13 Cách chữa trị cảm cúm tại nhà hiệu quả nhanh khỏi bệnh
Ai cũng có thể mắc cảm cúm và bệnh lý này cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nên trị cảm cúm cũng không quá phức tạp và những cách trị cảm cúm tại nhà dưới đây được áp dụng nhiều để cái thiện triệu chứng của bệnh.
Mục Lục
1. Cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả
1.1. Sử dụng thuốc trị cảm
Các loại thuốc cảm cúm tại nhà sẽ giúp điều trị các triệu chứng cảm cúm như đau nhức, sốt, ho, đau cổ họng, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi… Các thuốc thường được dùng có: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Phenylephrine, Codeine, Ambroxol, Natri Benzoat, Diphenhydramine, Fexofenadine, Loratadine.
1.2. Uống nhiều nước
Cảm cúm sẽ khiến cơ thể mất nước, đặc biệt nếu bạn sốt cao hay nôn, tiêu chảy. Do đó cách trị cảm cúm ở nhà đơn giản là uống đủ nước để cung cấp cho cơ thể như nước quả, nước lọc, hoặc nước điện giải. Tránh các đồ uống như có chứa caffeine vì sẽ làm bạn đi tiểu nhiều nên khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.
1.3. Dùng thức ăn dạng lỏng
Khi bị cảm cúm bạn nên ăn thức ăn lỏng cho dễ tiêu hoá. Súp hoặc cháo, hay bún phở sẽ giúp bạn tiêu hoá dễ hơn. Theo chuyên gia thì súp gà có thể giúp làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp của bệnh cảm cúm.
1.4. Để cơ thể nghỉ ngơi
Bạn nên nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều hay mang vác nặng khi bị cảm cúm. Nghỉ ngơi hợp lý cũng là biện pháp trị cảm cúm nhanh, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả. Nếu bạn ngủ đủ giấc, không thức khuya thì sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Do đó bạn hãy ngủ ít nhất là 8 tiếng/ngày để cơ thể chóng hồi phục.
1.5. Xông hơi
Đây cũng là cách giúp thông mũi, dễ chịu hơn nếu cảm cúm làm bạn bị tắc mũi, nghẹt mũi, khó thở. Bạn có thể đun 1 nồi nước nóng rồi thêm tinh dầu bạc hà hay khuynh diệp và trùm chăn kín để xông mũi trong vài phút.
1.6. Giữ môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng
Không khí quá ẩm ướt hay quá khô đều không tốt cho sức khoẻ và điều trị cảm cúm. Không gian sống nhất là phòng ngủ của bạn nên được giữ gìn sạch sẽ, khô thoáng. Bạn có thể dùng điều hoà không khí hoặc máy xông tạo độ ẩm cho không khí trong nhà.
1.7. Tắm nước nóng dưới vòi hoa sen
Không phải tự nhiên mà tắm nước nóng dưới vòi hoa sẽ được coi là một cách trị cảm cúm tại nhà hiệu quả. Các tia nước ấm chảy ra từ vòi sen có áp lực vừa phải giúp tăng cường tuần hoàn máu, “đánh thức” hệ miễn dịch, cải thiện các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, dịch nhầy mũi cũng được lưu thông, nhờ vậy bệnh cảm cúm cũng sẽ nhanh khỏi hơn.
1.8. Bôi tinh dầu
Một số tinh dầu có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị cảm cúm như tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, phong lữ, bạch đàn, cỏ xạ hương. Thoa chút tinh dầu lên mũi sẽ giúp thông mũi, dễ thở, đỡ đau rát mũi.
Bên cạnh đó, người bị cảm cúm có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc pha vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng, khoan khoái, dễ chịu hơn.
1.9. Kê cao gối khi ngủ
Nghẹt mũi ở người bị cúm sẽ nặng, khó chịu hơn khi bạn nằm ngủ. Vì vậy, bạn nên kê gối cao hơn bình thường để hít thở dễ dàng hơn, ngủ ngon giấc và nhanh hồi phục cơ thể hơn.
Bị cảm cúm có thể bị sốt, nhưng nếu sau 7 ngày không giảm sốt thì bạn cần đi khám ngay để tránh trường hợp xấu như bội nhiễm vi khuẩn hoặc các biến chứng khác.
1.10. Chườm nhiệt
Bị cảm cúm nên làm gi? Hãy chườm ấm. Sử dụng khăn ấm chườm lên trán và mũi cũng một cách tuyệt vời giúp bạn giảm đau đầu hay đau xoang do cảm cúm.
1.11. Vệ sinh mũi
Súc miệng bằng nước muối và vệ sinh mũi là hai cách hỗ trợ trị cảm cúm hiệu quả. Khi bị cảm cúm, mũi của bạn trong tình trạng viêm nhiễm, chảy dịch mũi liên tục gây cảm giác khó chịu, vì thế nên vệ sinh sạch sẽ mũi để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
1.12. Súc miệng với nước muối
Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm thông thường. Nước muối sẽ giúp sát khuẩn khoang miệng, họng, giảm cơn đau rát do ho khan và hắt hơi nhiều. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ hoặc sau bữa ăn.
1.13. Rửa tay thường xuyên
Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để phòng bệnh và tránh lây bệnh cho người khác. Bạn cần rửa tay ít nhất 20 giây, kỳ cọ, làm sạch kẽ ngón tay và kẽ móng tay. Đi ra ngoài có thể mang nước rửa tay khô bên người.