2 Các biển đổi của quả dưa hấu sau thu hoạch. – Tài liệu text
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.52 KB, 39 trang )
thu hoạch rất quan trọng và bảo quản dưa hấu thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm,
phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch để kéo dài thời gian bảo quản.
2.2.2 Sự sản sinh Ethylene.
Ethylene là một hormone thực vật, làm tăng hô hấp, thúc đẩy quá trình chín
của quả. Quả có đỉnh hô hấp sinh khí ethylene nhiều hơn quả không có đỉnh hô
hấp. Trong quá trình chín của quả khí ethylene sinh ra lại có tác dụng kích thích
làm tăng quá trình chín của quả dẫn đến làm nhanh hư hỏng quả. Vì vậy để làm
chậm quá trình chín của quả, kéo dài thời gian bảo quản người ta tìm cách hạn chế
ethylene sinh ra. Quả dưa hấu sản sinh ethylene thấp 0,1 –1,0µl/kg/h [1].
2.2.3 Các biến đổi vật lý [3]
2.2.3.1 Sự giảm khối lượng tự nhiên
Sự giảm khối lượng tự nhiên của quả trong quá trình bảo quản do bay hơi
nước và tiêu tốn các chất hữu cơ trong khi hô hấp. Sự giảm khối lượng này
không thể tránh khỏi trong bất cứ điều kiện nào nhưng có thể giảm tối thiểu khi
tạo được điều kiện bảo quản tối ưu.
Khối lượng giảm trong quá trình bảo quản phụ thuộc nhiều vào các yếu
tố: loại và giống quả, vùng khí hậu, phương pháp và điều kiện bảo quản, thời
gian bảo quản, thời hạn bảo quản và mức độ xây xát của quả.
Sự bay hơi nước
Trong quá trình bảo quản rau quả, hiện tượng mất nước luôn có khuynh
hướng xảy ra. Nguyên nhân chính cả quá trình mất nước là trong quả chứa hàm
lượng nước cao. Nước trong quả chủ yếu ở dạng nước tự do, có thể di động và
bay hơi tạo nên áp suất riêng phần của nước trên bề mặt. Sự chênh lệch áp suất
giữa bề mặt rau quả và môi trường bên ngoài dẫn đến quá trình thoát hơi nước.
Khi chưa thu hoạch, lượng nước luôn được bù đắp do rễ hút từ đât, còn trong
bảo quản, quá trình hô hấp của quả sinh nhiệt và ẩm nên chênh lệch nhiệt ẩm
giúp tăng tốc quá trình bốc hơi ẩm. Sự mất nước này ảnh hưởng không tốt tới
quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến quá trình trương co nguyên sinh, phá vỡ
sự trao đổi chất bình thường trong tế bào. Mất nước cũng làm giảm tính trương
của tế bào, làm mất độ dòn, rau quả bị héo và giảm khối lượng chung. Tuy
nhiên, khi bay hơi nước sẽ làm nhiệt độ do quá trình hô hấp tỏa ra làm giảm
nhiệt độ quả.
Sự thoát khí carbonic
8
Khí carbonic sinh ra trong quá trình hô hấp sẽ chuyển ra ngoài làm giảm
lượng chất khô trong quả khi bảo quản. Kết quả của quá trình mất nước và khí
dẫn đến làm giảm khối lượng chung của quả. Do khí carbonic sinh ra do quá
trình hô hấp nên các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp cũng sẽ ảnh hưởng tới tốc độ
mất chất khô do bay khí CO2.
2.2.3.2 Sự sinh nhiệt
Tất cả nhiệt sinh ra trong quả cây tươi khi bảo quản là do hô hấp. Lượng
nhiệt do hô hấp sinh ra chủ yếu tỏa ra môi trường xung quanh, làm tăng nhiệt
trong kho. Do đó trong quá trình bảo quản cần liên tục điều chỉnh để duy trì các
thong số (nhiệt độ, độ ẩm) tối ưu trong kho. Trong trường hợp không có thong
thoáng, nhiệt độ và độ ẩm tích tụ. Quá trình tăng nhiệt, ẩm đến một mức độ
thích hợp thì vi khuẩn và nấm sẽ phát triển làm tốc độ tăng nhanh hơn (do hô
hấp của vi sinh vật), đó là điều kiện dẫn đến hư hỏng quả cây nhanh chóng.
