Tuyên truyền cho mọi người biết được tác hại ghê gớm của các tệ nạn xã hội từ đó mà có ý thức tránh xa

– Cơ quan nhà nước cần xử lí nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật

– Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta , nhất là lứa tuổi học sinh tâm sinh lí đang thay đổi cần giữ mình không để bản thân sa vào các tệ nạn xã hội

– Khẳng định lại vấn đề : Tệ nạn xã hội luôn là mỗi lo ngại hàng đầu của đất nước , đó là mối nguy hại không chỉ trước mắt mà còn là lâu dài cần tháo gỡ

– Lời nhắn đến mọi người : Nếu mỗi người sống một cách văn minh thì chắc chắn tệ nạn sẽ được đẫy lùi

Nếu mỗi người sống một cách văn minh thì chắc chắn tệ nạn sẽ được đẫy lùi

Nhờ tiến bộ của khoa học kĩ thuật, y tế những căn bệnh như dịch hạch, dịch thổ tả,… đã tìm ra vacxin khống chế. Nhưng có những căn bệnh, những tệ nạn xã hội thì ngày càng lây lan mạnh mẽ, mà nếu bản thân mỗi người, xã hội không có hành động kịp thời chúng sẽ bùng phát thành đại dịch khó lòng có thể ngăn chặn nổi.

Tệ nạn xã hội có thể hiểu là những hiện tượng xấu, hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức, …. xảy ra phổ biến trong đời sống xã hội. Những tệ nạn này gây ra hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và toàn xã hội. Một số tệ nạn xã hội tiêu biểu như: ma túy, mại dâm, thuốc lá, mê tín, … đây đều là những căn bệnh nguy hiểm, chúng liên hệ mật thiết với nhau, tác động xấu đến đời sống xã hội.

Hiện nay ở nước ta tệ nạn xã hội ngày một phổ biến và phát triển dưới những hình thức hết sức tinh vi, khó lường. Tệ nạn hút thuốc lá ở Việt Nam vào hàng cao nhất thế giới, với 56% nam giới và 1,8% nữ giới, và tình trạng này ngày càng gia tăng. Tính đến tháng 6/2011 cả nước có 149.900 người nghiện ma túy, tăng 2,7 lần so với cuối năm 1994. Và từ đó đến nay con số này vẫn không ngừng gia tăng, nghiện ma túy tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn, những địa phương giáp biên giới. Thực trạng mại dâm ở nước ta cũng vô cùng đáng lo ngại, theo báo cáo trên cả nước có 11.240 người hoạt động mại dâm, nhưng con số thực tế, không kiểm soát được còn lớn hơn rất nhiều. Đây chỉ là số liệu về một trong những tệ nạn chính, ngoài ra còn rất nhiều tệ nạn khác, đang ngày ngày gặm nhấm xã hội, kéo xã hội tụt hậu.

Tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng trước hết là đến bản thân người sử dụng. Làm cơ thể ốm yếu, mắc những căn bệnh nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng: ung thư, HIV/AIDS, …Không chỉ vậy còn làm băng hoại đạo đức, tinh thần, với những người nghiện ma túy họ sẵn sàng thực hiện mọi hành vi, kể cả giết người, cướp của để thỏa mãn cơn thèm của mình. Không chỉ vậy, tệ nạn xã hội còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, những gia đình có người mắc tệ nạn thường kinh tế sa sút, bị tổn hại về tinh thần. Những gia đình có cha hoặc mẹ mắc tệ nạn sẽ trở thành hình ảnh xấu với con, khiến những đứa trẻ không được sống và phát triển trong một môi trường lành mạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng phát triển lệch lạc về nhân cách, lối sống, suy nghĩ, ảnh hưởng tới tương lai đất nước.

Đối với xã hội và đất nước, tệ nạn xã hội tràn làn trở thành gánh nặng kinh tế, là nguyên nhân kéo lùi nên kinh tế đất nước phát triển. tệ nạn xã hội còn làm rối loạn trật tự, an ninh xã hội, nạn trộm cắp, cướp của,… khiến người dân luôn phải sống trong nỗi bất an, lo lắng. Chúng ta hãy thử tưởng tượng một đất nước chỉ có những người mắc tệ nạn xã hội thì tương lai đất nước ấy sẽ đi về đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hoành hành của các tệ nạn xã hội hiện nay. Do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Do gia đình không có sự quan tâm, đặc biệt với các bạn trẻ bố mẹ mải mê kiếm tiền, không chăm lo cho con cái, dẫn đến tâm lí chán nản, dễ dàng bị dụ dỗ. Do thất nghiệp, lười lao động, ông cha ta vẫn thường có câu “nhàn cư vi bất thiện”, khi nhàn dỗi thường dẫn con người đến những thú ăn chơi, hưởng lạc, dễ dàng sa ngã. Nhưng quan trọng nhất vẫn là do bản thân không có lập trường vững vàng, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.

