13 cách bảo quản vải tươi lâu, ngon ngọt và mọng nước như mới thu hoạch
Nhắc đến trái cây mùa hè thì không thể không nhắc đến vải thiều – loại trái cây thơm lừng, ngon ngọt cũng với các cách chế biến đa dạng như thức uống , món bánh . Hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH sẽ giúp bạn bỏ túi được một số cách bảo quản vải tươi lâu nhé!
Mục Lục
1 Bảo quản vải thiều bằng cách chọn vải chất lượng và sơ chế đúng cách
Muốn bảo quản vải được lâu, trước tiên chúng ta cần chọn được loại vải chất lượng và sơ chế đúng cách.
Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa, vỏ tròn căng, màu sắc đồng đều và phần cuống còn tươi.
Sau đó, tiến hành loại bỏ những quả bị hư, cắt bớt phần cuống rồi đem đi rửa sạch. Cuối cùng, để vải vào hộp đựng thực phẩm rồi đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 – 2 tuần.
Xem chi tiết: Cách chọn mua quả vải thiều tươi ngon
2 Bảo quản vải thiều bằng cách phân loại chất lượng quả
Phân loại chất lượng quả dựa trên tiêu chí kích thước, màu sắc, hương vị,…sẽ giúp bạn bảo quản vải trong thời gian lâu dài, vì ở những giai đoạn chín khác nhau, trái cây của chúng ta sẽ tiết ra những loại khí khác nhau có thể làm chín nhanh hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của những quả khác.
Trong quá trình phân loại, bạn nên loại bỏ những quả đã bị hư để tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo sang những quả khác.
3 Bảo quản vải thiều bằng hóa chất đúng cách (trường hợp số lượng lớn)
Chọn những quả có màu sắc sáng, đều màu và cột lại thành từng chùm nhỏ (mỗi chùm khoảng từ 3 – 5kg).
Tiếp đến, pha loãng dung dịch NaHSO3 với 1l nước sạch rồi nhúng từng chùm vải vào trong đó khoảng 10 phút.
Sau khi nhúng dung dịch NaHSO3 xong, bạn lấy chùm vải ra rồi nhúng tiếp vào dung dịch HCL 4% khoảng 2 – 5 phút. Cuối cùng, phơi khô vải trước quạt gió rồi đóng gói trong hộp xốp, bảo quản kho mát có nhiệt độ từ 4 – 5°C.
Cách làm này giúp vỏ cứng hơn, giữ được màu sắc, hạn chế mất nước và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập làm hư vải trong khoảng 1 tháng.
Lưu ý:
- Trong quá trình thực hiện, bạn cần tuân theo đúng liều lượng, các yêu cầu về nguyên liệu, chuẩn bị như mang găng tay chuyên dụng,… nhé!
- Nên tham khảo thêm ý kiến từ những chuyên gia, có kinh nghiệm để có cách sử dụng phù hợp nhất với trường hợp vải của bạn.
4 Bảo quản vải thiều trong thùng xốp để vận chuyển đi xa
Không chỉ quan trọng ở khâu chọn mua loại vải thiều ngon việc bảo quản sao cho vải để được lâu cũng rất quan trọng đó nha, bởi một năm mùa vải chỉ có một lần thôi đấy.
Cách bảo quản vải thiều thông dụng và hữu hiệu nhất để vận chuyển đi xa chính là sau khi thu hoạch cho vải vào các thùng xốp, lót thêm các bao túi nhựa để khi vận chuyển vải đi xa hạn chế được sự va đập, làm hư vải và giữ cho màu sắc của vỏ vải được lâu hơn.
Ngoài ra, người ta còn lót thêm một ít đá để bảo quản độ tươi trong vòng 24h. Chính vì thế, bạn cần lưu ý bọc kĩ vải bằng túi nhựa trước để tránh khi đá tan sẽ làm vải bị hư hỏng.
Nên chọn các thùng xốp giữ nhiệt, đục thêm một vài lỗ giúp cho không khí trong thùng được thông thoáng hơn nhé!
5Bảo quản vải thiều bằng cách bọc giấy báo rồi cho vào hộp nhựa hoặc túi nilon
Với lượng vải nhiều thì bạn có thể cho vào thùng xốp, tuy nhiên với lượng vải ít thì sao nhỉ? Đầu tiên, bạn cắt rời từng trái vải ra và cắt ngắn bớt phần cuống vải.
Sau đó lót một vài lớp giấy báo vào trong hộp nhựa rồi bắt đều xếp các trái vải vào. Để bảo quản lâu hơn thì bạn nên xếp cứ một lớp giấy báo rồi đến một lớp vải, làm lần lượt như vậy đến khi đầy hộp. Đậy nắp lại và cho vảo ngăn mát tủ lạnh bảo quản.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho hộp nhựa vào ngăn đông tủ lạnh, như vậy thời gian bảo quản sẽ được kéo dài hơn. Khi ăn chỉ cần lấy một lớp vải ra rã đông là có thể ăn rồi đấy!
6Bảo quản vải thiều bằng túi zip
Nếu không có hộp đựng bạn có thể chia nhỏ các khẩu phần vải cho vào túi nilon hoặc túi zip, bọc kín lại rồi cho vào tủ lạnh đều được nhé!
Hoặc bạn có thể cho vải vào túi và dùng máy hút chân không chuyên dụng, sau đó hút sạch không khí trong túi và hàn miệng túi lại cho kín. Cách này sẽ giúp bảo quản vải khỏi các vi khuẩn, nấm mốc và rất thuận tiện khi bạn muốn vận chuyển vải đi xa.