2.2.4 Các biển đổi về độ cứng
Trong quá trình chín của quả do các biến đổi về sinh hóa mà các tính chất
cơ lý của quả cũng thay đổi, Trong suốt quá trình chín, các phản ứng thủy phân
protopectin thành pectin làm độ cứng của quả giảm. Tốc độ giảm độ cứng nhanh
hay chậm tùy thuộc vào tốc độ của phản ứng thủy phân. Như vậy, tốc độ giảm
độ cứng phụ thuộc vào giống và điều kiện làm chín của quả.
Giống quả ảnh hưởng rất nhiều đến biển đổi độ cứng của mô quả và tốc
độ giảm độ cứng. Độ cứng thay đổi không chỉ ở vỏ mà cả ở trong thịt quả và sự
thay đổi độ cứng của thịt quả ảnh hưởng đến tính chất cảm quan của sản phẩm.
[1]
2.2.5 Các biến đổi về hóa học [4]
Quả là một cơ thể sống nên ngoài quá trình hô hấp, trong quả còn xảy ra
các biến đổi về hóa học. Trong đó, chủ yếu nhất là các phản ứng thủy phân các
chất phức tạp thành các chất đơn giản hơn.
Trong quá trình phát triển và chín của quả, hàm lượng chất hòa tan tăng.
Chất hòa tan tích tụ chậm trong quá trình phát triển nhưng tăng nhanh trong giai
đoạn chín. Trong quá trình bảo quản, nhìn chung tổng hàm lượng chất tan cũng
tăng, nhưng sau đó sẽ giảm nhẹ vào cuối quá trình.
2.2.5.1 Sự biến đổi của glucid
9
Đối với quả tươi thì các chất thuộc nhóm glucid là thành phần luôn có
những biến đổi lớn và mạnh mẽ nhất trong quá trình hình thành và bảo quản.
Trong quá trình phát triển của quả, ở giai đoạn quả đang tượng hình, hàm lượng
tinh bột tăng nhanh, nhưng trong quá trình chín, hàm lượng tinh bột giảm do quá
trình đường hóa dưới tác dụng của các enzyme thủy phân có sẵn trong tế bào,
Trong quá trình chín đầu tiên, tổng lượng đường tăng lên đạt tới cực đại.
Khi quả quá già, lượng đường bị phân hủy nên giảm xuống.
Tùy theo loại giống quả, độ già chín, thời gian và những điều kiện bảo
quản mà tốc độ biến đổi các chất glucid có khác nhau. Các loại quả ở thời kỳ
đang chín có những biến đổi mạnh mẽ nhất. Sự tích tụ các chất đường trong thời
kỳ chín không chỉ do đường hóa tinh bột mà còn do sự thủy phân các chất khác
như saccharose, cellulose, hemicelluloses, pectin, lignin,… Quá trình thủy phân
này làm quả mềm, dễ tiêu hóa và có mùi thơm ngon nhưng lại sinh ra các chất
gây khó khăn trong quá trình bảo quản và vận chuyển quả. Sauk hi đạt tới một
cực đại nhất đinh, hàm lượng đường lại giảm xuống. Đó là lúc quá trình lên men
đường bên trong quả đã bắt đầu xảy ra, đường sẽ chuyển hóa thành rượu theo
phương trình:
C6H12O6
2C2H5OH + 2CO2
Quá trình này sẽ làm cho quả bị ôi và hư.
2.2.5.2
Sự biển đổi của các hợp chất pectin:
Sự thay đổi hàm lượng các hợp chất pectin có tác dụng rất lớn đến độ
cứng của quả bảo quản. Khi quả chín các protopectin có xu hướng bị thủy phân
thành các pectin hòa tan làm giảm liên kết giữa các tế bào trong mô
thực
vật dẫn đến làm quả mềm dần. Khi quả quá chín, protopectine bị thủy phân đến
acid pectic và rượu metylic làm cho quả bị nhũn và cấu trúc quả bị phá hủy.
