13 sai lầm khi viết blog – cách viết blog hấp dẫn người đọc
Khi tôi nói với mọi người rằng mình viết blog để kiếm sống thì đều nhận được 1 cái nhìn không mấy dễ chịu. Họ cho rằng viết blog là công việc quá dễ “bạn chỉ cần ngồi trước máy tính cả ngày và viết và nhận tiền”.
Nhiều người có quan niệm rằng viết blog là 1 công việc không cần dùng đến não. Nhưng khi họ ngồi xuống và bắt tay vào viết bài thì đa số đều phải thốt lên rằng: “Công việc này khó hơn tôi tưởng”.
Đây là điều xảy ra với đa số các blogger mới. Họ ngày đêm viết bài nhưng kết quả thì chỉ tạo ra một mớ lộn xộn. Và rất may mắn là bạn có thể tránh được điều này khi đọc bài viết dưới đây.
Nếu bạn là 1 blogger mới vào nghề, bạn đang tìm kiếm 1 giải pháp để đẩy nhanh năng suất, hiệu quả công việc thì đây là bài viêt dành cho bạn: 13 lỗi cần tránh khi viết blog cũng như hướng dẫn kỹ năng viết blog hay và hấp dẫn.
Cách viết Blog hay cho người mới bắt đầu
-
Tạo các bài blog hướng tới đối tượng khách hàng quy mô lớn
-
Hãy viết như cách mà bạn nói
-
Thể hiện cá tính của tác giả trong bài viết blog
-
Tập trung nhấn mạnh quan điểm của mình liên tục
-
Bắt đầu blog với một tiêu đề hấp dẫn cụ thể
-
Sử dụng loại bài đăng cụ thể, lên dàn ý và sử dụng các thẻ tiêu đề.
-
Dẫn các bài nghiên cứu, thông số cụ thể để xác nhận các ý mà bạn trình bày
-
Nếu sử dụng ý tưởng của người khác trong bài viết, hãy trích dẫn chúng.
-
Dành 30 phút để chỉnh sửa bài blog của bạn.
-
Xuất bản bài viết tại 1 thời điểm cụ thể
-
Đăng bài thường xuyên theo lịch đặt sẵn
-
Tập trung vào những lợi ích lâu dài từ kết quả tìm kiếm
-
Thêm tùy chọn Call to Action và cài đặt nhận email thông báo bài viết mới
Sai lầm số 1: Chủ đề Blog quá hẹp không được nhiều người quan tâm
Khi bắt đầu viết blog thì ý tưởng sẽ đến với bạn một cách ngẫu nhiên, khi ở phòng tắm, lúc chạy bộ hay đang tán gẫu với bạn bè. Ý tưởng có thể đến rất nhiều với bạn một cách ngẫu nhiên nhưng ý tưởng thực tế có thể triển khai khi viết blog thì không được nhiều như vậy. Đơn giản là bởi 1 vấn đề có thể bạn cho là hấp dẫn nhưng không có nghĩa nó sẽ phù hợp cho doanh nghiệp, blog của bạn.
Giải pháp: Tạo ra các bài blog phục vụ người dùng hướng tới mục tiêu chung nhất của doanh nghiệp
Mục đích của việc viết blog đó là giải quyết vấn đề của người đọc và cuối cùng là phát triển doanh nghiệp của bạn. Cho nên, toàn bộ ý tưởng, chủ đề của bài viết blog nên tập trung vào mục tiêu tăng trưởng đó. Các bài viết cần phải có mối liên hệ một cách tự nhiên nhằm giải quyết các câu hỏi, vấn đề của khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Bạn đang muốn tìm hiểu về mục tiêu tăng trưởng đó là gì và cách thể hiện chúng trong bài viết ra sao?
Hãy nói chuyện với quản lý về mục tiêu lớn của công ty và sau đó lên lịch hẹn để gặp đội sales và tìm hiểu những câu hỏi phổ biến của khách hàng. Từ đó bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về mục tiêu cần đạt được và 1 số ý tưởng để triển khai chúng.
Sai lầm số 2: Phong cách viết blog của bạn quá cứng nhắc
Cách viết bài blog sẽ có sự khác biệt rất nhiều so với một bài báo cáo. Và vấn đề là văn phong báo cáo không phải là phong cách ưa chuộng hấp dẫn hầu hết người dùng.
Chân thành mà nói: Hầu hết người dùng đều sẽ không đọc hết cả bài viết. Nếu như bạn muốn giữ người đọc theo dõi liên tục được cả bài viết thì hãy viết theo cách để người đọc dễ hiểu nhất có thể.
Giải pháp: Hãy viết như cách bạn nói chuyện hàng ngày
Một trong những kỹ thuật viết blog hay đó chính là sử dụng văn phong thường nhật trong bài viết. Cách viết của bạn càng dễ tiếp cận thì càng có nhiều người muốn đọc nó. Người đọc muốn cảm nhận mình được làm việc với người thật chứ không phải là robots.
Chính vì thế hãy thả lỏng ngôn từ, viết những câu ngắn. Tránh sử dụng thuật ngữ. Đôi khi chèn thêm 1 vài câu hài hước. Đó đều là cách con người giao tiếp thực tế với nhau và đó cũng là cách độc giả thích đọc.
Sai lầm số 3: Lầm tưởng người đọc coi bạn như là một nhà văn
Nghe có vẻ khắc nghiệt nhưng đó lại là sự thực: Khi một người bắt đầu viết blog thì họ ban đầu nghĩ rằng độc giả sẽ thích câu chuyện của và có cùng sở thích với mình…. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Nếu bạn là 1 người mới viết blog thì sẽ không ai quan tâm tới bạn cũng như những gì bạn đã trải qua. Điều mọi người quan tâm đó là bạn có thể mang lại giá trị gì cho chính họ.
Giải pháp: Thể hiện cá tính của bạn chứ đừng nói ra
Mặc dù mọi người đều không thực sự quan tâm những gì bạn viết nhưng bạn vẫn có thể lồng ghép vào đó phong cách, quan điểm cá nhân của mình trong bài viết để khiến họ cảm thấy thoải mái nhất có thể. Và làm sao để đạt được điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Một số người có khiếu hài hước, một số lại thích nhạc Pop…
Để truyền đạt cá tính người viết vào bài blog của chính mình, hãy tìm cách kết nối với độc giả của bạn về chủ đề mà mình đang viết. Kỹ thuật viết blog của bạn phải thể hiện ra mình là người đầu tiên đến, trò chuyện và giải quyết vấn đề của họ. Hãy mang tới giai điệu cho bài blog của bạn trở nên dễ tiếp cận và hấp dẫn tương tự như cách nói chuyện trực tiếp
Sai lầm số 4: Viết bài blog bị lạc đề
Mặc dù bạn được khuyến khích để thể hiện cá tính của mình khi viết blog để tạo sự hấp dẫn nhưng đừng quá lạm dụng điều này. Sẽ là rất tốt nếu bạn đưa mình thành 1 phần của chủ đề đang được đề cập tới nhưng nếu quá nhiều trải nghiệm cá nhân có thể chôn vùi mọi nỗ lực bạn đang thực hiện.
Bài viết blog của bạn đừng quá đi sâu vào những câu chuyện mang màu sắc cá nhan quá nhiều. Người đọc không ngồi trước mặt bạn nên bạn sẽ không thể đảm bảo họ có bị phân tán sự chú ý hay không. Độc giả rất có thể sẽ rời khỏi bài blog của bạn nếu họ mất kiên nhẫn.
Giải pháp: Liên tục nhấn mạnh vào ý chính của bài viết
Để hạn chế tình trạng khách hàng thoát trang giữa chừng, blogger cần nhắc lại ý chính ở mỗi đoạn của bài viết. Sắp xếp lại ấu trúc của 1 bài blog sao cho tối ưu (có thể tham khảo mô hình AIDA). Hay bạn cũng có thể triển khai theo dàn ý ban đầu khẳng định với 1 thông điệp bao quát nhất. Sau đó, bạn sẽ trình bày các ý chính dần theo mỗi đoạn của bài viết từ đầu đến cuối.
Sai lầm số 5: Chủ đề viết blog của bạn quá rộng
Khi với bắt tay vào viết bài blog, hầu hết mọi người đều muốn viết về chủ đề thực sự lớn như:
“Hướng dẫn làm Marketing trên nền tảng mạng xã hội”
“Các kiếm tiền trên Internet”
“Những phương pháp kinh doanh tốt nhất”
Những chủ đề kể trên đều quá rộng và có quá nhiều chi tiết cũng như sắc thái cần đề cập tới. Và quả thực là quá khó để có được câu trả lời thích đáng cho những chủ đề trên. Thêm vào đó, những chủ để cụ thể thường thu hút số lượng người ít hơn và đối tượng khách hàng tiềm năng cũng chính xác hơn. Và khi đó, tỷ lệ chuyển đổi thành leads và khách hàng của bài viết cũng sẽ cao hơn.
Vì thế, để nhận được nhiều lợi ích nhất từ việc viết blog, hãy chọn chủ đề càng cụ thể càng tốt.
Giải pháp: Bắt đầu với một tiêu đề cụ thể và chi tiết
Một tiêu đề nêu rõ ràng và đầy đủ chủ đề bài viết sẽ giúp bạn đóng gói được một tập khách hàng tiềm năng nhất. Nhưng hãy nhớ rằng, tiêu đề blog không phải là toàn bộ và nó cũng chỉ là 1 góc cạnh của vấn đề để giữ chân độc giả.
Sai lầm số 6: Bài viết của bạn quá lộn xộn
Thỉnh thoảng khi nghĩ ra 1 ý tưởng mới mẻ nào đó, chúng ta thường lao ngay vào máy tính và cứ thế viết mà không có định hướng gì rõ ràng. Và kết quả là bài viết của bạn luôn nằm ở trong các trang bài phụ mà thôi.
Tại sao lại như vậy? Phong cách viết bài theo cảm tính trong tiềm thức thường không phải là điều tốt cho 1 bài blog. Hầu hết độc giả khi xem qua bài viết đó thường sẽ không đọc mà bỏ qua luôn. Chính vì vậy, những bài viết kiểu như vậy cần phải được tối ưu thật tốt trước khi đến với người đọc.
Giải pháp: Viết bài blog theo 1 kiểu cụ thể, lập dàn ý và dùng tiêu đề hợp lý
Điều đầu tiên khi viết blog đó là xác định được dạng bài chính xác mà bạn sẽ viết là gì? Có phải là dạng bài tin tức hay là dạng bài danh sách, thống kê, inforgraphic hay bộ sưu tập hay sẽ trình bày thành dạng slide…
Lập dàn ý trước khi viết sẽ góp phần tạo nên sự khác biệt lớn. Nếu bạn bỏ ra thời gian để sắp xếp lại các ý tưởng cũng như xây dựng một dòng chảy logic trong toàn bài blog thì việc triển khai các phần sau sẽ cực dễ dàng, chỉ đơn giản là điền vào chỗ trống.
Để lập dàn ý cho bài blog, đầu tiên bạn hãy liệt kê danh sách các ý chính mà mình định giới thiệu tới độc giả và sau đó chia chúng thành các phần tiêu đề lớn nhỏ. Khi đó, bài blog của bạn sẽ cực kỳ dễ đọc và dễ nắm bắt đối với độc giả.
>>> Bạn đã biết: Content marketing là gì – Tại sao cần sử dụng content marketing?
Sai lầm số 7: Không sử dụng thông tin chứng thực để làm bằng chứng
Thử tưởng tượng tôi viết 1 bài blog về chủ đề “Tại sao doanh nghiệp nên cân nhắc Instagram làm 1 kênh marketing”. Vậy luận điểm nào bạn sẽ sử dụng để độc giả tin vào thông điệp trên?
-
“Dường như ngày càng có nhiều người sử dụng Instagram ngày nay”
-
“Số lượng người dùng Instagram đang phát triển nhanh hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của các MXH khác tại Mỹ khi tăng 15,1% so với tốc độ 3,1% của toàn bộ nền tảng MXH.”
Đa phần mọi người sẽ thích nghe luận điểm thứ 2 hơn. Các cuộc tranh luận hay tuyên bố thường có tính thuyết phục hơn khi mà chúng bắt nguồn từ các cuộc nghiên cứu, dữ liệu thông tin cụ thể. Là 1 nhà quảng cáo, chúng ta không cần thuyết phục độc giả tin về phía nào đó của 1 vấn đề, điều chúng ta cần làm là thuyết phục họ hành động. Một nội dung sử dụng các dẫn chứng cụ thể sẽ có tác dụng điều hướng người đọc hơn là các bài phản biện đơn thuần khác.
Giải pháp: Sử dụng thông tin chứng thực và các bài nghiên cứu để bổ trợ cho luận điểm trong bài viết
Trong bất kỳ blog nào, bạn sẽ cần đưa ra 1 luận điểm chính, thiết lập bằng chứng cho nó bằng các con số, nghiên cứu cụ thể và kết thúc bằng việc kêu gọi hành động cho độc giả.
Bạn có thể sử dụng dữ kiện trong các bài viết blog từ trước để nói về luận điểm chính của mình và lý giải tại sao chúng lại liên quan tới người đọc sau đó chứng minh luận điểm đó trong suốt nội dung của bài viết.
