Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố nghiên cứu về cây dược liệu bản địa
Việc khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế – xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam đã được các nhà khoa học Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN phối hợp với đối tác của Đại học Liège, Đại học Mons, Đại học Namur (Bỉ) và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Xã hội nhân văn để triển khai.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Trưởng Ban chủ nhiệm Dự án, Chủ nhiệm Khoa Sinh học, PGS. TS Nguyễn Quang Huy cho biết: Dự án Exploring the medical, (eco)-toxicological and socio-economic potential of natural extracts in northern Vietnam do Quỹ của Viện Hàn lâm nghiên cứu và giáo dục Đại học Bỉ (ARES) tài trợ từ năm 2017-2022.
Kết quả dự án góp phần làm sáng tỏ bản chất dược lý của các cây dược liệu bản địa được công bố sáng 8/11/2022, trong khuôn khổ hội nghị quốc tế “Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam” do Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN chủ trì.
Đây là một dự án quan trọng góp phần làm sáng tỏ bản chất dược lý của các cây dược liệu, vốn chỉ được sử dụng dựa trên kinh nghiệm dân gian. Đặc biệt, việc này được thực hiện bằng các nghiên cứu bài bản, cung cấp cơ sở khoa học vững chắc về hoạt tính của các cây dược liệu và vi sinh vật liên quan.
Dự án cũng góp phần xây dựng một đội ngũ khoa học liên ngành đủ năng lực nghiên cứu một cách tổng hợp về cây dược liệu; mở ra tiền đề hợp tác giữa nhà khoa học với các bên liên quan trong lĩnh vực dược liệu cổ truyền. Dự án đồng thời góp phần hỗ trợ khai thác hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên dược liệu rất tiềm năng của Việt Nam; từ đó hứa hẹn mang lại những tác động kinh tế – xã hội hiệu quả hơn.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, PGS.TS Trần Quốc Bình nhấn mạnh: Đây là diễn đàn khoa học để các thành viên tham dự chia sẻ những bài học kinh nghiệm và đề xuất tiếp tục phát triển sáng kiến về mô hình “Liên kết nghiên cứu sản xuất dược liệu theo chuỗi sản phẩm thương mại ứng dụng nền tảng hợp tác đa ngành khoa học” phù hợp với nhu cầu thị trường để tạo ra sinh kế từ dược liệu cho các cộng đồng miền núi phía Bắc; khai thác bền vững nguồn gen dược liệu quý hiếm của Việt Nam; phát huy được vai trò của các bài thuốc cổ truyền kết hợp với nghiên cứu khoa học.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tài nguyên phong phú về cả hệ sinh thái thực vật cũng như hệ vi sinh vật, đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc.
Dựa vào đó, nền y học cổ truyền lâu đời của Việt Nam cũng đã sử dụng các loại cây đặc hữu để đưa vào trong các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, phần lớn các cơ chế sinh học của các bài thuốc này vẫn chưa được nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Bên cạnh đó, việc khai thác các cây dược liệu bản địa còn nhiều bất cập ở khu vực phía Bắc Việt Nam, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế địa phương.
Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, là một trong những đơn vị tiên phong với bề dày truyền thống nghiên cứu về các sản phẩm tự nhiên, cây thuốc và hệ vi sinh vật ở miền Bắc Việt Nam.
Một trong nhiều thành tựu đáng chú ý của Dự án là 22 loài thực vật được thu thập để nghiên cứu các nhóm đặc tính. Theo đó, các thử nghiệm trên dòng tế bào ung thư vú và dòng tế bào Hela đã được hoàn thành với tất cả các chiết xuất của các mẫu thực vật thu thập từ cây cây Mộc tặc trãi, cây Khô sâm, cây Phòng phong thảo.
Về hoạt tính chống viêm: Các thử nghiệm được tiến hành với 14/20 chất chiết xuất. Kết quả sơ bộ cho thấy các hoạt động có triển vọng hơn của các trích đoạn từ cây Bọ mẩy, cây Gắm núi, Hoàng liên ô rô lá dày và cây Bòn bọt.
Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn: Các thử nghiệm về MRSA và vi khuẩn kháng carbapenem đã được tiến hành với hầu hết các chất chiết xuất của cây Gắm núi, cây Bùm bụp, cây Mạn mân và cây Dạ cẩm.
Thử nghiệm hoạt tính kháng nấm: Các thử nghiệm trên các loại nấm khác nhau bao gồm Penicillium digitatum, Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Aspergillus fumigatus và Candida albicans đã được hoàn thành với tất cả các chất chiết xuất và một số phân lập vi sinh vật nội sinh. Các hoạt động kháng nấm mạnh đã được quan sát thấy với chất chiết xuất từ cây Hoàng liên ô rô lá dày, cây Gắm núi, cây đa lá lệch.
