Tính cấp thiết

Tràm là loại cây đa tác dụng, đa sinh thái, cây có giá trị về mặt kinh tế lấy gỗ, vỏ và tinh dầu. Cây Tràm bản địa (Melaleuca cajuputi) hay còn gọi là Tràm gió thuộc họ Sim (Myrtaceae) phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Brazil, v.v…Ở Việt Nam, cây tràm ta phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam từ Huế vào đến tận các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê của một số tác giả thuộc Trường  Đại Học Nông Lâm Huế, đến trước năm 2002, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế (T.T.Huế) có khoảng 13.050 ha đất có tràm tự nhiên, trữ lượng khoảng 62.000 tấn nguyên liệu. Hiện nay, diện tích tràm tự nhiên giảm nhanh; diện tích rừng tràm tập trung được trồng và thâm canh ước đạt chưa đến 500 ha, phân bố rải rác ở các vùng đất cát chua phèn, nghèo mùn và vùng đất ngập mặn (từ Phong Điền đến Phú Lộc) nên rất khó khai thác.

Tinh dầu tràm có những tác dụng dược lý đặc trưng như: chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho; có tác dụng kháng khuẩn; chống và trị muỗi; chống đầy hơi, không tiêu. Tinh dầu tràm T.T.Huế đã tồn tại hàng trăm năm nay, và là đặc sản của T.T.Huế, mỗi năm đóng góp cho tỉnh nhà hàng chục tỷ đồng. Nguyên liệu thu hái về để chưng cất tinh dầu là phần cành và lá tươi. Sản lượng và năng suất thu hoạch mỗi hecta rất khác nhau giữa các vùng nguyên liệu; vùng thâm canh có thể đạt 50 tấn/ha năm. Hàm lượng tinh dầu chứa trong nguyên liệu cũng rất khác nhau theo thổ nhưỡng đất trồng cũng như tuổi thân lá và đặc biệt là thời vụ thu hoạch (chênh lệch 40-60%). Thời gian bảo quản nguyên liệu sau thu hái đến khi chưng cất cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu suất thu hồi tinh dầu tràm.

Mặt khác, nguyên liệu  chủ yếu được khai thác nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Hình thức khai thác hủy diệt không theo một qui trình nào dẫn đến nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt. Bởi vì vùng nguyên liệu chưa được chủ động do các nguyên nhân sau: Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là thu mua từ người dân khai thác rừng trong tự nhiên (vùng nguyên liệu ngày càng thu hẹp). Đã có tình trạng tranh chấp vùng nguyên liệu (do người dân từ nơi khác đến khai thác hoặc do khai thác tràm non). Chưa đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu.

Bảo tồn thương hiệu dầu tràm Huế là bảo tồn nguồn nguyên liệu sản xuất dầu tràm. Do vậy việc nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu chất lượng cao  kết hợp với khai thác chế biến hợp lý là mục tiêu cấp bách hiện nay.   

Mục tiêu

4.1. Mục tiêu chung: Bảo tồn và phát triển sản xuất tinh dầu tràm mang thương hiệu Huế, đồng thời khai thác tiềm năng sẵn có, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên vùng đất cát nội đồng ở tỉnh T.T.Huế.     

4.2. Mục tiêu cụ thể:

– Đánh giá được thực trạng canh tác tại vùng nghiên cứu; đánh giá được thực trạng sản xuất tinh dầu tràm tại một số địa bàn trong tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Nghiên cứu và xây dựng mô hình trông cây tràm gió trên các loại đất khác nhau (ngập nước và không ngập nước).

– Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và đúc được các yếu tố có lợi cho năng suất tinh dầu.

– Thiết kế được mô hình lò sản xuất cải tiến phục vụ cho sản xuất vừa và nhỏ.

– Đề xuất được một số công dụng chính của tinh dầu khác nhau thông qua kết quả phân tích hóa học (theo phân loại nguyên liệu-năm tuổi, vùng ngập nước/không ngập nước, mùa thu họach…).

Nội dung chính

+ Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất tinh dầu tràm tại một số địa phương trong tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Nghiên cứu cải tiến qui trình chọn giống, nhân giống, trồng chăm sóc cây tràm gió làm nguyên liệu sản xuất tinh dầu tràm.

+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tinh dầu tràm (Tháng thu hoạch, tuổi thu hoạch, tỷ lệ cành/lá trong nguyên liệu, vùng đất ngập nước/không ngập nước…) và một số giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng tinh dầu tràm.

+ Thiết kế cải tiến lò chưng cất tinh dầu tràm thủ công phục vụ cho nông hộ và cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.

+ Phân tích thành phần hóa học có trong các loại tinh dầu sản xuất thử nghiệm.

Sản phẩm và kết quả dự kiến:

– Sản phẩm khoa học:
+ Số báo đăng nước ngoài: 0
+ Số báo đăng trong nước: 1
– Sản phẩm đào tạo:
+ Số khóa luận/đồ án thực hiện: 4
+ Số luận văn Thạc sỹ thực hiện: 0
+ Số luận án Tiến sỹ hỗ trợ: 0
– Sản phẩm ứng dụng:

+ Số báo đăng nước ngoài: 0+ Số báo đăng trong nước: 1+ Số khóa luận/đồ án thực hiện: 4+ Số luận văn Thạc sỹ thực hiện: 0+ Số luận án Tiến sỹ hỗ trợ: 0

6.1.      Sản phẩm và kết quả dự kiến:

6.1.  Sản phẩm khoa học:

– Tối thiểu 1 bài báo đăng trên tạp chí chuyên nghành.

– Một bộ sách hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, khai thác, chế biến tinh dầu tràm có sự tham gia ý kiến của các bên liên quan.               

 6.2. Sản phẩm đào tạo:

– Hỗ trợ đào tạo khoảng 3-4 kỹ sư lâm nghiệp và chế biến lâm sản.

– Hỗ trợ các chuyến rèn nghề và thực tế cho sinh viên chuyên nghành Lâm nghiệp và Chế biến Lâm sản.

6.3. Sản phẩm ứng dụng:

– Xây dựng vườn giống và qui trình nhân giống cây tràm gió.

– Qui trình trồng và chăm sóc cây tràm gió làm nguyên liệu sản xuất tinh dầu.

– Thời vụ thu hoạch cây tràm gió cho hiệu quả kinh tế cao.

– Mô hình sản xuất  tinh dầu tràm khép kín.

6.4. Các sản phẩm khác:

Tổ chức tập huấn và chuyển giao cơ sở kỹ thuật nhân giống và đa dạng hóa các giống cây tràm, chăm sóc, khai thác và nâng cao năng suất sản xuất tinh dầu.

7.1.      Hiệu quả dự kiến:

– Về mặt kinh tế-xã hội: Kết quả nghiên cứu là cơ sở bổ sung cây tràm vào cơ cấu cây trồng cho một số vùng đất cát nội đồng ở địa bàn tỉnh T.T.Huế; nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cải thiện kinh tế cho người dân địa phương; nhằm gìn giữ và phát triển nguồn tinh dầu có ứng dụng tốt và chất lượng cao, đa dạng hóa nguyên liệu đầu vào cho nghành y dược và mỹ phẩm…

– Về mặt môi trường: Giúp phủ xanh đất cát trống nội đồng và phù hợp với hướng đi thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Sản phẩm khác:

6.4. Các sản phẩm khác:

Tổ chức tập huấn và chuyển giao cơ sở kỹ thuật nhân giống và đa dạng hóa các giống cây tràm, chăm sóc, khai thác và nâng cao năng suất sản xuất tinh dầu.

Thời gian nghiên cứu

Từ 2017 đến 2018