12 lời khuyên để tránh buồn ngủ vào ban ngày

Những cơn buồn ngủ ban ngày làm cho bạn thiếu tập trung làm việc hay học tập. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu suất làm việc, cũng như kết quả học tập. Làm sao để hạn chế tình trạng hay buồn ngủ vào ban ngày là điều mà bạn quan tâm, thì hãy thử thực hiện 12 cách dưới đây có thể giúp bạn cải thiện.

1. Khi cảm thấy buồn ngủ hãy đứng dậy và đi lại xung quanh

Trong một nghiên cứu nổi tiếng người ta đã nhận định rằng bạn sẽ có tràn đầy năng lượng hơn bằng cách đi bộ nhanh khoảng 10 phút. Khi đi bộ khoảng 10 phút sẽ làm tăng thêm năng lượng trong hai giờ sau đó. Đó là bởi vì khi đi bộ thì việc bơm oxy qua não và cơ bắp của được tăng cường.

Nếu bạn thường xuyên phải ngồi làm việc thì hãy thường xuyên đứng dậy để đi bộ trong thời gian ngắn. Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái hơn và còn giúp hạn chế được tình trạng đau nhức các khớp.

2. Hãy chợp mắt một chút để loại bỏ cơn buồn ngủ

Nếu trong ngày bạn quá buồn ngủ thì có thể ngủ một giấc ngủ ngắn. Nhưng nên nhớ rằng giấc ngủ ngắn đó là không ngủ hơn 1 giờ và không ngủ quá gần giờ đi ngủ.

Thời gian ngủ trưa không nên quá 1 tiếng, tốt nhất nên ngủ từ 5 đến 25 phút và tốt nhất bạn nên chợp mắt khoảng sáu hoặc bảy giờ trước khi đi ngủ bình thường. Nếu như vì yếu tố công việc mà bạn không thể chợp mắt, thì có thể nghỉ ngơi yên lặng và nhắm mắt trong 10 phút hoặc lâu hơn cũng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn.

buon-ngu-ban-ngay

3. Ngủ đủ giấc vào ban đêm

Đây là một điều hữu ích nhất giúp bạn hạn chế tình trạng ngủ vào ban ngày. Trung bình người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Nếu ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ chập chờn sẽ khiến bạn thiếu ngủ và một biểu hiện rõ ràng của việc thiếu ngủ đó là hay buồn ngủ vào ban ngày.

Cho nên, cần duy trì thói quen ngủ đủ giấc vào ban đêm để có một ngày làm việc năng suất và hiệu quả hơn nhé.

4. Tránh xa khỏi giường ngủ vào ban ngày

Giường ngủ thường chỉ nên là nơi bạn ngủ hoặc thân mật với vợ hay chồng. Bạn không nên đọc sách, xem TV, chơi trò chơi điện tử hoặc sử dụng máy tính xách tay trên giường hoặc làm việc trên giường điều đó sẽ khiến bạn dễ bị buồn ngủ.

Ngoài ra, cũng đừng làm những việc quá sôi nổi trên giường bởi những việc đó mang lại cảm giác kích thích, cho nên có thể khiến bạn mất ngủ.

5. Đặt thời gian thức dậy cố định

Những người có vấn đề về buồn ngủ thường được khuyên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Điều đó nếu được duy trì vài tuần đến vài tháng sẽ giúp bạn cân bằng đồng hồ sinh học.

6. Đi ngủ sớm hơn

Một cách khác để có được một lịch trình dậy cố định đó là cố gắng đi ngủ sớm hơn 15 phút mỗi đêm trong bốn đêm. Sau đó hãy duy trì với giờ đi ngủ cuối cùng. Điều chỉnh dần dần lịch trình ngủ của bạn như thế này thường sẽ hiệu quả hơn là đột ngột cố gắng đi ngủ sớm hơn một giờ.

7. Đặt giờ ăn phù hợp và lành mạnh

Bạn nên ăn bữa sáng và bữa trưa theo giờ cố định, đủ dinh dưỡng. Việc ăn đúng giờ và đủ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt năng lượng trong ngày, việc thiếu hụt năng lượng làm tăng việc bạn bị buồn ngủ ban ngày. Ngoài ra, cũng cần lên kế hoạch ăn xong bữa hai đến ba giờ trước khi đi ngủ, để tránh tình trạng khó ngủ và khó chịu ở dạ dày.

8. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày vào ít nhất 5 ngày mỗi tuần mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ. Tập thể dục thường xuyên giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Tập thể dục cũng cung cấp nhiều năng lượng hơn vào ban ngày hơn và giữ cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.

Ngoài ra, tập thể dục nên ở ngoài trời vào ban ngày. Bởi việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp tăng sự tương tác giữa đồng hồ sinh học và ánh sáng mặt trời giúp điều chỉnh kiểu ngủ của chúng ta, ngủ ngon hơn vào ban đêm.

tập thể dục trước khi đi ngủ

9. Sắp xếp lại công việc

Nếu như một ngày bạn cảm thấy rằng mình không thể ngủ được bảy hoặc tám tiếng, thì cần phải sắp xếp lại công việc hợp lý hơn. Cố gắng cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc, nên cố gắng loại bỏ những nhiệm vụ không thực sự quan trọng. Ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

10. Đừng cố nằm thức trên giường

Khi đã đến giờ đi ngủ, nhưng lại cảm thấy rất khó để đi vào giấc ngủ, tốt nhất bạn đừng cố nằm thức trên giường, điều đó càng khiến cho bạn khó ngủ và có cảm giác mình bị mất ngủ. Hãy thử đứng lên và làm vài việc như đọc sách, viết nhất ký… cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ hãy quay về giường và đi ngủ. Việc viết nhật ký giúp bạn dễ ngủ hơn.

11. Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ

Thói quen thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp bạn tách biệt khỏi những sự việc xảy ra vào ban ngày, đặc biệt là các hoạt động quá kích thích hoặc căng thẳng, khiến bạn khó ngủ. Thiền, ngâm mình trong bồn nước nóng, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách để tạo thành một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.

Có thể uống một ít trà thảo dược hay sữa ấm cũng giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn. Nhưng nếu việc uống trà hay uống sữa làm cho bạn phải thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh thì không nên uống.

12. Tránh uống rượu trước khi đi ngủ

Mọi người thường nghĩ rằng rượu giúp ngủ ngon, nhưng thực tế nó lại làm mất đi giấc ngủ sâu của bạn, điều cần thiết để bạn cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ.

Cho nên, để có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn thì bạn nên hạn chế uống rượu vào trước giờ đi ngủ.

Buồn ngủ ban ngày có thể do nhiều nguyên nhân, mà yếu tố hay gặp nhất đó là ngủ không đủ giấc vào ban đêm và thiếu năng lượng. Cho nên bạn cần cải thiện những yếu tố này để giúp hạn chế ngủ vào ban ngày. Nhưng nếu như bạn đã làm những biện pháp trên mà tình trạng ngủ vào ngày thì đó có thể là một loại rối loạn giấc ngủ cần phải được điều trị. Cần phải gặp một chuyên gia về giấc ngủ để biết tình trạng của bạn có phải bệnh lý hay không và để có một chương trình điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.