14+ Cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời đơn giản và hiệu quả
Có rất nhiều cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời mà phụ huynh có thể tìm thấy trong các loại sách giáo dục, tạp chí, báo điện tử, các diễn đàn mạng xã hội,… Tuy nhiên, không có cách nào là hoàn hảo để áp dụng với mọi đứa trẻ. Dưới đây là các thông tin tổng quát xoay quanh vấn đề dạy trẻ 7 tuổi nghe lời đơn giản và hiệu quả, kính mời quý phụ huynh tham khảo.
Mục Lục
1. Tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi không nghe lời
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bướng bỉnh, chống đối, không vâng lời. Phụ huynh có thể tham khảo một vài lý do sau đây:
1.1. Trẻ không nghe lời do khủng hoảng tâm lý lứa tuổi
Ở giai đoạn 7 tuổi, phần lớn những khuynh hướng bộc lộ tính cách, cư xử của trẻ đều có thể giải thích bằng các lý thuyết Tâm lý học phát triển. Điển hình là Lý thuyết Phát triển Nhận thức của Nhà Tâm lý học Jean Piaget (1896 – 1980).
Theo đó, 7-12 tuổi chính là thời kỳ tâm lý trẻ đang có nhiều rối loạn dẫn đến sự bướng bỉnh biểu lộ ra bên ngoài. Theo Jean Piaget, giai đoạn 7 tuổi được gọi là giai đoạn “trước thời lí luận”. Vì vậy, trẻ thường ra sức giải nghĩa mọi việc để phân định đúng – sai.
Sự phản đối, không nghe lời của trẻ xuất phát từ việc trẻ nhận thấy tính mâu thuẫn của vấn đề và chưa được làm rõ các ý nghĩa cũng như những cam đoan của người lớn trước đó.
Bên cạnh đó, trẻ bướng bỉnh, cáu kỉnh, không chịu nghe lời, giận dữ,… cũng bởi trẻ chưa đủ nhận thức để hiểu tại sao người lớn lại làm thế này hoặc thế kia với mình.
Khi trẻ còn nhỏ, tất cả mọi người đều dành tình yêu thương tập trung vào trẻ. Nhưng sau khi trẻ vào lớp 1 tức là sau 6 tuổi, cha mẹ sẽ có động thái đảm bảo sự cân bằng trong sinh hoạt nhưng lại chưa biết cách cho trẻ làm quen với sự thay đổi.
1.2. Trẻ không nghe lời do sai lầm trong cách giáo dục của cha mẹ
Có một số trường hợp con trẻ 7 tuổi không nghe lời là do cách nuôi dạy sai lầm của gia đình:
- Việc ông bà, cha mẹ quá nuông chiều khiến con hình thành thói hư vòi vĩnh, ăn vạ và không nghe lời.
- Cách dạy con của bố mẹ mâu thuẫn với nhau làm con không biết nghe ai, dẫn tới tự ý hành động theo ý mình.
- Việc một người ra nguyên tắc và quyết định xử lý nhưng người còn lại bênh vực, vuốt ve thì cũng khiến trẻ sinh ra tâm lý ỷ lại, lâu dần hình thành sự tính ngang bướng, chống đối.
- Việc tạo áp lực quá lớn, buộc con phải làm theo điều cha mẹ muốn cũng khiến con trẻ cảm thấy bị dồn nén, bức bối, nuôi dần tâm lý cứng đầu, ngang bướng.
- Cha mẹ không là tấm gương tốt, con sẽ không tin tưởng và càng có khuynh hướng đối chiếu, so đo để chống đối lại cha mẹ.
Những cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời không phải là không có nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và nhẫn nhịn của cha mẹ và sự giáo dục của nhà trường khi còn trẻ.