Dưới tác dụng của enzyme protopectinase, protopectin sẽ bị thủy phân
thành pectin hòa tan trong quá trình bảo quản. Do đó, lượng protopectin giảm
trong khi pectin hòa tan tăng, làm cho khả năng liên kết giữ tế bào và mô yếu đi,
thành tế bào mỏng dần, các mô bị xốp và quả bị mềm dần. Pectin dễ dàng hòa
tan trong nước có trong dịch tế bào của quả. Khi các chất giữa các tế bào hòa tan
hoàn toàn, các tế bào nhu mô sẽ tách rời nhau, đó là quá trình làm nhũn quả. Sau
khi quả chín, dưới tác dụng của kiềm loãng hoặc enzyme pectase, pectin sẽ bị
thủy phân tạo thành rượu metylic và các chất keo đông (acid pectic hay acid
poligalacturonic), đó là lúc cấu trúc quả bị phân hủy.
10
2.2.5.3
Sự biến đổi của các hợp chất chứa nitơ
Protein, acid amin và các hợp chất chứa nitơ
Các hợp chất chứa nitơ ở đây chủ yếu là các protein. Trong quá trình bảo
quản, lượng protein có thể bị giảm do phản ứng thủy phân và các phản ứng oxy
hóa khử bên trong tế bào. Do protein đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì
hoạt động sống của tế bào, có khả năng giữ được một lượng nước đáng kể ở
trong các mô và tham gia vào thành phần cấu tạo của nguyên sinh chất nên các
biến đổi này gây bất lợi cho quả.
Quá trình thủy phân protein trong quá trình bảo quản làm tăng lượng acid
amin chứa nitơ và những hợp chất này bị thoái hóa ở nhiệt độ cao giải phóng ra
NH3 làm giảm nhanh lượng acid amin. Các quá trình hình thành các hợp chất
chứa nitơ từ protein và acid amin được điều khiển bởi các enzyme.
Enzym
Trong quá trình bảo quản, catalase, pectinesterase, cellulose và amylase
được hoạt hóa còn enzyme oxidase lại bị giảm hoạt. Hoạt động của enzym phụ
thuộc vào nhiệt độ bảo quản và độ trưởng thành của quả. Ở quả trưởng thành,
enzyme catalase, pectinesterase thường có tính hoạt hóa cao hơn và oxidase thì
thấp hơn so với quả non. Mặt khác ở quả non hoạt tính của enzyme amylase cao
hơn so với quả chín.
2.2.5.4
Biến đổi của lipid
Lipid có trong quả tươi không nhiều, chủ yếu tập trung ở lớp vỏ dưới
dạng cutin và trong hạt dưới dạng giọt lipid. Trong quá trình chín và bảo quản,
hàm lượng và chất lượng của các chất béo cũng bị biến đổi theo xu hướng thủy
phân và oxy hóa. Các biến đổi của chất béo tương đối phức tạp và cho ra các sản
phẩm có mùi ôi, khét làm giảm chất lượng sản phẩm.
2.2.5.5
Biến đổi của các vitamin
Trong quá trình chín và bảo quản quả, hàm lượng vitamin có khuynh
hướng giảm và làm giảm giá trị dinh dưỡng của quả. Vì 90% lượng vitamin
cung cấp cho con người hàng ngày là thông qua quả nên hàm lượng vitamin C
chính là một trong những thông số để đánh giá chất lượng. Trong đó chỉ có AA
(L-ascorbic acid) mới thực sự có hoạt tính vitamin còn DHA (dehydroascorbic)
thì không. Tuy nhiên, vitamin C lại là một chất rất nhạy cảm, nó dễ bị thủy phân
hủy dưới tác dụng của nhiệt độ cao, ẩm thấp, dưới sự có mặt của oxy hay các ion
11
kim loại nặng như Cu2+, Ag+ và Fe2+, đặc biệt là trong môi trường kiềm và nhiệt
độ cao. Enzym ascorbate oxidase là chất xúc tác sinh học có sẵn trong quả tươi
và có tác dụng xúc tác cho quá chuyển hóa AA thành DHA.
Trong quá trình chín vitamin C của quả có thể tăng hay giảm nhưng trong
quá trình bảo quản sau thu hái hàm lượng vitamin C giảm đi nhanh do không khí
xâm nhập và do các phản ứng oxy hóa khử.