Sai lầm số 8: Nội dung của bạn là sao chép, đạo văn
Đạo văn không được khuyến khích khi bạn học ở trường và chắc chắn không được khuyến khích khi viết bài cho doanh nghiệp. Nhưng vì 1 vài lý do, rất nhiều blogger mới vào nghề nghĩ rằng họ có thể sử dụng các kỹ thuật sao chép đã lỗi thời này.
Cả người biên tập và độc giải đều có thể nhận ra 1 bài viết được sao chép 1 cách dễ dàng với 1 số dấu hiệu cơ bản như: văn phong không còn là của bạn hay 1 số câu từ sử dụng không thích hợp…
Thêm vào đó, với 1 bài viết blog chuẩn seo thì nếu bạn công cụ tìm kiếm Google phát hiện đạo văn thì rất có thể sẽ bị phạt và kéo theo sự suy giảm nghiêm trọng về traffic cho toàn bộ blog của bạn.
>>> Xem thêm: Bán hàng thành công nhờ CÂU MỜI CHÀO khách hàng hấp dẫn
Giải pháp: Khi bạn sử dụng lại ý tưởng của người khác, hãy trích dẫn chúng
Hãy bỏ ra chút thời gian để tìm hiểu cách trích dẫn nội dung của người khác trong bài blog của bạn. Nó không quá khó nhưng lại rất cần thiết để học khi bạn mới bắt đầu.
Sai lầm số 9: Bạn nghĩ rằng mọi việc đã xong một khi nhấn nút đăng bài
Hầu hết mọi người đều mắc sai lầm không chỉnh sửa lại bài viết. Điều này nghe có vẻ khó chịu khi mà chúng ta đều nghĩ rằng bài blog của mình đã quá tuyệt đối với người đọc… phải chứ?
Không! Nó vẫn cần phải cải thiện và chỉnh sửa thậm chí là rất nhiều.
Giải pháp: Bỏ ra 30 phút để chỉnh sửa lại bài viết
Mọi người đều cần phải edit lại bài viết của chính mình thậm chí đó là những blogger giàu kinh nghiệm nhất. Đa phần, bản nháp bài blog đầu tiên là không hoàn hảo. Chính vì thế bạn hãy bỏ ra thời gian để tối ưu nội dung mình đã viết. Chỉnh lại các lỗi chính tả, sắp xếp lại các câu cú cũng như các lỗi về trình bày. Hãy đảm bảo câu chuyện của bạn có 1 dòng chảy xuyên suốt trong cả bài.
Sai lầm số 10: Bạn cố gắng tạo ra 1 bài viết hoàn hảo
Tôi không muốn phải thừa nhận điều này nhưng bài viết blog của bạn sẽ không bao giờ là hoàn hảo.
Sẽ luôn có những thứ để bạn tối ưu cho bài viết của bạn trở nên tốt hơn như: thêm ảnh, sử dụng câu văn hay hơn, thêm các câu nói tinh tế hài hước. Một nhà blogger xuất sắc sẽ biết khi nào nên dừng lại sự ám ảnh và nhấn nút đăng bài.
Giải pháp: Tại 1 thời điểm cụ thể, hãy nhấn nút đăng bài
Có 1 thời điểm mà tại đó lợi ích sẽ giảm dần khi bạn càng cố tiếp cận tới sự hoàn hảo. Và thực sự thì con đường đến “sự hoàn hảo” là 1 đường tiệm cận mà bạn không bao giờ với tới được. Vì vậy bạn cần phải biết điểm dừng đúng lúc. Một lỗi ngữ pháp bị bỏ qua cũng sẽ không phải là điều gì quá lớn lao. Nó cũng sẽ không phải là yếu tố chính ảnh hưởng tới lượt xem và KH tiềm năng của bạn.
Sai lầm số 11: Bạn không viết bài liên tục
Có thể bạn đã từng được nghe rằng càng nhiều bài viết bạn đăng thì càng nhiều traffic bạn nhận được kéo theo đó là bạn sẽ nhận được càng nhiều người theo dõi cũng như khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhưng điều cốt yếu của câu nói trên đó chính là bạn cần phải viết bài một cách thường xuyên kể từ khi bắt đầu. Nếu bạn đăng 5 bài trong 1 tuần và sau đó chỉ đăng 1-2 bài ở tuần kế tiếp thì sẽ khó trở thành 1 thói quen liên tục được. Và điều này có thể gây bối rối cho người theo dõi.
Trên thực tế, các doanh nghiệp nào đăng bài viết chất lượng thường xuyên thì có xu hướng nhận được nhiều truy cập cũng như chuyển đổi tiềm năng hơn.