1.3. Trẻ không nghe lời do không hiểu ý của cha mẹ
Cha mẹ thường đưa ra những lời giải thích quá dài nhưng lại quên mất rằng nhận thức và trải nghiệm của trẻ đều chưa đủ để nhìn nhận những vấn đề quá phức tạp. Khi cùng lúc nhận quá nhiều thông tin, não bộ của trẻ sẽ không xử lý kịp. Theo đó, phản ứng tự nhiên là trẻ sẽ phớt lờ.
Như vậy, cha mẹ cần cố gắng nói đơn giản hơn, ngắn gọn và đủ ý. Cha mẹ hãy luôn đảm bảo rằng con đang hiểu những gì mình nói để có thể hiểu và làm theo gợi ý.
1.4. Trẻ không nghe lời vì trẻ thật sự không muốn
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có những mong muốn cũng như những nhu cầu nhất định trong đời sống. Trẻ đã có thể thích hoặc không thích điều gì đó với những lý do hoàn toàn chính đáng và phù hợp với mức độ nhận thức hiện tại.
Ví dụ, cha mẹ buộc trẻ ra về khi trẻ đang chơi với bạn, buộc trẻ đi ngủ khi trẻ đang xem một bộ phim hoạt hình hay,… Khi đó, trẻ sẽ phớt lờ hoặc nổi cáu với những lời nói của cha mẹ.
Hãy hiểu rằng, đó là vì trẻ thật sự không muốn và trẻ đang có những nhu cầu khác chứ không phải là trẻ đang thể hiện sự ương bướng. Hãy thừa nhận những cảm xúc, mong đợi và nhu cầu của con trẻ và nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu vì sao làm theo lời cha mẹ thì sẽ tốt hơn, việc giải thích cho trẻ hiểu là cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời khá là
2. Cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời
Để trẻ nghe lời, bên cạnh sự thấu hiểu, các bậc phụ huynh cần khéo léo chỉ bảo, hướng dẫn trẻ. Dưới đây là một số cách mà phụ huynh có thể tham khảo:
2.1. Trước tiên, phụ huynh cần giữ bình tĩnh
Khi trẻ không nghe lời, nói lớn tiếng và không kiểm soát được hành động của mình với người đối diện, ba mẹ cần:
- Nghĩ rằng con vẫn là một đứa trẻ: Trẻ cần thời gian để bình tĩnh, ba mẹ cũng cần thời gian để ngăn bản thân không bộc phát sự nóng nảy dẫn đến các thái độ quá gay gắt với trẻ.
- Đặt mình vào vị trí của con, cố gắng thấu hiểu lý do khi con hành động như vậy. Từ đó, cha mẹ có thể tìm cách tháo gỡ những khuất mắc con đang gặp phải. Đồng thời, đưa ra các cam kết mang tính xây dựng và uốn nắn những sai phạm của trẻ.
Ba mẹ cần làm như vậy khi dạy trẻ không biết nghe lời bởi vì việc gằn giọng, la hét, quát mắng lớn tiếng vừa không giải quyết được vấn đề vừa gây cho trẻ sự sợ hãi không cần thiết.
2.2. Cho trẻ hiểu rõ hậu quả khi không vâng lời, đặt ra quy tắc và hình phạt rõ ràng
Trước khi áp dụng một quy định nào đó, hãy giải thích với con về việc con sẽ bị phạt thế nào nếu con vi phạm. Với những quy tắc đã đặt ra, cha mẹ có thể viết ra rồi dán ở những vị trí dễ thấy như: tủ lạnh, bàn học hoặc trong phòng ngủ. Những vị trí này phải đảm bảo con có thể đọc được hằng ngày.
Hãy chọn hình phạt có đủ tính răn đe và quan trọng với trẻ để trẻ có thể nghe lời. Bởi đôi khi hình phạt có hiệu quả với đứa trẻ này nhưng không có hiệu quả với đứa trẻ khác.