Điều kiện bảo quản quả ảnh hướng nhiều tới biển đổi vitamin C, nhất là
nhiệt độ. Dao động nhiệt độ trong khi bảo quản có ảnh hưởng lớn đến sự thay
đổi hàm lượng acid ascorbic. Ở điều kiện bảo quản tốt thì 150-200 ngày vẫn bảo
vệ được 50-70% acid ascorbic.
Ngoài ra vitamin C, các vitamin khác cũng có thể bị biến đổi trong quá
trình bảo quản và chế biến.
2.2.5.6
Sự biến đổi của các sắc tố
Các chất màu thay đổi rõ rệt trong quá chín. Chlorophyll (màu xanh lá)
giảm, đồng thời carotenoid (màu vàng, đỏ bao gồm carotene, licopen,
xantophyll) và flavonoid (màu vàng đến tím) tăng. Đó là do khi chín chlorophyll
bị oxy hóa tạo ra hợp chất không màu, trong khi đó carotenoid hoặc flavonoid
lại được tổng hợp nên tạo màu sắc đặc trưng của quả. Theo mức độ chín của quả
lượng khí ethylene sẽ tăng theo, có khả năng làm tăng tốc độ chín của quả và
làm tích tụ nhiều sắc tố. Quá trình tổng hợp carotenoid có liên quan chặt chẽ với
sự trao đổi glucid. Hàm lượng của các chất màu khác như carotenoid hay
flavonoid có thể tăng hoặc không đổi, nhưng do hàm lượng hàm lượng
chlorophyll giảm nhiều làm mất màu xanh nên các màu khác hiện rõ.
Sự tổng hợp màu này sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng của quả, vì như ta đã
biết carotenoid là tiền vitamin A, đặc biệt là β-caroten có hoạt tính vitamin rất
mạnh. Flanoid có khả năng lọc ánh sáng mặt trời bảo vệ cho lớp thịt quả ở phía
dưới khỏi bị cường độ ánh sáng mạnh phá hỏng, ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ
chống đỡ các loại vi sinh vật, đẩy được các loại độc tố ra ngoài.
2.2.5.7
Sự biến đổi của các acid hữu cơ
Các acid hữu cơ bị phân hủy trong quá trình hô hấp và quá trình
decarboxyl hóa. Tổng acid hữu cơ trong quả khi bảo quản giảm đi, nhưng riêng
từng acid có thể tăng lên do những nguyên nhân khác nhau. Sự thay đổi của acid
phụ thuộc vào sự trưởng thành của quả và nhiệt độ bảo quản. Quả non thì
12
thường có lượng acid cao hơn so với quả già. Nhiệt độ càng thấp thì acid tăng
càng nhiều. Sự thay đổi hàm lượng acid trong quả khi đang chín thường dẫn đến
tăng chỉ số pH và chỉ số đường/acid. Do đó, quả khi chín thì sẽ giảm độ chua và
ngọt hơn. Tuy nhiên, khi quả trở nên ôi nhũn thì hàm lượng acid lại tăng lên,
thường là acid acetic do các quá trình tự phân giải.
2.2.5.8
Sự biến đổi của các phenolic
Quá trình chín của quả sẽ làm hàm lượng các chất gây vị chat giảm đi và
giảm ngày càng nhanh. Dưới tác dụng của acid hay enzyme tannase, các tannin
sẽ bị phân giải tạo ra hỗn hợp các ester của glucose và các acid hydrocacboxylic
thơm (acid galic, acid metadigalic và các acid khác). Do đó, khi chín quả sẽ thay
đổi vị và có mùi thơm đặc trưng.
Ngoài ra, khi chất chat tiếp xúc với oxy không khí sẽ bị oxy hóa do tác
dụng của enzyme oxydase. Đây chính là nguyên nhân làm đen quả khi bị trầy
xước hay trong chế biến.
2.2.5.9
Sự biến đổi của các chất thơm
Quá trình chín sẽ tăng hàm lượng các loại chất thơm (thường là các loại
tinh dầu) trong quả. Hàm lượng tinh dầu nhiều nhất là giai đoạn quả chín hoàn
toàn. Tinh dầu đặc trưng cho từng loại quả tạo ra mùi thơm đặc trưng với các
hàm lượng khác nhau. Hàm lượng tinh dầu còn phụ thuộc vào thời tiết trong thời
gian quả chín.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản của quả
2.3.1 Nhiệt độ
Tốc độ của các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong thực phẩm và nhiệt độ có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhiệt độ tăng (trong phạm vi nào đó) thì tốc độ
phản ứng tăng đồng thời khả năng hoạt động của các vi sinh vật, enzyme có
trong thực phẩm cũng tăng.
Theo các nghiên cứu của nhà khoa học thì người ta đã chứng minh rằng
khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ phản ứng sinh hóa tăng lên 2 lần, sự hô hấp
tăng lên 2,5 lần. Nói chung, nhiệt độ bảo quản càng thấp thì sự tổn thất, sự giảm
phẩm chất sản phẩm càng thấp do các phản ứng sinh hóa gây hư hỏng sản phẩm
bị ức chế không xảy ra được hay tốc độ xảy ra rất thấp. Thêm vào đó khi nhiệt
độ thấp thì tốc độ phát triển của vi sinh vật giảm, các loại sâu bọ sẽ bị chết (hầu
hết các loại sâu bọ sẽ bị chết khi ở nhiệt độ thấp hơn 4 oC), enzyme và các vi sinh
13
vật sẽ bị ức chế… Do vậy, bảo quản nhiệt độ thấp sẽ làm tăng tăng tuổi thọ cho
sản phẩm và hạn chế tối đa sự giảm phẩm chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, điều
này chỉ đúng hoàn toàn khi bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp với từng
loại sản phẩm. Khi nhiệt độ bảo quản thấp hơn 0 oC, các loại thực phẩm có chứa
nước sẽ bị đông lại (nhiệt độ đông đặc còn phụ thuộc vào tính chất của nước tự
do có trong sản phẩm). Sau khi làm đông và tan giá một số loại sản phẩm sẽ mất
đi tính tươi.
Trong bảo quản thực phẩm những hạn chế của nhiệt độ bảo quản sẽ được
khắc phục bằng cách kết hợp các phương pháp khác như bảo quản bằng hóa chất
hay bằng khí quyển điều khiển đối với sản phẩm.
Nhược điểm chính của phương pháp bảo quản nhiệt độ thấp là chi phí bảo quản
cao, làm tăng giá sản phẩm.[1]
2.3.2
Độ ẩm của môi trường bảo quản
Độ ẩm tương đối của không khí trong môi trường bảo quản quyết định tốc
độ bay hơi nước của quả. Độ ẩm môi trường càng thấp, cường độ hô hấp và tốc
độ bay hơi nước càng cao, làm cho khối lượng tự nhiên của quả càng giảm, thậm
chí có thể bị héo. Sự mất nước quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng co nguyên sinh
chất làm cho hoạt động của tế bào bị rối loạn, làm giảm khả năng tự đề kháng
bệnh lý và từ đó quả sẽ chóng hư hỏng. Mặt lợi của độ ẩm tương đối thấp là ở
chỗ tạo môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, do đó hạn chế
đáng kể sự xuất hiện các loại bệnh.
Vì vậy, để khắc phục sự phụ thuộc giữa tốc độ bay hơi nước và độ ẩm thì
nên hướng tới việc bảo quản quả trong môi trường có độ ẩm càng thấp càng tốt.
Do đó, muốn bảo quản quả ta cần chọn độ ẩm thích hợp để tránh ảnh
hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, tức là chọn độ ẩm tối ưu cho loại quả đó.
2.3.3 Thành phần khí quyển
Mỗi loại khí có trong môi trường bảo quản đều có tác động riêng đến thời
gian bảo quản quả tươi. Thành phần khí trong khí quyển bảo quản có ảnh hưởng
quan trọng đến đặc điểm và cường độ hô hấp, cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi chất.
Khí O2 như là một thành phần chủ yếu tham gia quá trình hô hấp hiếu khí.
Hàm lượng O2 càng cao thì cường độ hô hấp càng tăng và ngược lại. Vì vậy, để
14