13 mẹo chống buồn ngủ nơi công sở cực hiệu quả – Vua Nệm
Hãy tưởng tượng bây giờ mới là 1:30 chiều, bạn đang ngáp ngắn ngáp dài và cố gắng tỉnh táo để hoàn thành các công việc dang dở. Đây quả thực là ác mộng của hầu hết dân công sở khi bạn đã làm đủ mọi cách để ngăn cơn buồn ngủ kéo đến nhưng vẫn không hiệu quả.
Nếu gần đây bạn thường xuyên bắt gặp tình trạng này thì chúng có thể là dấu hiệu cho thấy đang có điều gì bất ổn với cơ thể bạn. Nhưng nếu cơn buồn xuất phát từ việc thức khuya chạy deadline hay cày phim vào đêm trước thì dưới đây là 13 mẹo chống buồn ngủ nơi công sở cực hiệu quả bạn có thể chưa biết!
1. Uống đủ nước
Khi cơn buồn ngủ ập đến, hầu hết chúng ta đều coi trà hay cà phê là giải pháp hàng đầu để xua tan cảm giác này. Nhưng thực tế, chúng có thể chẳng gì ích được gì. Thay vào đó, bạn hãy thử uống một cốc nước đầy trước cốc cà phê buổi sáng.
Có thể bạn chưa biết, cơ thể chúng ta chứa khoảng 60% là nước. Nước giúp bôi trơn các khớp, hỗ trợ vận chuyển chất dinh dưỡng đến các cơ quan nội tạng và giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động khỏe mạnh.
Bộ não của chúng ta cũng cần một lượng nước đáng kể để hoạt động hiệu quả. Viện Y học của Học viện Quốc gia Hoa Kỳ đã tính toán rằng lượng nước uống lý tưởng là khoảng 10 ly nước mỗi ngày.
Khi cơ thể thiếu nước, có thể khiến bộ não trở nên thiếu tỉnh táo hơn, là 1 trong những nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy uể oải và buồn ngủ.
Mẹo: Nếu bạn gặp khó khăn với việc ghi nhớ uống đủ nước mỗi ngày thì hãy thử đặt lời nhắc uống nước trên máy tính hoặc điện thoại của mình nhé!
2. Giảm nhiệt độ phòng
Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ phòng ấm hơn sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn, bởi vì khi cơ thể chúng ta tồn tại có thế điều chỉnh nhiệt độ qua mồ hôi. Khi đi làm việc trong căn phòng quá nóng, cơ thể chúng ta buộc phải hoạt động nhiều để hạ nhiệt. Nó khiến cơ thể mệt và buồn ngủ hơn.
Mẹo: Hãy sử dụng máy điều hòa, quạt hoặc mở cửa sổ để gió mát lùa vào phòng làm việc để giữ bạn luôn tỉnh táo.
3. Vỗ nước lạnh lên mặt
Bạn có biết nước lạnh có thể giúp lưu thông máu? Vỗ nước lạnh lên mặt là 1 cú sốc theo đúng nghĩa đen đối với bộ não chúng ta và có thể ngay lập tức khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.
Nếu bạn cần tỉnh ngủ nhanh chóng, hãy đi vào nhà vệ sinh của công ty và vặn nước ở mức lạnh tối đa. Lấy một vốc nước trên tay và vỗ nước lên mặt.
Boom! Năng lượng tỉnh táo trở lại ngay tức thì.
4. Giảm thiểu lượng đường nạp vào cơ thể
Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến. Điều này gây ra 1 tình trạng gọi là “cơn sốt đường”. Cơn sốt đường đem đến 1 nguồn năng lượng bùng nổ nhanh chóng mà bạn đang cần nhưng mức năng lượng này sẽ cạn kiệt rất nhanh, đồng thời chúng cũng khiến mức năng lượng của cơ thể giảm xuống…
Khi năng lượng cơ thể giảm, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi hơn. Chính vì thế, nếu bạn muốn ăn nhẹ trong ngày làm việc thì hãy chọn các thực phẩm ít đường thôi nhé!
5. Nghỉ giải lao
Đôi khi tất cả những gì bạn cần là nghỉ ngơi nhanh chóng để “refresh” lại bộ não. Kỹ thuật Pomodoro là kỹ thuật chia công việc thành các khoảng thời gian, thường là 25 phút, giữa mỗi khoảng một thời gian nghỉ ngơi ngắn.
Để áp dụng kỹ thuật này một cách hiệu quả, việc bạn cần làm là lập danh sách các nhiệm vụ cần hoàn thành và đặt hẹn giờ. Không chỉ giúp bạn kiểm soát thời gian tốt hơn, chiếc đồng hồ còn tạo ra hiệu ứng tâm lý giúp bạn làm việc năng suất hơn nữa.
Mẹo: Nếu bạn thấy mình bị phân tâm khi hẹn giờ bằng điện thoại, hãy thử hẹn giờ theo phương pháp Pomodoro online trên máy tính.
6. Bắt đầu với những công việc đơn giản nhất trước
Để tránh cảm giác chán nản, buồn ngủ vào đầu ngày, bạn nên bắt đầu 1 ngày làm việc với các công việc đơn giản nhất trước. Đây có thể là kiểm tra email của bạn, trả lời tin nhắn Slack và tiến hành nghiên cứu sơ bộ cho một dự án sắp tới.
Hãy để lại phần lớn công việc quan trọng của bạn trong khoảng thời gian mà bạn thấy mình có thể tập trung tốt nhất và năng suất cao nhất.
7. Nghe nhạc sôi động
Nhiều người nghĩ rằng nghe nhạc khiến chúng ta trở nên buồn ngủ hơn. Nhưng sự thật thì còn tùy thuộc vào loại nhạc bạn chọn nữa.
Để tăng sự tập trung, bạn nên nghe nhạc lo-fi hoặc nhạc không lời. Bên cạnh đó, nhạc cổ điển hay nhạc piano cũng là lựa chọn hiệu quả để giảm sự phân tâm. Tuy vậy, đối với nhiều người, nhạc sôi động, nhịp điệu, tiết tấu nhanh lại giúp họ cảm thấy phấn khởi và tràn đầy cảm hứng hơn.
Nhìn chung, việc hiểu được gu nghe nhạc của chính mình chính là chìa khóa để cải thiện hiệu suất công việc cũng như tăng sự tỉnh táo.
8. Đi dạo
Nếu bạn đã làm mọi cách như uống cà phê, uống nước, nghe nhạc,… mà vẫn không thể chống lại cơn buồn ngủ khi đang làm việc thì mẹo tiếp theo bạn có thể làm là đứng dậy và đi dạo 1 chút.
Đi dạo là một cách tuyệt vời để máu lưu thông, tăng sự tỉnh táo cho cơ thể. Đồng thời loại vận động nhẹ nhàng này còn giúp giải phóng chất endorphin, tăng cường mức năng lượng của cơ thể.
9. Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp các điểm áp lực trên cơ thể được chứng minh là giúp tăng cường năng lượng cơ thể. Một trong những nơi đem lại hiệu quả nhanh nhất là khu vực phía trên cổ tay của bạn. Hãy thử ấn và xoa bóp theo chuyển động tròn để sớm nhận được cảm giác tỉnh táo và thư thái nhất.
Một số người tin rằng tất cả các huyệt trên cơ thể có mối liên hệ với toàn bộ cơ thể. Việc ấn vào các điểm cụ thể này có thể giải phóng dòng năng lượng, cải thiện lưu thông máu và tăng mức năng lượng, từ đó giúp bạn tỉnh táo hơn.
10. Ngủ trưa
Từ xa xưa, những giấc ngủ ngắn như ngủ trưa đã được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Niềm tin này đã được ủng hộ và khuyến khích bởi một số người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.
Chẳng hạn, nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại Albert Einstein là người yêu thích những giấc ngủ ngắn và cho rằng việc ngủ trưa là 1 yếu tố đem lại thành công của ông. Việc chợp mắt một lúc vào buổi trưa có thể mang lại cho bạn sự tỉnh táo và tập trung sau 1 buổi sáng làm việc chăm chỉ.
Thời lượng tối ưu cho một giấc ngủ ngắn là khoảng 20-40 phút để tránh cảm thấy say xẩm hoặc mệt mỏi, buồn nôn. Thời gian tốt nhất để chợp mắt là từ 1 giờ chiều đến 4 giờ chiều.
Mẹo: Hãy chợp mắt 30 phút vào buổi trưa (sau khi ăn cơm trưa) để cảm thấy tỉnh táo hơn.
11. Làm sáng không gian làm việc
Một không gian làm việc đủ ánh sáng có thể là động lực giúp bạn tỉnh táo hơn trong công việc. Hãy cân nhắc sử dụng thêm đèn bàn, khung tranh có màu sắc vui nhộn hoặc cây cối để làm sinh động không gian của bạn, từ đó giúp bạn tỉnh táo hơn.
Bạn cũng có thể cân nhắc về việc đặt một chiếc đèn xanh trên bàn làm việc của mình. Ánh sáng xanh được cho là kích thích sự tỉnh táo và nhạy bén.
12. Không uống cafe muộn
Đôi khi việc uống cafe sớm trong ngày làm việc là cách tốt nhất để bạn chống lại sự mệt mỏi suốt ngày dài. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải uống đủ nước khi dùng các đồ uống chứa caffein để tránh bị mất nước. Việc mất nước là 1 trong những yếu tố gây buồn ngủ thêm.
Thời điểm tốt nhất để uống cà phê buổi sáng là từ giữa buổi sáng khi mức độ cortisone của bạn có xu hướng thấp hơn. Tránh uống cà phê muộn vì nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn vào ban đêm, góp phần tạo nên cảm giác buồn ngủ không cưỡng được tại nơi làm việc.
Lời khuyên: Uống cà phê vào giữa buổi sáng để đạt hiệu quả tối ưu.
13. Không tập thể dục ngay trước khi đi ngủ
Mặc dù tập thể dục ngay trước khi đi ngủ có vẻ như là cách tốt nhất để khiến bạn trở nên mệt mỏi, thèm ngủ nhưng thực tế, thói quen này có thể gây mất ngủ.
Lý do là cơ thể bạn cần thời gian phục hồi, thư giãn sau khi tập luyện. Nếu bạn tập thể dục ngay trước khi đi ngủ, bạn có thể khó ngủ, mất ngủ cả đêm.
Nếu bạn vẫn thích tập thể dục vào ban đêm, hãy tập ít nhất 90 phút trước khi đi ngủ để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng của nó đến giấc ngủ.
Trên đây là 13 mẹo chống buồn ngủ nơi công sở. Hãy thử áp dụng mỗi khi bạn cảm thấy buồn ngủ không chịu nổi và kiểm chứng hiệu quả của chúng nhé!
Nguồn tham khảo: https://casper.com/blog/how-to-stop-falling-asleep-at-work/