Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường này, thông tin được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt hình (animation), phim video (video clip)…
Giáo án điện tử là bản thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp. Được Multimedia hóa một cách cụ thể, chi tiết; có cấu trúc chặt chẽ và logic và được quy định bởi cấu trúc của bài học.
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài giảng trên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy – học (của thầy và trò) được chương trình hoá (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển thông qua môi trường Multimedia do hệ thống máy tính tạo ra.
e-Learning (Electronic Learning) là phương thức dạy học dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Với e-Learning, việc học là linh hoạt mở, người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Với xu thế như giai đoạn hiện nay, người học có thể học qua các thiết bị đang sử dụng phổ biến là Tivi, Tablets và Smart Phone được kết nối với Internet.
Trong cộng đồng giáo viên Việt Nam ở giai đoạn hiện nay, đại đa số các bài giảng e-Learning đều được thiết kế bởi một trong hai phần mềm được tích hợp vào PowerPoint là Adobe Presenter và iSpring Sute. Về cơ bản là như vậy, nhưng trên thực tế để thực hiện việc thiết kế một bài giảng e-Learning, chúng ta cần nhiều hơn thế những công cụ, phần mềm hỗ trợ khác. Do bài giảng e-Learning được tích hợp cả một hệ thống Multimedia, chính vì vậy chất lượng bài giảng phụ thuộc nhiều vào chất lượng hình ảnh, âm thanh, videos mà giáo viên đưa vào trong bài giảng. Ngoài việc phải có những thiết bị thu âm tốt, thiết bị ghi hình chuẩn chúng ta còn phải biết chỉnh sửa, cắt ghép âm thanh, hình ảnh, videos. Quy trình xây dựng một bài giảng e-Learning mất rất nhiều công sức, với năng lực của giáo viên hiện nay, để xây dựng một bài giảng có thể phải mất vài tháng đến hàng năm.
Như vậy, để thiết kế một bài giảng e-Learning đòi hỏi giáo viên phải có rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng thu âm, kỹ năng ghi hình, kỹ năng thiết kế hình ảnh, kỹ năng biên tập âm thanh, videos,… Việc thu âm, ghi hình đại đa số giáo viên sử dụng Smart Phone nên chất lượng âm thanh, hình ảnh chưa được chuẩn mực theo đúng yêu cầu của một bài giảng, thậm chí có những bài giảng thu âm trực tiếp qua laptop thì chất lượng âm thanh có thể nói là rất kém. Việc thu âm cũng không phải là vấn đề đơn giản vì đòi hỏi phải có phòng thu để tránh những tạp âm.
Cụ thể, để thiết kế được một bài giảng e-Learning chúng ta cần thực hiện các công việc sau:
1. Biên tập video: Giáo viên cần được quay hình phần giới thiệu bài học và xuất hiện ở một số tình huống đặt vấn đề hoặc chia sẻ một nội dung quan trọng nào đó. Phần kỹ thuật này khá cầu kỳ, đòi hỏi chúng ta phải có kỹ năng quay video và biên tập (cắt, ghép, chỉnh sửa,…), nội dung này chúng ta nên sử dụng phần mềm biên tập video chuyên nghiệp Adobe Premiere. Tuy nhiên, chất lượng của hình ảnh không phụ thuộc vào phần mềm mà là phụ thuộc vào thiết bị quay; phần mềm chủ yếu được sử dụng để cắt, ghép các đoạn videos sao cho phù hợp.
2. Biên tập âm thanh: Đây là phần giữ vai trò quan trọng, thông suốt trong cả quá trình thực hiện bài giảng. Lời giảng của giáo viên phải trong sáng, giàu cảm xúc, thể hiện tốt nhất nội dung cần trình bày,… ngoài ra, chúng ta cần có phòng thu để tránh tạp âm. Ở đây, phần mềm thu âm và chỉnh sửa tốt nhất là Adobe Audition. Cũng giống như video, chất lượng âm thanh phụ thuộc chủ yếu vào thiết bị thu chứ không phải phần mềm; phần mềm chủ yếu được sử dụng để cắt, ghép các đoạn âm thanh, loại bỏ tạp âm,…
3. Xây dựng các Slide tiến trình của bài giảng: Kỹ thuật này hoàn toàn được sử dụng trên phần mềm PowerPoint, tốt nhất là chúng ta nên sử dụng phiên bản mới nhất của bộ Office (hiện tại là phiên bản 2016 hoặc 365). Vì nó hỗ trợ nhiều tính năng mới rất hoàn hảo, đặc biệt là tính năng tích hợp videos vào Slide. Với các phiên bản cũ, việc tích hợp video vào Slide phải thông qua các phần mềm thiết kế bài giảng e-Learning là Adobe Presenter hoặc iSpring Sute.
4. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm: Nội dung này hoàn toàn thực hiện trên Adobe Presenter hoặc iSpring Sute. Hai phần mềm nêu trên tích hợp 11 dạng bài tập trắc nghiệm cho phép giáo viên có thể lựa chọn tùy theo tình huống của bài giảng.
5. Thiết kế tiến trình bài giảng: Sau khi hoàn thành 4 nội dung nêu trên, chúng ta tiến hành xây dựng tiến trình bài giảng. Đây là phần lắp ghép tất cả các nội dung để hoàn thiện bài giảng. Chúng ta có thể chọn một trong hai cách:
– Cách 1: Thể hiện tiến trình theo các Slide theo bố cục đã thiết kế
– Cách 2: Thể hiện tiến trình theo các videos được biên tập
Trong hai cách nêu trên, đại đa số giáo viên sử dụng cách thứ nhất. Cách này có ưu điểm là dễ thực hiện nhưng lại làm cho phần bố cục của bài giảng sẽ rất dài (do mỗi Slide chỉ thể hiện được rất ít nội dung). Trong cuộc thi này, tôi đã sử dụng cách thiết kế thứ hai, cách này tôi đã làm rất mất thời gian và công sức vì hệ thống videos của ba bài giảng tôi xây dựng hoàn toàn trên phần mềm Adobe Premiere. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thực hiện theo cách khác: trong bộ phần mềm PowerPoint 2016 có phần Export ra video, vì vậy chúng ta chỉ cần tạo ra một bộ Slide với các hiệu ứng theo tiến trình bài giảng theo từng phần; xuất dữ liệu thành các videos rồi tích hợp vào bài giảng.
Với bài giảng e-Learning thì phần lựa chọn phần mềm là một trong những nội dung giữ vai trò quan trọng, nó quyết định thiết kế của bài giảng sẽ như thế nào. Với hai phần mềm Adobe Presenter và iSpring Sute, mỗi phần mềm có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau (bài giảng tôi tham gia cuộc thi lần này được thiết kế trên iSpring Sute phiên bản 8.1). Theo kinh nghiệm của tôi thì nếu đang sử dụng Powerpoint phiên bản từ 2010 trở xuống, chúng ta nên dùng Adobe Presenter (theo lời khuyên của Bộ Giáo dục); còn với những phiên bản mới thì chúng ta nên dùng iSpring Sute. Vì Adobe Presenter sau phiên bản năm 2011 đã không còn phát triển nữa, nên nếu thiết kế bài giảng bằng phần mềm này trên Powerpoint phiên bản mới (2013, 2016 hoặc 365) khi xuất dữ liệu ra chuẩn HTML5 sẽ mắc lỗi JavaScript.
Tóm lại, để thiết kế một bài giảng e-Learning có chất lượng tốt, giáo viên cần có nhiều kỹ năng về kỹ thuật xử lý âm thanh, xử lý hình ảnh, xử lý videos, kỹ thuật thiết kế bài giảng,… Tuy nhiên, để có đủ các kỹ năng này chúng ta cần phải qua một quá trình đào tạo, bồi dưỡng bài bản chứ không thể học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì.