Thử nghiệm hoạt tính kháng virus: Các thử nghiệm về virus tiêu chảy dịch lợn (PED), một loại coronavirus, đã được thực hiện bằng cách sử dụng 19/20 chất chiết xuất từ ethanol và 17/20 chất chiết xuất từ nước. Kết quả tốt nhất đạt được khi chiết xuất từ cây trứng cuốc, hoàng liên ô rô lá dày, bùm bụp, khổ sâm, bòn bọt, râu hùm, dây đau xương, mộc hương lá nhọn…
Trong khuôn khổ Dự án đã có 15 bài báo công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín; 7 báo cáo tham luận nghiên cứu tại các hội nghị khoa học quốc tế. Ngoài ra, 13 ông lang bà mế của tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và 10 sinh viên Trường Y học Cổ truyền Tuệ tĩnh được đào tạo để tham gia quá trình nghiên cứu tại địa phương…
Các thành tựu của dự án đã đã đạt được trong thời gian qua:
+ 03 nghiên cứu sinh của khoa Sinh – Trường Đại học khoa học Tự nhiên Việt Nam đã được dự án đào tạo và thực hiện thành công các đề tài nghiên cứu tại trường đại học Bỉ.
+ 15 bài báo công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín.
+ 07 báo cáo tham luận nghiên cứu tại các hội nghị khoa học quốc tế.
+ 13 ông lang bà mế của tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang và 10 sinh viên Trường Y học cổ truyền Tuệ tĩnh được đào tạo để tham gia quá trình nghiên cứu tại địa phương.
+ 01 nghiên cứu “Thị trường dược liệu ở Miền núi phía Bắc Việt Nam: Tiềm năng và cơ hội, dưới góc nhìn kinh tế xã hội” đã được triển khai tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Lào Cai và Hòa Bình.
+ 22 loài thực vật được thu thập để nghiên cứu các nhóm đặc tính, các kết quả nghiên cứu đạt được:
+ Thử nghiệm hoạt động chống ung thư: Các thử nghiệm trên dòng tế bào ung thư vú và dòng tế bào Hela đã được hoàn thành với tất cả các chiết xuất của các mẫu thực vật thu thập từ cây cây Mộc tặc Trãi, cây Khô sâm, cây Phòng phong thảo.
+ Thử nghiệm hoạt tính chống viêm: Các thử nghiệm này đã được tiến hành với 14/20 chất chiết xuất. Kết quả sơ bộ cho thấy các hoạt động có triển vọng hơn của các trích đoạn từ cây bọ mẩy, cây gắm núi, hoàng liên ô rô lá dày và cây bòn bọt.
+ Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn: Các thử nghiệm về MRSA và vi khuẩn kháng carbapenem đã được tiến hành với hầu hết các chất chiết xuất. Các chất chiết xuất của cây gắm núi, cây bùm bụp, cây mạn mân và cây dạ cẩm,
+ Thử nghiệm hoạt tính kháng nấm: Các thử nghiệm trên các loại nấm khác nhau bao gồm Penicillium digitatum, Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Aspergillus fumigatus và Candida albicans đã được hoàn thành với tất cả các chất chiết xuất và một số phân lập vi sinh vật nội sinh. Các hoạt động kháng nấm mạnh đã được quan sát thấy với chất chiết xuất từ cây hoàng liên ô rô lá dày, cây gắm núi, cây đa lá lệch
+ Thử nghiệm hoạt tính kháng vi rút: Các thử nghiệm về vi rút tiêu chảy dịch lợn (PED), một loại coronavirus, đã được thực hiện bằng cách sử dụng 19/20 chất chiết xuất từ ethanol và 17/20 chất chiết xuất từ nước. Kết quả tốt nhất đạt được khi chiết xuất từ cây trứng cuốc, hoàng liên ô rô lá dày, bumg bụp, khổ sâm, bòn bọt, râu hùm, dây đau xương, mộc hương lá nhọn.
+ Thử nghiệm độc tính với phôi: Các thử nghiệm trên phôi cá ngựa vằn đã được thực hiện bằng cách sử dụng chiết xuất của 20 cây. Theo kết quả, độc tính của mỗi chiết xuất có thể được phân loại là «rất độc», «độc nhẹ» hoặc «không độc».
+ Các thử nghiệm bổ sung cũng đã được tiến hành trên dòng tế bào HIK, cho thấy tính độc tế bào cao của các chất chiết xuất từ KT01, KT02, KT09 đối với dòng tế bào này.
+ Ngoài ra, các xét nghiệm chống viêm kích hoạt tế bào T cũng được thực hiện.
+ Ngoài ra, các thử nghiệm đã được phát triển để kiểm tra tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và phát triển của các chất chiết xuất trên ấu trùng cá ngựa vằn.
An Bình – VNU Media
Xem tin bài theo thời gian :
Xem tin bài theo thời gian :