7 Bảo quản vải thiều trong ngăn đông tủ lạnh
Như đã hướng dẫn ở các cách trên, khi đựng vải trong hộp có lót giấy báo hoặc đựng trong túi nilon, túi zip, bạn cũng đừng quên bảo quản chúng ở trong ngăn đông tủ lạnh (bảo quản được hơn 2 tháng).
Bởi khi vải được làm đông sẽ giúp cho vải giữa được độ tươi ngon lâu hơn, kéo dài thời gian bảo quản ra, nhất là với các trường hợp khi bạn mua quá nhiều vải mà chưa thể dùng hết một lần.
Tuy nhiên, nếu bạn sẽ cách này làm tốn diện tích của tủ lạnh thì vẫn còn một cách đó là bạn bóc vỏ trái vải ra hết, cho vào hộp đựng, rắc thêm một ít đường để ngâm cho trái vải được lâu.
Sau đó đậy nắp lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này khi ăn sẽ rất tiện mà hương vị lại ngon ngọt không kém vải tươi một chút nào đâu nhé!
8 Bảo quản vải thiều bằng cách phơi hoặc sấy khô
Vải sau khi được rửa sạch, cắt ngắn phần cuống, bạn có thể mang đi phơi khô tự nhiên ở ngoài nắng (quá trình này mất khoảng 9 – 10 ngày) đến khi phần vỏ khô lại. Cầm lên tay, lắc nhẹ, nghe tiếng lộc cộc chứng tỏ phần hạt đã khô lại là được rồi đấy.
Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể cho vải vào lò nướng, lò vi sóng,… để sấy khô trái vải. Nếu bạn đã quá ngán vải tươi thì đừng quên làm thử cách này nhé. Hương vị của vải sấy khô ngon ngọt, thịt vải dẻo mềm chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê cho mà xem.
9 Bảo quản vải sấy khô dùng được lâu
Vải thiều sấy khô bạn chia ra thành từng phần nhỏ (mỗi phần khoảng 500gr) rồi đem bỏ vào túi nilong, buộc kín lại. Sau đó, bọc thêm khoảng 2 – 3 lớp túi nữa rồi đem bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Cách làm này có thể bảo quản vải sấy khô từ 5 – 8 tháng.
Mách nhỏ: Cứ cách 2 – 3 tháng bạn nên kiểm tra vải khô 1 lần để tránh tình trạng những quả hư hỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng của những quả khác.
10 Bảo quản vải thiều bằng cách ngâm với nước muối pha loãng
Vải thiều mua về bạn đem bóc hết lớp vỏ cứng bên ngoài rồi cho vào ngâm trong thau nước muối pha loãng khoảng 1 tiếng.
Sau đó vớt ra để vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín nắp rồi đem bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Cách làm này có thể bảo quản vải trong khoảng từ 3 – 4 tuần.
11 Bảo quản vải thiều bằng cách xay hoặc ép
Ngoài các cách bảo quản trái vải tươi, nguyên vẹn thì vẫn còn một số cách bảo quản cũng rất hay ho nữa. Tuy nhiên các cách này thường đã qua chế biến nên sẽ chỉ giữ được độ dinh dưỡng trong vải.
Bạn lột bỏ vỏ và phần hạt, rồi cho vào máy xay sinh tố hoặc máy ép trái cây để lấy phần nước, lọc bỏ xác vải. Cho nước vải vào trong chai (đã được làm sạch).
Sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Bạn cũng có thể sử dụng nước vải để chế biến thành các thức uống, sinh tố khác cũng rất ngon nữa đấy, cách này vừa hay lại vừa tiện đúng không nào!
12 Bảo quản bằng cách làm vải ngâm
Nếu bạn không thích hương vị của vải sấy khô thì có thể thử qua cách làm vải ngâm thử nhé.
Cách này thì đơn giản và ít tốn thời gian hơn nhiều, bạn chỉ cần bóc bỏ vỏ vải và hạt đi. Sau đó cho vảo vào hũ đựng, đun nóng nước đường cho sánh lại, để nguội rồi đổ ngập phần vải trong hủ. Đậy nắp lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Với cách làm vải ngâm này, ngoài việc có thể dùng trực tiếp, bạn cũng có thể pha với đá hoặc làm trà vải để uống cũng rất ngon đấy nhé!
13 Bảo quản vải thiều bằng cách lên men làm rượu
Vải thiều mua về bạn đem rửa sạch, bóc vỏ và bỏ hạt. Sau đó, đem thịt vải đi ngâm trong thau nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút.
Tiếp đến, vớt vải ra, để cho ráo rồi rồi cho vào một cái bình hoặc hũ đã rửa sạch. Sau đó, đổ 1 rượu trắng ngập lên vải, đậy kín nắp, ngâm trong khoảng 2 – 4 tuần là có thể sử dụng được.
Mời bạn tham khảo một số mẫu hộp đựng thực phẩm giá tốt đang kinh doanh tại Điện máy XANH để bảo quản vải nhé!
Vậy là bạn đã biết cách bảo quản vải tươi lâu, ngon ngọt và mọng nước như mới thu hoạch rồi đúng không nào? Chúc bạn thực hiện thành công và có những món ăn ngon với vải thiều nhé!
Biên tập bởi Nguyễn Đào Minh Cát Đằng • Cập nhật 28/10/2021