Ví dụ: Các quy định về thời gian ăn uống, thời gian chơi, dọn dẹp sau khi chơi xong,… Cha mẹ có thể nói: “Nếu con không dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi thì con sẽ bị phạt không được chơi vào ngày hôm sau”; Nếu con ăn không đúng giờ hôm sau sẽ không được ăn trứng nữa (hoặc món nào mà con thích),…
Việc áp dụng hình phạt này giúp con làm quen với việc con sẽ phải chịu những trách nhiệm với hành động của mình, giúp con biết mình được phép hoặc được phép làm gì, ba mẹ cũng giảm đi những lần phải la hét, cáu gắt.
2.3. Hãy nói con NÊN làm gì, đừng nói KHÔNG NÊN làm gì
Rất nhiều bố mẹ dạy con nghe lời bằng cách nói phủ định, ví dụ như: “Con đừng qua đường, con đừng đụng vào vật đó, con không được phép đi cùng người lạ,…”. Việc cha mẹ yêu cầu trẻ dưới dạng thông tin phủ định sẽ khiến trẻ phải nhận thông tin ngược, xử lý gấp đôi lượng thông tin ở dạng khẳng định.
Bên cạnh đó, cha mẹ thường yêu cầu trẻ không nên/không được phép làm gì nhưng thường quên không nói cho trẻ cách làm thế nào cho đúng. Vậy nên trẻ có thể lặp lại lỗi sai này bất kì khi nào.
Việc dùng cách nói khẳng định giúp:
- Lượng thông tin trẻ phải xử lý giảm xuống một nửa. Từ đó, trẻ có thể hiểu ý cha mẹ dễ dàng hơn.
- Trẻ được hướng dẫn cách làm đúng. Khi cha mẹ yêu cầu trẻ không nên/không được phép làm gì, trẻ sẽ không biết cách làm thế nào cho đúng. Vậy nên trẻ có thể lặp lại lỗi sai này.
- Trẻ sẽ cảm thấy được khuyên nhủ thay vì là bị cấm đoán và nghe lời ba mẹ hơn.
Trong trường hợp này, cha mẹ hãy thử nói con “nên làm gì” một cách cụ thể.
- Nếu con làm đúng như những gì cha mẹ đã nói, hãy dành cho con một lời cảm ơn hoặc lời khen ngợi để trẻ biết được rằng trẻ vừa làm một điều đúng đắn.
- Thay vì nói rằng “con không được thức khuya” hãy nói “con nên ngủ sớm”.
- Thay vì “đừng để đồ chơi của con khắp nhà”, hãy thử “con hãy bỏ đồ chơi của con vào thùng đồ chơi nhé”.
2.4. Kiên nhẫn lắng nghe, đừng tranh luận mà hãy nhẹ nhàng giải thích
Khi trẻ bướng bỉnh và không chịu nghe lời, cha mẹ không nên tranh luận với trẻ, cáu giận hoặc đánh mắng con. Trong trường hợp này, cha mẹ cần cùng nhau ngồi xuống trò chuyện với trẻ, đặt các câu hỏi để trẻ bày tỏ suy nghĩ và cảm nhận.
Đồng thời, khi nhận thông tin, cha mẹ cần phản hồi nhẹ nhàng, chia nhỏ vấn đề và giải thích cụ thể. Như vậy, trẻ sẽ có thể nhìn nhận dưới góc độ mà cha mẹ kỳ vọng, dần dần xóa bỏ sự chống đối.
2.5. Tránh nói những lời tiêu cực, thể hiện sự tôn trọng con
Khi phát sinh mâu thuẫn hay khi nóng giận, người lớn rất dễ có khuynh hướng nói ra những lời lẽ tiêu cực mang tính bộc phát, thiếu sự cân nhắc trước mặt trẻ. Những lời nói chỉ trích, mạt sát, dọa dẫm, so sánh,… là ngôn từ mang tính tiêu cực.