Mặc dù các tệ nạn này ngày một bùng phát mạnh mẽ nhưng không có nghĩa là chúng ta bỏ mặc, chỉ cần tất cả mọi người chung tay, góp sức, tất yếu tệ nạn xã hội sẽ bị đẩy lùi. Bản thân mỗi người cần phải ý thức những tác hại nguy hiểm, khôn lường mà những tệ nạn xã hội gây ra với bản thân và gia đình, sẽ hội. Tránh xa mọi lời rủ rê, lôi kéo từ những người có lối sống không lành mạnh. Dũng cảm lên án, tố cáo những người mắc tệ nạn xã hội. Bản thân không ngừng nỗ lực, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức, sống có mục tiêu, lí tưởng để trở thành con người có ích, xây dựng quê hương, đất nước.

Bên cạnh đó cũng cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái, có những định hướng đúng đắn để con cái phát triển lành mạnh. Nhà trường cần tổ chức các buổi ngoại khóa, tuyên truyền để học sinh thấy được những tác hại nghiêm trọng của tệ nạn xã hội đối với bản thân. Đặc biệt, xã hội cần phải chung tay kết hợp với các cơ quan chức năng đẩy lùi tệ nạn xã hội. với những gia đình có người mắc tệ nạn xã hội còn khuyên bảo họ từ bỏ, đồng thời không có thái độ, phân biệt, kì thị, để họ dễ dàng tái hòa nhập với cộng đồng sau khi đã từ bỏ được các tệ nạn.

Bản thân chúng ta là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải tích cực học tập, không ngừng nỗ lực cố gắng. Hãy nói không và tránh xa các tệ nạn xã hội, để bảo vệ chính mình và bảo vệ truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.

Tệ nạn xã hội luôn là vấn đề nan giải của gia đình và toàn thể xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của đất nước. Là mầm non tương lai của đất nước chúng ta phải cùng nhau chung tay đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tạo môi trường trong lành để phát triển, đồng thời cũng là để thực hiện trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước.

Thời đại 4.0 phát triển cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ hơn tuy nhiên vẫn còn tồn tại thế giới của bóng tối đó là những tệ nạn xã hội đang hoành hành với biểu hiện đa dạng và tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới đời sống con người. Đây là một vấn đề nóng luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng từ trước đến nay.

Vậy tệ nạn xã hội là gì? Theo định nghĩa của Luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Tệ nạn xã hội là hiện tượng bao gồm các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt”. Muốn hiểu được như thế nào hành vi sai lệch trước tiên ta phải hiểu chuẩn mực xã hội là gì? Đó là sự yêu cầu hoặc mong đợi của cộng đồng đưa ra tạo thành khuôn mẫu cho các thành viên trong đó để tạo dựng một xã hôi tốt đẹp hơn. Chuẩn mực xã hội theo các nhà khoa học nó được chia làm hai nhóm: Thứ nhất “Chuẩn mực bắt buộc phổ biến cho toàn xã hội và gắn với nó là sự trừng phạt công khai”. Thứ hai “Chuẩn mực mong đợi phổ biến cho toàn xã hội nhưng mang tính đặc thù cho các nhóm xã hội”. Soi vào đó ta thấy các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội là những việc làm không nằm trong khuôn mẫu chuẩn mực, không được coi là bình thường, đi chệch hướng mà số đông mong muốn.

Tệ nạn xã hội ngày càng đa dạng, phổ biến dưới mọi hình thức và có mặt ở mọi nơi, mọi ngành nghề dù là nơi thành thị phát triển hay nông thôn nghèo khó, dù là nhà trường văn minh hay ngay trong bộ máy cấp cao của nhà nước. Tuy nhiên ở bài viết này chúng ta sẽ điểm qua các tệ nạn nổi trội, tiêu biểu với những tác hại nghiêm trọng.

Tệ nạn xã hội là gì? Tác động của tệ nạn xã hội.

 

Nguy hại hơn tất cả là tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. Đây là loại chiếm số lượng lớn nhất, nguy hiểm nhất đặc biệt là ma túy theo số liệu thống kê năm 2017 của Bộ công an cả nước ta có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tuy nhiên con số còn bỏ sót rất nhiều. Nghiện cờ bạc “là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” nghiện ma túy, mại dâm ảnh hưởng đến sức khỏe và là con đường nhanh nhất bị lây nhiễm HIV/AIDS, con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác giết người gây ra biết bao hậu quả nghiêm trọng.

Một tệ nạn nguy hại không kém là tham nhũng, quan liêu của các quan chức cấp cao trong bộ máy lãnh đạo. Những ngày gần đây vụ án của ông Đinh La Thăng_Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lĩnh bản án 18 năm tù trong vụ PVN thất thoát 800 tỉ đồng. Những người cán bộ theo Hồ Chí Minh nhận định: “Mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng mình vào Đảng là để làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan nhân dân và phải làm cho tốt”. Những con người ấy phải phục vụ cho lợi ích của quần chúng nhưng lại có những hành vi ngược với đạo đức trái với pháp luật, làm cho đất nước bị tụt hậu. Có những “Con sâu làm rầu nồi canh” và còn biết bao con sâu còn ở trong “nồi canh” ấy cần được loại trừ để cho đất nước này không còn tệ nạn tham ô, tham nhũng.

Tệ nạn ấu dâm-xâm hại tình dục trẻ em không còn là điều quá xa lạ với vụ án của nghệ sĩ Minh Béo bị khởi tố ở Mỹ năm 2016 là một bài học đắt giá cho người Việt Nam. Gần đây nhất dư luận đang lên tiếng với bản án treo của bị cáo Nguyễn Khắc Thủy cụ già 77 tuổi dâm ô trẻ ở Vũng Tàu-vụ án có nhiều bức xúc cho cộng đồng cũng là hồi chuông cảnh báo cho nạn ấu dâm đang ngày càng nguy hại, cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh phải quan tâm, bảo vệ con trẻ.

Bên cạnh đó những người trẻ-thế hệ tương lai sáng lạn của đất nước ở ngày mai không ít người đang u mê, tăm tối nghiện game, ham chơi đua đòi làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức.

Mỗi một loại tệ nạn gây ra tác hại khác nhau nhưng nhìn chung nó vô cùng nghiêm trọng trong đời sống. Trước tiên đối với bản thân người tham gia tệ nạn là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, khiến cho những người thân yêu luôn lo lắng bất an. Đối với gia đình phải chịu điều tai tiếng không tốt của hàng xóm láng giềng, kinh tế bị sụt giảm nghiêm trọng, tinh thần không được vui vẻ, thoải mái. Đối với xã hội nó làm mất đi giá trị đạo đức-truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thay vì “Thương người như thể thương thân” thì đó là cướp của, giết người coi rẻ sinh mạng. Làm rối loạn trật tự an toàn xã hội, con người khi ra đường có thể bị đe dọa đến tính mạng bất cứ lúc nào. Sự văn minh tiến bộ của đất nước bị thụt lùi, cái nhìn của các dân tộc khác với Việt Nam không thực sự tốt đẹp…

Vậy nguyên nhân nào dẫn tới điều đó? Biện pháp khắc phục ra sao? Nguyên nhân xuất phát từ bản thân mỗi cá nhân ý thức còn kém, thiếu hiểu biết do chưa được giáo dục tốt. Khả năng tự chủ chưa cao dễ bị lôi kéo, dụ dỗ. Tư tưởng chưa vững vàng khi đứng trước nghịch cảnh khó khăn. Chính vì vậy mà mỗi người phải nâng cao ý thức, sự hiểu biết của mình đối với tác hại của tệ nạn, luôn luôn phải có tư tưởng tránh xa chúng, tích cực sống lối sống lành mạnh, học tập và rèn luyện thật tốt. Bên cạnh đó nguyên nhân còn đến từ xã hội do chính sách của nền kinh tế thị trường, sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy, sự phát triển vũ bão của internet và một số lỗ hổng của kỉ cương pháp luật. Nên biện pháp phòng tránh cũng phải đến từ cộng đồng cùng nhau chung tay góp sức đẩy lùi tệ nạn.

Là một người trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường em ý thức được tác hại nghiêm trọng mà tệ nạn xã hội gây ra, trong tâm thức em luôn trăn trở mình phải làm gì để góp phần đẩy lùi “căn bệnh” ấy. Bản thân em trước tiên luôn không ngừng cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện và tu dưỡng bản thân đi theo các chuẩn mực xã hội. Tích cực tham gia các hoạt đông tuyên truyền cho mọi người tránh xa các tệ nạn. Mỗi người là một mạch máu chảy trong cùng một cơ thể lớn dân tộc, “Mỗi một gia đình là một tế bào của xã hội” để cho đất Việt ngày càng văn minh tốt đẹp mỗi chúng ta hãy nói KHÔNG với tệ nạn.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:

viet-bai-lam-van-so-1.jsp

Các loạt bài lớp 11 khác

nghị luận về tệ nạn xã hội
tệ nạn xã hội nghị luận
nghị luận tệ nạn xã hội
văn nghị luận về tệ nạn xã hội

Xem thêm chi tiết về [original_title] :