Giải pháp: Đăng bài thường xuyên theo lịch được đặt sẵn
Sử dụng lịch để lên thời gian viết bài một cách liên tục. Hay thậm chí bạn cũng có thể lên lịch cho các bài đăng trước tại 1 thời điểm nhất định trong tương lai.
Sai lầm số 12: Tập trung phân tích lượng truy cập ngay lập tức
Cả những người mới viết blog lẫn chuyên gia viết blog lâu năm cũng đều mắc phải lỗi này. Nếu bạn tập trung vào việc đánh giá lưu lượng truy cập vào bài viết ngay lập tức thì khó mà chứng minh được giá trị lâu dài của bài blog đó.
Nhiều nhà quảng cáo khi mới bắt đầu viết blog kinh doanh thì thấy rằng bài viết của họ không tạo ra bất kỳ truy cập nào sau vài này. Điều này có thể có thể khiến blogger cảm thấy thất bại và sớm từ bỏ.
Giải pháp: Tập trung vào giá trị lâu dài đến từ lưu lượng truy cập tự nhiên
Thay vì việc tập trung vào sự đột phá về lượng truy cập trong ngắn hạn, hãy tập trung vào những tiềm năng tích lũy đến từ traffic tự nhiên. Trải qua thời gian, một thời gian nhất định, các bài viết của bạn sẽ nhận được visit từ người dùng tìm kiếm trên thanh công cụ. Traffic từ các bài viết chất lượng sẽ có sự gia tăng đột biến nhờ lưu lượng truy cập từ nhiên của người dùng.
Để thu hút được lưu lượng truy cập dài hạn, bạn hãy đảm bảo bài blog của mình có sự liên quan bền vững dựa trên một nền nội dung thích hợp hay còn gọi là nội dung “Evergreen”.
Trải qua thời gian, khi mà số lượng bài viết “Evergreen” tăng lên và blog của bạn đã có sự uy tín trong mắt Google thì hệ quả tất yếu sau đó chính là traffic gia tăng.
Sai lầm số 13: Bạn không gia tăng lượng người theo dõi Blog
Một khi bạn bắt đầu viết blog thì sẽ rất dễ để nhận ra việc viết bài không chỉ đơn thuần là để lôi kéo thêm nhiều khách mới truy cập vào web của bạn. Một trong những lợi ích lớn nhất của việc viết blog là giúp tăng trưởng đều đặn danh sách email đăng ký theo dõi mỗi khi bạn chia sẻ nội dung mới. Và mỗi lần bạn đăng 1 bài viết mới thì danh sách đăng ký theo dõi sẽ giúp cho bài blog đó 1 lượng lớn traffic ban đầu để từ đó thúc đẩy những thành công lâu dài về sau đó.
Bạn đang tìm kiếm 1 giải pháp giúp quản lý lượng người theo dõi, tự động gửi Email Marketing cho những độc giả của mình? Hãy tham khảo ngay phần mềm CRMVIET sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn như trên với 15 ngày dùng thử hoàn toàn miễn phí!
Giải pháp: Thêm nút đăng ký theo dõi vào bài blog và tiến hành gửi email tin tức hàng ngày.
Đầu tiên, hãy sử dụng các công cụ về email marketing để thiết lập email chào mừng cho những người đăng ký cũng như các email hỗ trợ để giới thiệu về các bài blog gần đây.
Tiếp theo, thêm nút kêu gọi đăng ký vào blog của website ở vị trí dễ dàng để mọi người nhìn thấy và đăng ký. Nút kêu gọi nên làm đơn giản, bạn có thể đặt ở đầu hay cuối bài viết đều được.
Bạn cũng có thể tạo 1 trang đích (landingpage) chuyên nghiệp để thu hút người dùng đăng ký nhận bản tin. Mẫu trang đích này thường để thu hút KH tới trực tiếp từ các kênh khác như mạng xã hội, các trang khác trên website, quảng cáo hoặc email…
Đừng lo lắng nếu bạn thấy rằng mình mắc phải hầu hết các lỗi này. Hãy nhớ rằng mọi thứ chỉ là tương đối. Bạn càng viết nhiều bài thì khả năng cải thiện các lỗi này càng tốt và cuối cùng sẽ gặt hái được thêm nhiều lưu lượng truy cập cũng như khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Chúng tôi hy vọng rằng với danh sách 13 lỗi thường gặp của blogger này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong quá trình xây dựng nội dung uy tín cho doanh nghiệp. Và cuối cùng, một website với những nội dung chất lượng sẽ đạt được những giá trị trường tồn.
Related Post