1. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
1.1 Khái niệm
Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
Cơ sở tế bào học là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.
1.2 Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
– Gồm: Mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm).
+ Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng → tăng trưởng chiều cao và không tăng kích thước bề ngang (do không có mô phân sinh bên) → Sinh trưởng sơ cấp.
+ Ở thực vật Hai lá mầm có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh → tăng trưởng chiều cao và đường kính thân. Tăng đường kính thân → Sinh trưởng thứ cấp.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật
Nhân tố bên trong: đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, loài, hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.
Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ (mùa lạnh, mùa nóng), hàm lượng nước (độ ẩm), ánh sáng, ôxi, dinh dưỡng khoáng…

2. HOOCMON THỰC VẬT
2.1 Khái niệm
Hoocmôn thực vật (phytohormone) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
Đặc điểm chung:
– Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
– Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
– Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
2.2 Phân loại
●Nhóm kích thích sinh trưởng:
Auxin: được sinh ra ở đỉnh thân và cành, có nhiều ở cơ quan đang sinh trưởng mạnh như hạt đnag nảy mầm, lá đang sinh trưởng.

– Ứng dụng:
+ Phá bỏ ưu thế ngọn → kích thích cành giâm ra rễ phụ, cây đâm cành.
+ Kích thích sự hình thành etilen → kích thích cây ra hoa.
+ Ức chế sự rụng lá và hoa.
Gibêrelin (GA): được tiết ra ở cơ quan còn non, có nhiều ở lá, củ, chồi đang nảy mầm.
Tác động: làm tăng số lần nguyên phân và dãn dài tế bào, kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao cây, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột.
Ứng dụng:
Kích thích sự vươn dài của các giống câu họ lúa.
Kích thích sự nảy mầm của hạt và củ.
Xitôkinin: là dẫn xuất của Ađênin được tiết ra ở rễ, hạt và quả.
Tác dụng: kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già hóa tế bào, hoạt hóa sự phân hóa, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô.
Ứng dụng:
– Xitôkinin cao → kích thích ra rễ.
– Xitôkinin thấp → kích thích nảy chồi.
●Nhóm ức chế sinh trưởng:
Êtilen: được tiết ra ở hầu hết các phần khác nhau của cây.
Tác dụng: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa gới tính, ức chế kéo dài thân, kích thích sự giãn nở bên và sinh trưởng chiều ngang, tăng cường tốc độ hóa già, kích thích sự hình thành rễ và lông hút.
Ứng dụng: Ủ trái cây để quả nhanh chín.
Axit abxixic: sinh ra trong lục lạp của lá.
Tác dụng: Gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi.

3. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
3.1 Khái niệm
Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể, bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau:
– Sinh trưởng.
– Phân hóa tế bào và mô.
– Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt).
3.2 Những nhân tố chi phối sự ra hoa
Tuổi của cây: Ở thực vật, điều tiết sự ra hoa theo tuổi không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.
Nhiệt độ thấp: Nhiều loài thực vật chỉ ra hoa, kết hạt sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh. Hiện tượng này gọi là xuân hóa.
Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày đêm) ảnh hưởng tới ST và PT của cây. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp.
– Theo quang chu kì, có thể chia thành 3 loại cây:
+ Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ), VD: đậu tương, vừng, cà phê, cà tím, mía…
+ Cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ), VD: hành, cà rốt, lúa mì…
+ Cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn). VD: cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương…
Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các protein hấp thụ ánh sáng), ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.
Hoocmôn ra hoa (florigen) là các chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.
3.3 Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng và phát triển liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau trong chu trình sống của cây.
Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và phát triển lại thúc đẩy sự sinh trưởng.
3.4 Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển
– Trong trồng trọt: Điều chỉnh các hoạt động sống của cây, tăng năng suất, chọn cây trồng phù hợp với địa lí, mùa vụ, xen canh, chuyển, gối vụ…
– Trong công nghệ rượu bia: Sử dụng hoocmon GA để tăng phân giải tinh bột.
– Trong lâm nghiệp: Trồng rững hỗn giao, điều chỉnh mật độ cây trồng

là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.- Gồm: Mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm).+ Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng → tăng trưởng chiều cao và không tăng kích thước bề ngang (do không có mô phân sinh bên) → Sinh trưởng sơ cấp.+ Ở thực vật Hai lá mầm có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh → tăng trưởng chiều cao và đường kính thân. Tăng đường kính thân → Sinh trưởng thứ cấp.: đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, loài, hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.: nhiệt độ (mùa lạnh, mùa nóng), hàm lượng nước (độ ẩm), ánh sáng, ôxi, dinh dưỡng khoáng…Hoocmôn thực vật (phytohormone) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.- Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.- Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.- Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.: được sinh ra ở đỉnh thân và cành, có nhiều ở cơ quan đang sinh trưởng mạnh như hạt đnag nảy mầm, lá đang sinh trưởng.- Tác dụng: Kích thích nguyên phân và dãn dài tế bào, kích thích hạt và chồi nảy mầm, kích thích ra rễ phụ.- Ứng dụng:+ Phá bỏ ưu thế ngọn → kích thích cành giâm ra rễ phụ, cây đâm cành.+ Kích thích sự hình thành etilen → kích thích cây ra hoa.+ Ức chế sự rụng lá và hoa.: được tiết ra ở cơ quan còn non, có nhiều ở lá, củ, chồi đang nảy mầm.Tác động: làm tăng số lần nguyên phân và dãn dài tế bào, kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao cây, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột.Ứng dụng:Kích thích sự vươn dài của các giống câu họ lúa.Kích thích sự nảy mầm của hạt và củ.: là dẫn xuất của Ađênin được tiết ra ở rễ, hạt và quả.Tác dụng: kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già hóa tế bào, hoạt hóa sự phân hóa, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô.Ứng dụng:- Xitôkinin cao → kích thích ra rễ.- Xitôkinin thấp → kích thích nảy chồi.: được tiết ra ở hầu hết các phần khác nhau của cây.Tác dụng: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa gới tính, ức chế kéo dài thân, kích thích sự giãn nở bên và sinh trưởng chiều ngang, tăng cường tốc độ hóa già, kích thích sự hình thành rễ và lông hút.Ứng dụng: Ủ trái cây để quả nhanh chín.: sinh ra trong lục lạp của lá.Tác dụng: Gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi.Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể, bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau:- Sinh trưởng.- Phân hóa tế bào và mô.- Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt).: Ở thực vật, điều tiết sự ra hoa theo tuổi không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.: Nhiều loài thực vật chỉ ra hoa, kết hạt sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh. Hiện tượng này gọi là xuân hóa.là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày đêm) ảnh hưởng tới ST và PT của cây. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp.- Theo quang chu kì, có thể chia thành 3 loại cây:+ Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ), VD: đậu tương, vừng, cà phê, cà tím, mía…+ Cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ), VD: hành, cà rốt, lúa mì…+ Cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn). VD: cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương…là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các protein hấp thụ ánh sáng), ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.là các chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.Sinh trưởng và phát triển liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau trong chu trình sống của cây.Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và phát triển lại thúc đẩy sự sinh trưởng.- Trong trồng trọt: Điều chỉnh các hoạt động sống của cây, tăng năng suất, chọn cây trồng phù hợp với địa lí, mùa vụ, xen canh, chuyển, gối vụ…- Trong công nghệ rượu bia: Sử dụng hoocmon GA để tăng phân giải tinh bột.- Trong lâm nghiệp: Trồng rững hỗn giao, điều chỉnh mật độ cây trồng