Tác hại của câu nói ấy sẽ giết chết tính tự lập, khả năng phán đoán và tính sáng tạo nơi con trẻ. Hơn nữa chúng sẽ tự đánh mất niềm tin nơi bản thân. Trẻ con rất dễ bị kích động, khi những lời nói tiêu cực chạm đến sự tự ái của trẻ thì sự bướng bỉnh của trẻ sẽ càng bị đẩy lên cao.
Ba mẹ có thể thường xuyên sử dụng các từ cảm thán có tác dụng khen ngợi, đánh giá cao sự cố gắng của trẻ như:
- Hoan hô, chúc mừng, thú vị lắm, rất chu đáo, thật tuyệt vời, rất ấn tượng,…
- Ba/mẹ rất hạnh phúc vì con, rất có trách nhiệm, một việc làm ý nghĩa.
- Ba/mẹ đánh giá cao những gì con làm, con có thể làm được.
- Ba/mẹ có niềm tin vào khả năng của con.
- Ba/mẹ biết rằng con có thể làm tốt hơn, thử làm lại lần nữa, ráng thêm chút nữa,…
2.6. Không bao bọc trẻ quá mức
Trẻ luôn cần sự tự lập ngay từ sớm. Việc cha mẹ thường xuyên ngủi lòng, luôn bao bọc trẻ khiến trẻ hình thành sự ỷ lại. Trẻ cần có tâm thế sẵn sàng chịu trách nhiệm với những lỗi sai của mình. Cha mẹ không nên vì xót xa trẻ mà bao bọc quá mức, kể cả khi trẻ mè nheo hay vờ vĩnh khóc lóc.
Hãy đặt ra những giới hạn và những cam kết nhất định để cho con làm quen với việc đương đầu với những sai lầm. Khi trẻ làm sai hoặc vi phạm những nguyên tắc mà cha mẹ đã đặt ra trước đó, hãy dành cho trẻ những hình phạt nhất định mang tính răn đe. Những hình phạt này sẽ giúp trẻ rút kinh nghiệm và biết cách nhận lỗi, chịu trách nhiệm với hành động của mình.
2.7. Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con
Đôi khi chính việc cha mẹ luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con sẽ khiến con trở nên bướng bỉnh, khó bảo hơn. Một khi việc này trở thành thói quen, nếu không đòi hỏi thành công, con sẽ tức giận, ăn vạ và la hét.
Vì vậy, phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con cũng là một cách nuôi dạy con ngoan, trị dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu. Trẻ cần hiểu một điều rằng, không phải đòi hỏi nào con đưa ra cũng được chấp thuận 100%, mọi thứ luôn cần có một chừng mực nhất định.
2.8. Động viên và khen ngợi con khi cần thiết, thể hiện tình yêu thương với con
Để thay đổi sự ương bướng của trẻ, cha mẹ cần:
- Động viên và khen ngợi khi con làm được việc tốt. Dù đó là những việc nhỏ nhặt để con cảm thấy luôn được quan tâm và nằm trong sự kết nối chặt chẽ với cha mẹ.
- Không nên chỉ chú ý đến việc con làm sai rồi đưa ra những hình phạt nghiêm khắc. Hãy từ từ phân tích cho con hiểu những lỗi sai và chỉ ra được những mặt tốt của trẻ.
Cách đối xử của người lớn là nguyên nhân quyết định đến việc trẻ có nghe lời hay không. Thái độ thái quá và luôn luôn tiêu cực của người lớn với các bé cũng là nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh, cáu kỉnh ở trẻ.
Việc cân đối giữa thưởng và phạt, khen ngợi và răn đe sẽ khuyến khích con hành động tích cực, khiến con hiểu rằng đây là cách để có được sự chú ý cũng như nhận được lời khen từ người khác.
2.9. Đừng cố bắt ép trẻ làm điều mà chúng không thích, hãy cho trẻ quyền lựa chọn
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có sở thích, nhu cầu tâm tư và nguyện vọng riêng. Nhất là ở giai đoạn 7 tuổi, trẻ đang dần có những nhận thức đầu tiên về thế giới xung quanh. Cha mẹ cần nhìn rõ và phân biệt được đâu là những nguyện vọng chính đáng để đáp ứng kịp thời.