Đào tạo trực truyến trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành một xu thế đào tạo mới, học tập trực tuyến (e-Learning) mang nhiều ưu điểm vượt trội trong đào tạo đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Trong năm học 2016 – 2017, tôi và Th.s Lưu Khánh Linh đã đạt giải nhì cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với hợp với quỹ Lawrence-Sting tổ chức. Hiện tại, tôi cũng đang xây dựng một số khóa đào tạo trực tuyến về tin học văn phòng, đồ họa, videos, lập trình,… cho Học viện Online Unica và Tổ hợp Công nghệ Topica. Ngoài ra, trong hơn một năm qua, tôi đã xây dựng gần 500 bài giảng trực tuyến miễn phí về các lĩnh vực: tin học văn phòng, đồ họa, âm thanh, videos, thiết kế website, lập trình xây dựng phần mềm, lập trình xây dựng website trên kênh YouTube chia sẻ với cộng đồng, cho đến thời điểm hiện tại (tháng 12/2017) có gần 10.000 học viên đăng ký tham gia học tập trên kênh này ( https://www.youtube.com/thanhdospyb ). Với những kinh nghiệm thu lượm được, tôi xin chia sẻ một số vấn đề về kỹ thuật thiết kế bài giảng e-Learning.Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ các khái niệm Multimedia, giáo án điện tử, bài giảng điện tử và e-Learning.Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường này, thông tin được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt hình (animation), phim video (video clip)…Giáo án điện tử là bản thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp. Được Multimedia hóa một cách cụ thể, chi tiết; có cấu trúc chặt chẽ và logic và được quy định bởi cấu trúc của bài học.Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài giảng trên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy – học (của thầy và trò) được chương trình hoá (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển thông qua môi trường Multimedia do hệ thống máy tính tạo ra.e-Learning (Electronic Learning) là phương thức dạy học dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Với e-Learning, việc học là linh hoạt mở, người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Với xu thế như giai đoạn hiện nay, người học có thể học qua các thiết bị đang sử dụng phổ biến là Tivi, Tablets và Smart Phone được kết nối với Internet.Trong cộng đồng giáo viên Việt Nam ở giai đoạn hiện nay, đại đa số các bài giảng e-Learning đều được thiết kế bởi một trong hai phần mềm được tích hợp vào PowerPoint là Adobe Presenter và iSpring Sute. Về cơ bản là như vậy, nhưng trên thực tế để thực hiện việc thiết kế một bài giảng e-Learning, chúng ta cần nhiều hơn thế những công cụ, phần mềm hỗ trợ khác. Do bài giảng e-Learning được tích hợp cả một hệ thống Multimedia, chính vì vậy chất lượng bài giảng phụ thuộc nhiều vào chất lượng hình ảnh, âm thanh, videos mà giáo viên đưa vào trong bài giảng. Ngoài việc phải có những thiết bị thu âm tốt, thiết bị ghi hình chuẩn chúng ta còn phải biết chỉnh sửa, cắt ghép âm thanh, hình ảnh, videos. Quy trình xây dựng một bài giảng e-Learning mất rất nhiều công sức, với năng lực của giáo viên hiện nay, để xây dựng một bài giảng có thể phải mất vài tháng đến hàng năm.Như vậy, để thiết kế một bài giảng e-Learning đòi hỏi giáo viên phải có rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng thu âm, kỹ năng ghi hình, kỹ năng thiết kế hình ảnh, kỹ năng biên tập âm thanh, videos,… Việc thu âm, ghi hình đại đa số giáo viên sử dụng Smart Phone nên chất lượng âm thanh, hình ảnh chưa được chuẩn mực theo đúng yêu cầu của một bài giảng, thậm chí có những bài giảng thu âm trực tiếp qua laptop thì chất lượng âm thanh có thể nói là rất kém. Việc thu âm cũng không phải là vấn đề đơn giản vì đòi hỏi phải có phòng thu để tránh những tạp âm.Cụ thể, để thiết kế được một bài giảng e-Learning chúng ta cần thực hiện các công việc sau:1. Biên tập video: Giáo viên cần được quay hình phần giới thiệu bài học và xuất hiện ở một số tình huống đặt