Chính sách xã hội giải quyết cách các quốc gia và xã hội ứng phó với những thách thức toàn cầu về thay đổi xã hội, nhân khẩu học và kinh tế, cũng như đói nghèo, di cư và toàn cầu hóa. Vậy chính sách xã hội là gì? Ví dụ về chính sách xã hội.

Khái niệm chính sách xã hội

Chính sách xã hội là chính sách của Nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh từ các quan hệ xã hội, liên quan đến lợi ích và sự phát triển con người, cộng đồng dân cư, đó là những vấn đề có ý nghĩa chính trị cốt lõi của mỗi quốc gia.

Chính sách xã hội có các đặc trưng như sau:

– Chính sách xã hội là chính sách đối với con người, nhằm vào con người, lấy con người, các nhóm người trong cộng đồng làm đối tượng tác động để hoàn thiện và phát triển con người một cách toàn diện.

– Chính sách xã hội mang tính xã hội, nhân văn và nhân đạo sâu sắc.

– Chính sách xã hội có tính trách nhiệm xã hội cao, quan tâm và tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi để mọi người phát triển.

– Chính sách xã hội bao giờ cũng có cơ chế hoạt động, bộ máy nhân sự, chương trình dự án và kinh phí hoạt động riêng.

– Chính sách xã hội còn có đặc trưng rất quan trọng là tính kế thừa lịch sử.

Ví du về chính sách xã hội

Ở Việt Nam, có một số chính sách như sau:

– Chính sách với người có công.

– Chính sách về việc làm.

– Chính sách về thu nhập.

– Chính sách giảm thiểu hộ nghèo trên cả nước.

– Chính sách về bảo hiểm xã hội.

– Chính sách trợ giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

– Chính sách về các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân.

Hoạt động chính sách ở các ngân hàng như:

– Cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

– Cho vay hộ nghèo.

– Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, nhà ở kiên cố.

– Cho vay với hộ cận nghèo để phát triển kinh tế.

– Hỗ trợ cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

– Cho vay để hỗ trợ công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm với người lao động bị thu hồi đất.

– Cho vay để cải tạo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Vai trò của chính sách xã hội

Một trong những vai trò của chính sách xã hội đó chính sách này được nhận định là một trong các công cụ, biện pháp để Nhà nước tiến hành phát triển toàn diện con người. Hay là chính sách xã hội được nhận định là chính sách đối với con người, nó phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực con người trong việc ổn định và phát triển xã hội, nó ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của xã hội.

Chính sách xã hội phân tích các vai trò khác nhau của: chính phủ quốc gia, gia đình, xã hội dân sự, thị trường và các tổ chức quốc tế trong việc cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ trong suốt cuộc đời từ thời thơ ấu đến tuổi già. Các dịch vụ và hỗ trợ này bao gồm hỗ trợ trẻ em và gia đình, đi học và giáo dục, đổi mới nhà ở và khu vực lân cận, duy trì thu nhập và giảm nghèo, hỗ trợ thất nghiệp và đào tạo, lương hưu, chăm sóc sức khỏe và xã hội. Chính sách xã hội nhằm xác định và tìm cách giảm thiểu bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ và hỗ trợ giữa các nhóm xã hội được xác định theo tình trạng kinh tế – xã hội, chủng tộc, dân tộc, tình trạng di cư, giới, khuynh hướng tình dục, khuyết tật và tuổi tác và giữa các quốc gia.

Những phân hóa, mâu thuẫn và khác biệt xã hội được khắc phục dựa trên một công cụ cụ thể đó chính là chính sách xã hội. Đồng thời chính sách này còn được dùng để để điều tiết các quan hệ xã hội nhằm phát huy khả năng của toàn xã hội vào những mục tiêu chung. Nói một cách đơn giản hơn là khi cơ cấu xã hội của xã hội đó không còn phù hợp để thúc đẩy xã hội phát triển hay là khi xã hội có “vấn đề xã hội” nảy sinh, thì lúc này, cần phải điều chỉnh vào các phân hệ của cơ cấu xã hội bằng cách dùng các chính sách xã hội tác động vào để cho xã hội được công bằng, tạo môi trường tích cực cho xã hội phát triển và từ đó hướng tới hình thành cơ cấu xã hội mới phù hợp, tối ưu, đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển trong sự ổn định.

Trên đây là nội dung bài viết chính sách xã hội là gì? Ví dụ về chính sách xã hội. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.