- Không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào trẻ trong mọi trường hợp. VD như khi trẻ đang cố tranh luận tính đúng – sai về một vấn đề, hãy kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu, không nên khẳng định quan điểm của trẻ là sai.
- Không nên ép trẻ làm những việc không phải mong muốn của trẻ. VD như khi trẻ thích đến những bữa tiệc đông đúc, không nên ép trẻ tham gia.
- Hãy cho trẻ cơ hội được lựa chọn những điều mình muốn trong một giới hạn nhất định để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng từ phía cha mẹ. VD như khi trẻ muốn học hát thay cho học đàn, hãy cho phép trẻ học môn mà trẻ thích như vậy trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và có quyền chọn lựa.
2.10. Hãy cho trẻ được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc
Trẻ em 7 tuổi học hỏi rất nhiều thông qua hành vi ứng xử hàng ngày của người lớn. Vì vậy, nếu các con nhìn thấy cha mẹ hay cãi nhau hoặc có những lời ăn tiếng nói không lịch sự thì chúng rất dễ học theo.
Cha mẹ thường xuyên bất hòa, xung đột, cãi vã sẽ dẫn đến một không khí luôn căng thẳng trong gia đình. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và hành vi của trẻ em sau khi trưởng thành.
Hãy mang đến cho trẻ một gia đình yên ấm, hạnh phúc, cha mẹ luôn có sự nhã nhặn và lắng nghe, thấu hiểu lẫn nhau. Trẻ sẽ lấy đó làm chuẩn mực trong cư xử. Ngược lại, cha mẹ không nên thể hiện sự chống đối lẫn nhau, tranh cãi thường xuyên, trẻ cũng sẽ lấy đó làm gương trong thái độ đối với mọi người xung quanh.
2.11. Trở thành tấm gương để con noi theo
Chúng ta thường ví trẻ em như tờ giấy trắng, như tấm gương phản chiếu những hành động của cha mẹ. Vậy nên, cha mẹ hãy luôn luôn nhớ mình có trách nhiệm làm một tấm gương tốt cho con noi theo.
Những quy tắc mà cha mẹ đặt ra, không chỉ cho bé thực hiện mà cần phải được áp dụng với tất cả các thành viên trong gia đình. Cha mẹ chính là hình mẫu tốt nhất trong việc thực hiện các quy tắc đã đặt ra để con noi theo.
Cha mẹ cần khắc phục những sai phạm, khiếm khuyết của mình để làm gương cho con. Nếu cha mẹ thường xuyên mắc lỗi hoặc lặp lại quá nhiều lần những điều mình không cho phép thực hiện, chắc chắn cha mẹ sẽ không đủ sự tín nhiệm để trẻ nghe lời.
2.12. Gia tăng kết nối với con hàng ngày
Có rất nhiều cách để gia tăng sự kết nối giữa cha mẹ và con cái mỗi ngày. Sự kết nối chặt chẽ giúp cha mẹ và con cái gần gũi hơn. Bởi vì khi con đã tin tưởng và xem cha mẹ giống như người bạn thân, trẻ sẽ dễ hợp tác và vâng lời hơn.
Một số cách cha mẹ có thể áp dụng như
- Nói chuyện hoặc lắng nghe những tâm sự, nghe con chia sẻ những điều thầm kín để có thể hiểu con hơn.
- Hãy tắt điện thoại, máy tính và trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất.
- Hãy cùng con sắp xếp những buổi cơm tối hoặc dạo phố cùng nhau để có thêm nhiều không gian trò chuyện.
2.13. Không phá vỡ lời hứa
Nếu cha mẹ đã hứa với con trẻ điều gì, hãy cố gắng thu xếp mọi công việc để thực hiện lời hứa. Nếu có những việc quan trọng đột xuất, không thể dời lại thì hãy xin lỗi trẻ và cam kết thực hiện vào một lần khác.
Lời hứa là cách mà cha mẹ dạy cho con trẻ sự tôn trọng người khác, sống có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình. Qua đó, xây dựng hình tượng về một người uy tín, tín nhiệm và được mọi người tin tưởng.
Tương tự, khi cha mẹ cảnh báo những hậu quả nếu con phạm lỗi là gì thì sau đó cần có những hành động cụ thể để đảm bảo sự uy nghiêm của mình với con.
Nếu không thực hiện lời hứa cũng không thực hiện sự cảnh báo, điều này khiến trẻ ỷ lại. Trẻ sẽ nghĩ rằng nếu mình làm sai thì cũng chỉ nhận những lời cảnh báo, từ đó trẻ sẽ sa đà vào việc mắc lỗi.
2.14. Không can thiệp vào cuộc chơi của trẻ trừ khi thật sự cần thiết
Nếu trẻ không yêu cầu, cha mẹ chỉ nên đứng ngoài quan sát cuộc chơi của trẻ, không can thiệp vào bất kỳ xung đột nào của trẻ với bạn bè. Thay vì bênh vực hay chỉ trích con trẻ, cha mẹ hãy nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Sau khi trẻ tự mình giải quyết vấn đề, hãy từ tốn chỉ ra cho con thấy rằng đâu là đúng, đâu là sai và cách giải quyết cho lần sau nếu gặp lại câu chuyện tương tự.
Trẻ 7 tuổi cần có kỹ năng tự lập trong nhiều phương diện, một trong số đó chính là tự mình giải quyết vấn đề, giải quyết các mâu thuẫn. Nhưng những mâu thuẫn này chính là những cơ hội đầu đời để trẻ hoàn thiện khả năng đối diện, ứng phó, xử lý và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống sau này.
3. Các bước dạy trẻ khi trẻ không nghe lời
Để trẻ 7 tuổi nghe lời không phải là việc có thể đạt được kết quả nhất thời, điều này cần một quá trình với các bước cụ thể:
Bước 1: Thể hiện sự nghiêm túc
Với bất kỳ nguyên tắc nào cha mẹ đặt ra cho con trẻ, bản thân cha mẹ cũng cần nghiêm túc thực hiện. Khi con phạm lỗi, cha mẹ cũng cần có những hành động cụ thể để chứng minh sự uy nghiêm của mình với con.
Bước 2: Cảnh báo hành vi của trẻ
Sau đó, cha mẹ hãy trình bày lại cụ thể những lời nói hoặc hành vi sai trái của trẻ. Hãy chỉ rõ cho trẻ điều gì là đúng, điều gì là sai. Cảnh báo cho trẻ về việc nếu còn lặp lại những sai phạm thì sẽ có những hình phạt tương ứng như thế nào.
Bước 3: Dẫn trẻ đến không gian riêng
Khi trẻ ngang bướng hoặc tức giận kéo dài trong thời gian quá lâu, cha mẹ hãy dắt trẻ đến một không gian riêng để trẻ tập trung suy nghĩ về hành động của mình. Cần chọn một phòng nào đó mà trẻ không thích như phòng sách hoặc văn phòng làm việc của người lớn. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung chú ý hơn.
Bước 4: Giải thích cho trẻ hiểu
Hãy để trẻ ngồi yên trên một chiếc ghế hoặc một chiếc bàn mà cha mẹ và trẻ ở ngang tầm mắt và bắt đầu trò chuyện. Hãy kiên nhẫn và từ tốn giải thích lại hành vi sai của trẻ bằng những từ ngữ đơn giản. Cuối cùng, nói rằng trẻ cần phải chịu kỷ luật như thế nào, cần sửa đổi và rút kinh nghiệm ra sao.