vấn đề hoặc chia sẻ một nội dung quan trọng nào đó. Phần kỹ thuật này khá cầu kỳ, đòi hỏi chúng ta phải có kỹ năng quay video và biên tập (cắt, ghép, chỉnh sửa,…), nội dung này chúng ta nên sử dụng phần mềm biên tập video chuyên nghiệp Adobe Premiere. Tuy nhiên, chất lượng của hình ảnh không phụ thuộc vào phần mềm mà là phụ thuộc vào thiết bị quay; phần mềm chủ yếu được sử dụng để cắt, ghép các đoạn videos sao cho phù hợp.2. Biên tập âm thanh: Đây là phần giữ vai trò quan trọng, thông suốt trong cả quá trình thực hiện bài giảng. Lời giảng của giáo viên phải trong sáng, giàu cảm xúc, thể hiện tốt nhất nội dung cần trình bày,… ngoài ra, chúng ta cần có phòng thu để tránh tạp âm. Ở đây, phần mềm thu âm và chỉnh sửa tốt nhất là Adobe Audition. Cũng giống như video, chất lượng âm thanh phụ thuộc chủ yếu vào thiết bị thu chứ không phải phần mềm; phần mềm chủ yếu được sử dụng để cắt, ghép các đoạn âm thanh, loại bỏ tạp âm,…3. Xây dựng các Slide tiến trình của bài giảng: Kỹ thuật này hoàn toàn được sử dụng trên phần mềm PowerPoint, tốt nhất là chúng ta nên sử dụng phiên bản mới nhất của bộ Office (hiện tại là phiên bản 2016 hoặc 365). Vì nó hỗ trợ nhiều tính năng mới rất hoàn hảo, đặc biệt là tính năng tích hợp videos vào Slide. Với các phiên bản cũ, việc tích hợp video vào Slide phải thông qua các phần mềm thiết kế bài giảng e-Learning là Adobe Presenter hoặc iSpring Sute.4. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm: Nội dung này hoàn toàn thực hiện trên Adobe Presenter hoặc iSpring Sute. Hai phần mềm nêu trên tích hợp 11 dạng bài tập trắc nghiệm cho phép giáo viên có thể lựa chọn tùy theo tình huống của bài giảng.5. Thiết kế tiến trình bài giảng: Sau khi hoàn thành 4 nội dung nêu trên, chúng ta tiến hành xây dựng tiến trình bài giảng. Đây là phần lắp ghép tất cả các nội dung để hoàn thiện bài giảng. Chúng ta có thể chọn một trong hai cách:- Cách 1: Thể hiện tiến trình theo các Slide theo bố cục đã thiết kế- Cách 2: Thể hiện tiến trình theo các videos được biên tậpTrong hai cách nêu trên, đại đa số giáo viên sử dụng cách thứ nhất. Cách này có ưu điểm là dễ thực hiện nhưng lại làm cho phần bố cục của bài giảng sẽ rất dài (do mỗi Slide chỉ thể hiện được rất ít nội dung). Trong cuộc thi này, tôi đã sử dụng cách thiết kế thứ hai, cách này tôi đã làm rất mất thời gian và công sức vì hệ thống videos của ba bài giảng tôi xây dựng hoàn toàn trên phần mềm Adobe Premiere. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thực hiện theo cách khác: trong bộ phần mềm PowerPoint 2016 có phần Export ra video, vì vậy chúng ta chỉ cần tạo ra một bộ Slide với các hiệu ứng theo tiến trình bài giảng theo từng phần; xuất dữ liệu thành các videos rồi tích hợp vào bài giảng.Với bài giảng e-Learning thì phần lựa chọn phần mềm là một trong những nội dung giữ vai trò quan trọng, nó quyết định thiết kế của bài giảng sẽ như thế nào. Với hai phần mềm Adobe Presenter và iSpring Sute, mỗi phần mềm có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau (bài giảng tôi tham gia cuộc thi lần này được thiết kế trên iSpring Sute phiên bản 8.1). Theo kinh nghiệm của tôi thì nếu đang sử dụng Powerpoint phiên bản từ 2010 trở xuống, chúng ta nên dùng Adobe Presenter (theo lời khuyên của Bộ Giáo dục); còn với những phiên bản mới thì chúng ta nên dùng iSpring Sute. Vì Adobe Presenter sau phiên bản năm 2011 đã không còn phát triển nữa, nên nếu thiết kế bài giảng bằng phần mềm này trên Powerpoint phiên bản mới (2013, 2016 hoặc 365) khi xuất dữ liệu ra chuẩn HTML5 sẽ mắc lỗi JavaScript.Tóm lại, để thiết kế một bài giảng e-Learning có chất lượng tốt, giáo viên cần có nhiều kỹ năng về kỹ thuật xử lý âm thanh, xử lý hình ảnh, xử lý videos, kỹ thuật thiết kế bài giảng,… Tuy nhiên, để có đủ các kỹ năng này chúng ta cần phải qua một quá trình đào tạo, bồi dưỡng bài bản chứ không thể học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì.