15 mẹo dân gian và cách cai sữa cho bé trong 1 nốt nhạc

iPREG chia sẻ chi tiết 9 cách cai sữa cho bé theo khoa học và 6 mẹo cai sữa theo dân gian hiệu quả… Trong quá trình hoạt động, iPREG nhận được rất nhiều ý kiến bạn đọc về cách cai sữa cho bé. Theo đó, khá nhiều mẹ bỉm cai sữa cho con chỉ trong “1 nốt nhạc”, và cũng không ít mẹ phải vật lộn với hàng tá mẹo cai sữa cho bé nhưng kết quả lại không như mong đợi.

Nguyên nhân do đâu? Khi nào mẹ nên cai sữa cho bé? Có phương pháp cai sữa nào đem lại hiệu quả tối đa hay không? Hãy cùng iPREG tìm hiểu qua những chia sẻ chi tiết của bác sĩ Trần Thành Nam trong nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

Dr. Trần Thành Nam check content

Dr. Trần Thành Nam check content
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Ăn dặm kiểu Nhật: Tư vấn ăn dặm cho trẻ từ chuyên gia

Các chuyên gia khuyến nghị

Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục tới khi bé được 2 tuổi.

Tại sao cần cai sữa cho bé?

Tại sao cần cai sữa cho bé?

Cai sữa là một khâu quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Như bạn đọc đã biết, từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ không còn giữ được đầy đủ dinh dưỡng; hàm lượng protein giảm, kháng thể tăng cao.

Nếu không kịp thời có phương án bổ sung bằng sữa công thức hoặc chế độ ăn dặm hiệu quả, bé sẽ bị thiếu chất, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển về sau. Và để trẻ dễ dàng tiếp cận với các nguồn dinh dưỡng khác, đòi hỏi mẹ phải lên kế hoạch cai sữa cho bé một cách chu toàn.

Nhiều bà bầu lần đầu mang thai có thể chưa biết, khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ thực sự không đơn giản như tưởng tượng. Bé đói, ốm sốt, quấy khóc,… sẽ đòi ti mẹ bất kể ngày đêm. Nhiều mẹ bỉm vì quá ám ảnh với tiếng con khóc dẫn đến trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm.

Do đó, tìm hiểu cách cai sữa cho bé đúng thời điểm vừa giúp mẹ cải thiện tâm lý, vừa giải phóng khá nhiều thời gian. Mẹ có thể tập trung chăm con tốt hơn, đồng thời sắp xếp lại những dự định và công việc còn dang dở trước khi mang thai. Vậy khi nào có thể cai sữa cho bé? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

cách cai sữa cho bé

Thời điểm mẹ có thể cai sữa cho bé?

Không có bất kỳ nghiên cứu nào về thời điểm cai sữa cố định cho bé. Bác sĩ Nam chia sẻ, mẹ hãy dựa vào mức độ phát triển của trẻ và khả năng chăm sóc để quyết định thời điểm cai sữa cho con.

Nếu có nhiều thời gian và điều kiện cho phép, mẹ vẫn có thể cho bé bú tới 2 tuổi hoặc lâu hơn, đồng thời sử dụng kết hợp sữa công thức và cho trẻ tập ăn dặm. Trường hợp quá bận rộn và phải đi làm lại sau thời gian thai sản hoặc sức khỏe không cho phép, mẹ có thể cho bé tập cai sữa từ tháng thứ 7 trở đi.

Bé 14 tháng có nên cai sữa?

Trẻ em 14 tháng tuổi vẫn cần sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, việc cai sữa phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Nếu bạn cảm thấy rất mệt mỏi và không thể tiếp tục cho con bú mẹ, hoặc nếu bé không thể hoặc không muốn bú mẹ nữa, bạn có thể bắt đầu cai sữa. Tuy nhiên, nên thực hiện quá trình cai sữa một cách dần dần, không bất ngờ cai đột ngột, và chuyển sang sữa công thức cho bé.

Khi cai sữa, cần đảm bảo bé có đủ chất dinh dưỡng từ sữa công thức hoặc thực phẩm khác. Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có lời khuyên về việc chọn loại sữa phù hợp cho bé và cách chuyển sang sữa công thức một cách an toàn và dễ dàng.

Ngoài ra, khi cai sữa, cần đảm bảo bé có một môi trường ổn định và thoải mái, không có những áp lực hay sự căng thẳng, để bé dễ dàng thích nghi và tiếp tục phát triển tốt.

 

Thời điểm cai sữa

Tuy vậy bác sĩ Nam cũng khuyến cáo, mẹ chỉ cai sữa khi thể trạng của con cho phép. Cụ thể hơn là khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau:

Các dấu hiệu có thể cai sữa cho bé

Hệ thần kinh và vận động của bé đã phát triển tốt

<img class=”aligncenter size-full wp-image-9619″ src=”https://ipreg.vn/wp-content/uploads/2022/10/cai-sua-khi-be-co-kha-nang-van-dong.jpg” alt=”Cai sữa khi bé có khả năng vận động” width=”768″ height=”549″ srcset=”https://ipreg.vn/wp-content/uploads/2022/10/cai-sua-khi-be-co-kha-nang-van-dong.jpg 768w, https://web.archive.org/web/20220120231716im_/https://ipreg.vn/wp-content/uploads/cai-sua-khi-be-co-kha-nang-van-dong-300×214.jpg 300w” sizes=”(max-width: 768px) 100vw, 768px” title=”cai-sua-khi-be-co-kha-nang-van-dong”>

Biểu hiện dễ thấy nhất là bé có thể tự ngồi thẳng, sử dụng và nô đùa với các loại đồ chơi một cách dễ dàng. Mẹ có thể lấy một chai nhựa có nắp xoay, lần lượt tháo và lắp lại nắp vài lần trước sự chứng kiến của bé. Nếu bé có thể thực hiện lại thao tác mẹ làm mẫu chứng tỏ con đã nhận thức tốt, có khả năng quan sát, đánh giá và một đôi tay rất khéo léo.

Bài kiểm tra này được rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng và thể chất sử dụng để đánh giá mức độ phát triển hệ thần kinh cũng như vận động của trẻ. Ngoài ra mẹ cũng có thể tăng mức độ khó bằng cách thêm một hoặc một vài thao tác như: nhặt và bỏ đồ vào trong chai, đóng nắp, lắc, mở nắp, lấy đồ trong chai ra ngoài,…

Cai sữa cho bé

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả

Cai sữa cho bé khi con có khả năng nghe nói

Con có thể “ú ớ” các từ đơn hoặc từ ghép 1 đến 2 âm tiết như: ạ, ba, mẹ, bà, mẹ ơi, bà ơi,… Thông thường trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi trở đi sẽ có những khả năng này. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm lý tưởng để mẹ bắt đầu cai sữa cho bé.

Ngoài ra nếu cảm thấy hoặc chứng kiến con có thể hiểu được các câu nói, tiếng gọi của mọi người thì chứng tỏ bé đã sẵn sàng cai sữa rồi mẹ nhé. Nhìn chung khi trẻ có khả năng nghe hiểu và phát âm, mẹ hãy suy nghĩ tới cách cai sữa cho bé.

Đã sử dụng cháo hoặc cơm nhão được một thời gian

Nếu đã sử dụng cháo hoặc cơm nhão một thời gian chứng tỏ bé đã thích ứng tốt với các nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Lúc này việc mẹ tiếp tục cho bé bú không còn quá quan trọng, bởi có thể cai sữa cho bé bất kỳ thời điểm nào.

Ăn được cơm nhão cũng có nghĩa là bé đã có khả năng nhai nuốt. Mẹ hãy tận dụng để tạo một nề nếp ăn uống lành mạnh bằng cách cho con tham gia bữa ăn cùng cả nhà. Đồng thời cũng nên gợi ý thêm những món ngon hấp dẫn khác, vừa kích thích vị giác vừa khiến con quên dần mùi sữa mẹ, tạo điều kiện thuận lợi để con cai sữa dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Ngoài những dấu hiệu kể trên, nếu sức khỏe không cho phép hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan tới tuyến vú, bệnh truyền nhiễm,… thì mẹ cũng phải tìm cách cai sữa cho bé ngay. Giải pháp tối ưu lúc này là cho con sử dụng sữa công thức thay thế sữa mẹ. Tiếp theo hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết 15 cách và mẹo cai sữa cho bé đã được nhiều mẹ bỉm áp dụng thành công.

9 cách cai sữa cho bé phổ biến

1. Tập cho bé ngậm ti giả –

mẹo cai sữa cho be không khóc

Cách cai sữa cho bé bằng ti giả

Không chỉ khi cai sữa, hãy tập cho bé ngậm ti giả từ 6 tháng tuổi trở đi hoặc sớm hơn tùy quyết định của mẹ. Ti giả là một vật dụng không thể thiếu, đặc biệt nếu mẹ muốn cai sữa đêm cho bé.

Ngoài ra, cho bé làm quen với núm vú giả từ sớm cũng là cách hiệu quả để mẹ giải quyết tình trạng bất hợp tác khi con sử dụng thêm sữa công thức trong các giai đoạn tiếp theo.

2. Thay đổi thói quen bú mẹ –

cách cai sữa cho be mẹ không bị căng sữa

Thay đổi thói quen bú của bé là việc đầu tiên mẹ cần phải làm nếu muốn cai sữa cho con. Mục đích chính là để con quên dần mùi sữa mẹ và tập làm quen với những nguồn dinh dưỡng khác.

Các chuyên gia khuyến nghị mẹ không nên ngừng đột ngột mà hãy thay đổi bằng cách giảm liều lượng và giãn cữ bú. Điều quan trọng là cần phải nắm được nhu cầu dinh dưỡng của bé để có phương pháp bổ sung khoa học. Nếu ăn dặm hoặc uống sữa công thức không đủ no, bé sẽ liên tục quấy khóc, và lúc này việc cai sữa sẽ trở nên vô ích.

Mẹo cai sữa

Xem thêm: Cho bé bú đúng cách: Hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia

3. Cai sữa cho bé bằng cách đánh lạc hướng

Trong quá trình thay đổi thói quen bú, nếu bé không hợp tác hãy tìm cách phân tán sự chú ý của con. Để làm được điều này, mẹ phải nắm được các đặc điểm sinh lý của bé như: xu hướng phát triển tính cách, khả năng vận động, phản xạ, nghe nói,…

Mẹ có thể đánh lạc hướng bằng những bài hát bé thích, những vật dụng nhiều màu sắc, hay các trò chơi thú vị,… Tuy nhiên trước tiên mẹ cần đảm bảo con có một cái bụng no trước đã nhé.

4. Sử dụng nhiều hơn các loại thực phẩm thay thế – cách cai sữa cho mẹ nhanh nhất

Tùy từng thời điểm cai sữa cho bé, mẹ cần lên danh sách các loại thực phẩm thay thế phù hợp. Sữa công thức là lựa chọn hàng đầu, tiếp đến là các loại bột ăn dặm và sau cùng là những thực phẩm thường nhật.

Mẹ hãy lên thực đơn hàng ngày cho bé từ khi bắt đầu ăn dặm. Dựa vào khả năng nhai nuốt, hấp thu và khẩu vị của con để đa dạng hóa nguồn thực phẩm sử dụng. Mục đích chính là vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vừa khiến bé dần quên đi sữa mẹ.

5. Giải thích với bé nguyên nhân cần cai sữa

Giao tiếp để cai sữa cho bé

Có thể nhiều người nghĩ đây là mẹo cai sữa cho bé thiểu thực tế, nhưng không phải vậy mẹ nhé. Tuy chưa thể biểu đạt suy nghĩ của mình qua lời nói, nhưng từ khi còn trong bụng bé đã hiểu được mẹ đang muốn thổ lộ điều gì. Do đó, hãy kiên trì giải thích cho con hiểu tại sao bé cần phải cai sữa.

Các chuyên gia cũng khẳng định, những cuộc trò chuyện giữa bố mẹ với bé trước và sau khi sinh gia tăng đáng kể khả năng nhận thức của trẻ. Bên cạnh đó, kỹ năng nghe nói sẽ được cải thiện, đồng thời bố mẹ sẽ giáo dục được một công dân có trách nhiệm trong tương lai.

6. Cai sữa cho bé bằng cách dạy trẻ làm việc nhà

Từ khi biết đi, mẹ đã có thể nghĩ tới việc cai sữa cho bé bằng cách dạy con làm những công việc nhỏ trong nhà như: dọn dẹp đồ sau khi chơi, chuẩn bị dụng cụ ăn uống, giúp mẹ hoặc bà xử lý các loại rau,…

Đây là phương pháp cai sữa rất hay mẹ nhé, nó giúp con vận động nhiều hơn để giải phóng năng lượng, tăng khả năng tư duy và thể hiện tinh thần trách nhiệm với gia đình. Tất nhiên nếu bé không hợp tác, bố mẹ cũng không nên quá gượng ép.

Cai sữa

Xem thêm: Phương pháp EASY là gì? Áp dụng cho con liệu có khả thi?

7. Tìm giải pháp cai sữa cùng anh xã

Ngoài công việc tại cơ quan, bố hãy chia sẻ cùng mẹ cách cai sữa cho bé mỗi khi ở nhà. Ở nhà chăm con không “sướng” như bố nghĩ đâu nhé. Mẹ phải đối diện với hàng tá thứ lặt vặt, và cũng đã có rất nhiều trường hợp vì tác động ngoại cảnh sinh ra trầm cảm.

Bố hãy chơi với con vào buổi tối để mẹ có thêm thời gian cho bản thân. Dẫu vẫn biết là trụ cột sẽ rất nhiều áp lực, nhưng nếu vợ bạn đã quá mệt mỏi, hãy học cách cho con ti bình, và thay vợ chăm con những ngày cuối tuần.

8. Sử dụng thuốc đắng Cloxit – Clorocid – thuốc cai sữa cho bé

Theo bác sĩ Nam, sử dụng thuốc đắng Cloxit là an toàn khi cai sữa cho bé. Tuy nhiên nếu dùng thuốc Cloxit trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: thiếu máu, ảnh hưởng tới tủy xương. Do đó, mẹ chỉ nên dùng phương pháp này trong một vài ngày, nếu bé không thể cai sữa hãy ngưng sử dụng ngay lập tức.

Thuốc đắng Cloxit có dạng viên nén nên mẹ cần nghiền nát, pha loãng với nước sạch trước khi bôi lên bầu ngực. Nếu da nhạy cảm, hãy rửa sạch thuốc nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như: mẩn đỏ, ngứa rát,…

9. Tham khảo ý kiến chuyên gia

Những cách cai sữa cho bé iPREG liệt kê phía trên không mang bất kỳ tính chất học thuật nào. Đa phần đều rất cơ bản, có thể áp dụng cho phần lớn mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên nếu không khả thi vì một vài lý do nào đó, mẹ cần tìm đến chuyên gia để được tư vấn cụ thể.

Ngay cả những việc như: thay đổi thói quen, giãn cách cữ bú, hay sử dụng thực phẩm thay thế, mẹ cũng nên tham vấn ý kiến chuyên gia để có phương pháp hiệu quả nhất cho con mình. Bởi thể trạng, khả năng vận động, hấp thụ dinh dưỡng và đặc biệt là tư duy của mỗi bé là hoàn toàn khác nhau.

6 mẹo dân gian cai sữa cho bé

Y học phát triển ngày nay có sự kế thừa không nhỏ từ ông cha thời xưa. Đối với việc chăm sóc trẻ nhỏ, trong dân gian cũng tồn tại nhiều mẹo cai sữa cho bé khá hiệu quả được nhiều mẹ bỉm tin dùng và đánh giá cao. Dưới đây là 6 mẹo cai sữa tốt nhất mẹ có thể tham khảo.

10. Sử dụng thuốc mắc cỡ để cai sữa cho bé

Mẹo cai sữa cho bé bằng thuốc mắc cỡ

Thuốc mắc cỡ được bán ở hầu hết các hiệu thuốc trên toàn quốc. Thành phần thảo mộc nên an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Tùy từng cơ sở sản xuất mà nguyên liệu sẽ khác nhau nhưng cơ bản thuốc có màu đen dạng bánh dẻo. Để sử dụng mẹ cần pha loãng sệt với nước trước khi bôi lên bầu ngực hoặc đầu vú.

Đây là mẹo cai sữa dân gian đã có từ khá lâu của một số đồng bào dân tộc khu vực phía Bắc. Tuy vậy với những bé “cứng đầu”, với khả năng “nhai hết mọi thứ”, sử dụng thuốc mắc cỡ sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Nhìn chung mẹ cũng nên thử nếu 8 phương pháp chúng tôi đề cập phía trên không phù hợp.

Mẹ cai sữa dân gian

11. Cải trang bầu ngực của mẹ

Cách này được rất nhiều mẹ áp dụng, có thể kết hợp thêm thuốc mắc cỡ để nâng cao hiệu quả cai sữa. Thay vì chiếc áo ngực thông thường, mẹ có thể sử dụng các loại vải, băng dính, tinh bột nghệ,… để cải trang vùng ngực của mình. Nếu có thể nhận biết màu sắc và thấy vị trí ưa thích không còn như trước bé sẽ thôi bú mẹ.

Dù sử dụng cách hóa trang nào, điều quan trọng nhất là mẹ cần phải hạn chế tối đa mùi sữa ở phần đầu vú. Rất nhiều mẹ bỉm than phiền là đã trở thành “người ngoài hành tinh” nhưng bé vẫn không thôi làm phiền đầu ti mẹ.

12. Mẹo cai sữa bằng cách làm mất sữa mẹ

Làm mất sữa chỉ thực sự cần thiết và phù hợp nếu mẹ quá bận rộn với công việc sau sinh hoặc thuộc thể trạng ít sữa. Lúc này mẹ có thể sử dụng các bài thuốc mất sữa như: hoa lài, lá ngải đắng, bạc hà cay, lá lốt hay dâu tằm,…

Nhược điểm của mẹo cai sữa này là khi mẹ mất sữa bé sẽ cố gắng nhai, nút. Nếu đã mọc răng, mẹ sẽ phải đối diện với những cơn đau “tức nước vỡ bờ” trong vài ngày. Do đó, làm mất sữa là giải pháp cuối cùng được hội mẹ bỉm sử dụng.

13. Bôi dầu gió xung quanh bầu ngực

Cũng tương tự như dùng thuốc mắc cỡ hay Cloxit, dầu gió có vị cay nóng, mùi nồng, át được mùi sữa mẹ nên được sử dụng khá nhiều. Khi không ngửi thấy mùi sữa mẹ và bị dầu gió làm cay, bé sẽ không còn muốn ti mẹ thêm nữa.

Chúng tôi khuyến nghị mẹ nên sử dụng dầu Phật Linh hoặc các loại tinh dầu xả, quế, tràm,… có thể nuốt được để tránh những tác dụng phụ không mong muốn nếu chẳng may bé vẫn “chiến thắng”.

14. Mẹo cai sữa bằng tỏi

Mẹo cai sữa cho bé bằng tỏi

Tỏi là gia vị có tính lưu dẫn rất cao mà chế độ kiêng cữ của mẹ sau sinh cần đặc biệt tránh. Tuy nhiên khi cai sữa cho bé, mẹ có thể sử dụng tỏi trong các món ăn, vị nồng của tỏi lưu dẫn trong sữa sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn nhu cầu bú sữa.

Ngoài ra tỏi cũng khá lành tính và có thể giúp mẹ phòng tránh các bệnh hộ hấp thường gặp như cảm cúm. Chính vì vậy ăn tỏi trong thời gian cai sữa sẽ lợi cả đôi đường mẹ nhé.

15. “Dọa” bé bằng những hình ảnh táo bạo

Nhiều mẹ sau khi thử hết các cách cai sữa cho bé kể trên mà không hiệu quả, đã tự nghĩ cho mình một phương pháp không giống ai đó là vẽ hoặc dán những hình ảnh động vật hung dữ vào hai bên ngực. Mục đích để “dọa” trẻ thấy sợ và không dám “bén mảng” tới gần bầu vú.

Tuy nhiên đây chỉ là chia sẻ của thiểu số, mẹ nên cân nhắc trước khi sử dụng. Nếu miễn cưỡng, hãy sử dụng màu vẽ an toàn cho bé.

Trên đây là 15 cách cai sữa cho bémẹo cai sữa dân gian được sử dụng nhiều nhất. Tùy theo nhu cầu và độ tuổi của bé mẹ hãy lựa chọn một phương pháp hiệu quả nhất. Chúc mẹ thành công, bé hay ăn chóng lớn!

16. Cai sữa bằng mẹo bôi lông mày

Mẹo bôi lông mày là một cách đơn giản và tiện lợi để cai sữa cho trẻ bằng cách kích thích các tuyến sữa của mẹ. Sau đây là các bước để áp dụng mẹo bôi lông mày để cai sữa:

  1. Chuẩn bị: Trước khi bắt đầu, bạn cần chuẩn bị một ít dầu bôi trơn (như dầu oliu hoặc dầu baby), một tấm khăn mềm và sạch, và một chiếc lược lông mày.
  2. Đặt tấm khăn lên ngực: Đặt tấm khăn trên ngực của bạn để bảo vệ áo của bạn khỏi bị dính sữa.
  3. Bôi dầu trơn lên lông mày: Lấy một ít dầu bôi trơn và bôi đều lên lông mày của bạn. Bạn cần bôi đều và kỹ càng để tạo ra sự trơn tru và thoải mái cho trẻ khi hút.
  4. Sử dụng lược lông mày: Sau khi bôi dầu, bạn có thể sử dụng lược lông mày để kích thích các tuyến sữa và giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn. Hãy sử dụng độ áp lực nhẹ nhàng và chuyển động từ vùng xương chày xuống đến vùng cằm.
  5. Cho bé bú: Sau khi đã bôi dầu và kích thích các tuyến sữa, bạn có thể cho bé bú bình thường. Đảm bảo bé có tư thế bú đúng và thoải mái.

Chú ý: Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào khi cai sữa bằng mẹo bôi lông mày, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Hướng dẫn mẹ cách cai sữa đêm cho bé

Cai sữa đêm cho bé là một quá trình khó khăn và có thể mất nhiều thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, đây là một bước quan trọng để giúp bé phát triển thói quen ngủ đêm tốt hơn và tăng cường sức khỏe của bé.

Dưới đây là một số gợi ý và hướng dẫn để cai sữa đêm cho bé:

  1. Bắt đầu từ từ: Bạn không nên cố gắng ngưng cho bé bú sữa đêm một cách đột ngột. Thay vào đó, bạn nên bắt đầu từ từ, giảm dần số lần cho bé bú sữa đêm. Bạn có thể bắt đầu với việc giảm một lần cho bé bú sữa đêm và tiếp tục giảm dần theo từng đợt.
  2. Đổi phương pháp nuôi bé: Bạn có thể thử đổi phương pháp nuôi bé, chẳng hạn như cho bé ăn dặm hoặc cho bé uống nước trong đêm thay vì cho bé bú sữa. Bạn nên tìm hiểu và chọn những thực phẩm và đồ uống thích hợp cho bé trong thời gian đêm.
  3. Tạo môi trường thích hợp cho bé ngủ: Bạn nên tạo một môi trường thích hợp cho bé ngủ, chẳng hạn như đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh và thoáng mát, đưa bé đi ngủ đúng giờ và giảm thiểu các hoạt động kích thích trước khi đi ngủ.
  4. Sự hỗ trợ của gia đình: Bạn nên yêu cầu sự hỗ trợ từ gia đình và người thân để giúp bé vượt qua giai đoạn cai sữa đêm. Chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình để đảm bảo bé luôn được chăm sóc tốt.
  5. Kiên nhẫn và không áp lực: Cai sữa đêm cho bé là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và không áp lực. Bạn nên cung cấp sự an ủi và yêu thương cho bé trong quá trình này và đừng quá cứng nhắc với bé.

Cai sữa đêm cho bé là một quá trình khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn và quan tâm của bạn.

Nguồn nội dung

  • How to Stop Breastfeeding – https://www.parents.com/baby/breastfeeding/weaning/how-to-wean-your-child-from-breastfeeding/
  • https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/how-to-stop/

Có thể mẹ quan tâm

  • Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng, an toàn
  • Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học
  • Trí não trẻ nhỏ: Cách kích thích giúp bé phát triển toàn diện
  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Có sao không? Cách xử lý hiệu quả
  • Bổ sung sắt cho bé: Liều lượng và cách bổ sung hiệu quả