Bước 5: Cho trẻ thời gian tự ngẫm lại
Sau khi trò chuyện, hãy để ngồi một mình trong phòng, tự ngẫm lại bản thân. Cha mẹ không cần quan sát từ xa, vì điều này chỉ khiến trẻ phân tâm. Đây là cơ hội để trẻ tập trung suy nghĩ về hành động mà mình đã làm.
Khi trẻ cố gắng thoát khỏi không gian và khoảng thời gian chờ đợi khó chịu để bước ra ngoài. Hãy giữ thái độ nghiêm nghị kéo trẻ trở lại phòng, cho đến khi hết thời gian đặt ra, trẻ mới được phép trở ra ngoài.
Bước 6: Yêu cầu lời xin lỗi chân thành
Khi trẻ đã bắt đầu tỏ ra chán nản, mệt mỏi, hãy nhẹ nhàng đến nói chuyện với trẻ. Hãy hỏi trẻ nghĩ gì về hành động sai trái của mình, cố gắng giữ thái độ bình tĩnh và yêu cầu trẻ nói một lời xin lỗi chân thành. Hãy thể hiện rằng cha mẹ đang tiếp nhận sự hối lỗi của trẻ một cách chân thành và đầy mong đợi.
Bước 7: Khen ngợi, thể hiện tình cảm khi con biết lỗi
Cuối cùng, hãy trao cho trẻ một cái ôm đầy tình cảm. Hãy khen ngợi vì con đã dũng cảm nhận lỗi của mình. Hãy cho trẻ thấy tình yêu thương của chúng ta dành cho trẻ. Bởi sau cùng, tình yêu của cha mẹ là chìa khóa mở cửa tâm hồn trẻ giúp con trở nên an tâm và tin tưởng người lớn hơn, giúp con ngoan ngoãn hơn.
Tóm lại, với những đặc điểm tâm lý của giai đoạn 7 tuổi thì việc trẻ không nghe lời là không tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết cách uốn nắn và răn đe phù hợp, trẻ sẽ bước qua giai đoạn này một cách dễ dàng và trở thành những đứa con ngoan.
Trên đây là những lý do giải thích cho nguyên nhân và một vài giải pháp cho cha mẹ để dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời. Ba mẹ có thể tham khảo để lựa chọn xem đâu là những cách tốt nhất để áp dụng với con mình.
Ngoài sự chỉ dạy của phụ huynh, môi trường học tập và giáo dục cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ nghe lời và tính cách của trẻ. Theo lý thuyết Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển Nhân cách, mỗi đứa trẻ sẽ có những khuynh hướng tính cách khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Bẩm sinh di truyền, môi trường xã hội và trải nghiệm cá nhân (hoạt động – giao tiếp) thông qua giáo dục.
Theo đó, giáo dục là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quá trình dạy dỗ, uốn nắn cho trẻ cách cư xử phù hợp, hoàn thiện nhân cách cho con khi trưởng thành. Vì vậy, phụ huynh cần chọn một môi trường học tập mang lại sự đảm bảo tốt nhất cho con trẻ trong việc trải nghiệm cá nhân thông qua học tập, giao tiếp, vui chơi,…
Vinschool là một trong những môi trường học tập hàng đầu tại Việt Nam. Vinschool luôn chú trọng hình thành các giá trị đạo đức, thẩm mỹ cho các cá nhân học sinh. Do đó, trẻ luôn được chú trọng hoàn thiện kỹ năng và xây dựng các hệ giá trị đạo đức phù hợp thông qua các chương trình học, ngoại khóa, câu lạc bộ,… Xuyên suốt quá trình tại trường học, trẻ luôn được tập trung uốn nắn cách hành xử, thái độ sao cho chuẩn chỉnh và đúng mực nhất.
Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thông tin về chương trình Tiểu học của Vinschool, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY hoặc bấm số 18006511 (bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam).
Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY!